2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.1. Đường giao thông nông thôn, xây dựng đường giao thông nông thôn và vốn xây dựng đường giao thông nông thôn
1.1.1. Đường giao thông nông thôn, xây dựng đường giao thông nông thôn
1.1.1.1. Quan niệm về đường giao thông nông thôn
Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông thôn được quy định cụ thể như sau: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” [5]. Quy định này không chỉ phản ánh vị trí lãnh thổ của nông thôn nước ta, mà còn phản ánh một trong hai hướng quản lý lãnh thổ ở Việt Nam là quản lý thành thị và quản lý nông thôn – một chức năng của cơ quan quản lý nhà nước cấp xã ở nước ta.
Hiện nay, ở khu vực nông thôn của Việt Nam, để đi từ điểm này đến điểm khác có thể sử dụng các phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, tàu thuyền hay đi bộ. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng các phương tiện giao thông trên, người ta phải tạo ra các công trình phục vụ cho giao thông. Công trình phục vụ cho giao thông hay còn gọi là công trình giao thông thực chất là công trình nhân tạo do con người tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, đi lại của mình. Đó là các công trình vượt qua các chướng ngại thiên nhiên, chướng ngại nhân tạo. Tập hợp các yếu tố kể trên tạo nên hệ thống GTNT. Như vậy, hệ thống GTNT bao gồm: Một) Kết cấu hạ tầng GTNT là toàn bộ cơ sở vật
31
chất – kỹ thuật nền tảng như đường xá, cầu cống, bến sông ở khu vực nông thôn... do con người xây dựng để phục vụ cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa trong khu vực một cách nhanh chóng, thuận lợi và an toàn. Hai) Phương tiện vận tải bao gồm các phương tiện vận tải do người dân địa phương sở hữu, các phương tiện tham gia vận tải hoạt động trên các tuyến đường nông thôn.
Ba) Người tham gia giao thông chủ yếu là cư dân nông thôn, ngoài ra còn có các chủ phương tiện tham gia vận chuyển trên các tuyến đường GTNT.
Đường GTNT trong luận án được hiểu là một bộ phận của hê ̣ thống kết cấu hạ tầng GTNT, là hệ thống đường trên địa bàn nông thôn tạo sự gắn kết và liên hoàn thông suốt với đường quốc lộ, tỉnh lộ, kết nối các khu dân cư, thôn xóm, phục vụ phát triển kinh tế, đời sống dân sinh và kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh tại các vùng nông thôn.
Nội hàm quan niệm về đường GTNT được thể hiện trên những vấn đề sau:
Hệ thống KCHT giao thông là một bộ phận chủ yếu của hệ thống KCHT kinh tế. Hệ thống KCHT GTNT là bộ phận cấu thành hệ thống KCHT giao thông.
Trong hệ thống KCHT GTNT thì GTNT đường bộ là một bộ phận cấu thành.
Đường GTNT là những tuyến đường huyết mạch nối các trung tâm huyện với xã hoặc nối các trung tâm xã với nhau, là các tuyến đường liên thôn, liên xóm, đường trục chính nội đồng ở các địa phương.
Cụ thể như sau: Đường liên xã là đường nối trung tâm hành chính xã với quốc lộ, tỉnh lộ, hoặc đường liên xã khác (gọi chung là đường đến trung tâm xã); đường liên thôn, liên ấp là đường trục chính nối các thôn, ấp, các điểm dân cư phục vụ cho nhân dân ở thôn, ấp, các thôn, ấp lân cận đi lại thường xuyên; đường liên xóm (đường nhánh rẽ) là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia) trong cùng điểm dân cư nối với mạng lưới giao thông chung (đường thôn, ấp, đường xã, đường huyện, tỉnh lộ, quốc lộ); đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư; đường dân sinh là đường nhỏ phục vụ sự đi lại của người dân
32
giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến ruộng đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ.
Hệ thống đường GTNT gắn kết và liên hoàn thông suốt với đường quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn nông thôn; kết nối các khu dân cư, thôn xóm, phục vụ đời sống dân sinh tại các vùng nông thôn. Trong sự nghiệp toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đường GTNT kết nối các bộ phận của khu vực phòng thủ trên địa bàn nông thôn, thực hiện phát triển kinh tế kết hợp với củng cố, tăng cường quốc phòng an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
1.1.1.2. Đặc điểm xây dựng đường giao thông nông thôn ở nước ta Hoạt động đầu tư xây dựng đường GTNT có nhiều đặc điểm chung như bất kỳ hoạt động đầu tư nào khác, song bên cạnh đó còn có những đặc điểm riêng trong loại hình đầu tư này, sau đây là các đặc điểm chủ yếu:
Một là, vị trí xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của từng huyện, xã và bảo đảm sự kết nối thông suốt từ trung tâm huyện, xã đến khu cụm dân cư, hộ gia đình, đồng ruộng, khu vực sản xuất, trang trại, chợ nông thôn.
Đầu tư xây dựng đường GTNT thường liên quan đến nhiều vùng dân cư, khu vực sản xuất, trang trại, cơ sở sản xuất, chăn nuôi ở các xã. Việc lựa chọn vị trí xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp các tuyến đường đã có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển GTNT của Chương trình xây dựng nông thôn mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, cần có sự lựa chọn xây dựng đường GTNT ở các loại hình cụ thể sau đây:
Đối với các xã có quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường ấp (gọi chung là hệ thống giao thông) đáp ứng được yêu cầu đi lại của xe cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp thì xây dựng hệ thống đường giao thông nối khu cụm dân cư, hộ gia đình với đồng ruộng, nương rẫy, cơ sở sản xuất.
Đối với các xã có hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của xe cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp thì trong quy hoạch, kế hoạch
33
phải tính đến việc xây dựng đường trục chính nội đồng phục vụ việc đi lại của xe cơ giới một cách thuận tiện.
Đối với địa bàn trọng điểm cần xây dựng các đường tiếp cận đến trung tâm xã ở những vùng cao, vùng sâu có nhiều khó khăn. Ở những vùng này, điều kiện địa hình không thuận lợi dẫn đến suất đầu tư để xây dựng GTNT cao, nhu cầu kinh phí lớn, khó thu hút khu vực tư nhân đầu tư, trong khi nguồn lực của Nhà nước hạn hẹp, khả năng đóng góp của dân hạn chế do quá nghèo.
Xây dựng các tuyến đường GTNT phải bảo đảm sự chuyển tiếp hàng hoá, hành khách từ hệ thống đường quốc gia đến trung tâm hành chính của huyện, của xã, phục vụ sự đi lại và lưu thông hàng hoá trong phạm vi huyện, kết nối và lưu thông hàng hoá từ huyện đến thôn, ấp, bản, làng, các cơ sở sản xuất, các trang trại... Nói chung, sự kết nối đường GTNT thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ kết nối hệ thống đường giao thông nông thôn
quốc lộ, tỉnh lộ trung tâm hành chính
của huyện, thị xã lân cận
trung tâm hành chính của huyện, thị xã
trung tâm hành chính xã
đường huyện
đường huyện trung tâm hành chính
xã lân cận
trung tâm hành chính xã thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương đường xã
thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương lân cận
thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương
đồng ruộng, trang trại, các cơ sở sản xuất,
chăn nuôi đường thôn đường huyện, đường xã
trung tâm hành chính huyện KVSX
thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương đường KVSX quốc lộ, tỉnh lộ
cụm dân cư, hộ gia đình lân
cận cụm dân cư, hộ gia
đình
đồng, ruộng, nương rẫy, cơ sở sản xuất đường dân sinh đường xã, đường thôn
Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải
34
Hai là, xây dựng các loại đường GTNT với quy mô không lớn, tiêu chuẩn thiết kế thường thấp hơn tỉnh lộ và quốc lộ.
Xây dựng đường GTNT gồm có nhiều loại, được phân theo các cấp độ khác nhau. Hệ thống đường GTNT được xây dựng theo bốn loại sau đây:
Đường cấp A (đường huyện, xã) phục vụ cho các phương tiện giao thông cơ giới loại trung, tải trọng trục tiêu chuẩn thiết kế công trình trên đường là 6 tấn/trục với các tiêu chuẩn kỹ thuật: về tốc độ tính toán từ 10 ÷ 15km/h, bề rộng mặt là 3,5m, bề rộng nền là 5,0m, bán kính tối thiểu là 15m, độ dốc dọc tối đa là 10%, chiều dài dốc tối đa là 300m, tĩnh không thông xe (độ cao) không nhỏ hơn 3,5m.
Đường cấp B (đường xã, đường thôn) phục vụ cho các phương tiện giao thông thô sơ (xe súc vật kéo hoặc xe cơ giới nhẹ) có tải trọng trục tiêu chuẩn thiết kế là 2,5 tấn/trục và tải trọng kiểm toán là 1 tấn/trục bánh sắt với các tiêu chuẩn kỹ thuật: về tốc độ tính toán từ 10 ÷ 15km/h, bề rộng mặt là 3,0m (2,5m trong điều kiện khó khăn hoặc trong bước đầu phân kỳ xây dựng), bề rộng nền là 4,0m; (3,5m trong điều kiện khó khăn hoặc trong bước đầu phân kỳ xây dựng), bán kính tối thiểu là 10m, độ dốc dọc tối đa là 6%, chiều dài dốc tối đa là 200m, tĩnh không thông xe (độ cao) không nhỏ hơn 3,0m.
Đường cấp C (đường thôn) phục vụ cho các phương tiện giao thông thô sơ và mô tô 2 bánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật: tốc độ tính toán là 10 ÷ 15km/h, bề rộng mặt là 2,0m, bề rộng nền là 3,0m, bán kính tối thiểu là 10m, độ dốc dọc tối đa là 6%, chiều dài dốc tối đa là 200m, tĩnh không thông xe (độ cao) không nhỏ hơn 3,0m.
Đường cấp D (đường dân sinh) chủ yếu phục vụ đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến ruộng đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ, phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh không có xe ô tô chạy qua với tiêu chuẩn kỹ thuật: bề rộng mặt
35
đường tối thiểu là 1,5 m, bề rộng nền đường tối thiểu là 2,0 m.
Từ quy mô kỹ thuật xây dựng đường GTNT nêu trên đặt ra các yêu cầu cụ thể như: 1) Xác định xây dựng đường GTNT cấp A, B, C, hay D phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông trong khu vực và địa phương. Đáp ứng yêu cầu trước mắt và có xét tới định hướng phát triển bền vững, lâu dài về nhiều mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường của địa phương. 2) Xây dựng đường GTNT phải xét đến phương án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp cải tạo tận dụng được tối đa các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho hoàn chỉnh công trình sau này. 3) Xây dựng đường GTNT phải kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thông với quy hoạch mạng lưới tưới tiêu của thuỷ lợi, hệ thống đường dây tải điện, thông tin hữu tuyến.
Ba là, quản lý xây dựng đường GTNT có sự phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng và tuân thủ kế hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trách nhiệm trước tiên thuộc về Ban quản lý xây dựng GTNT tại các địa phương, cơ quan này cần quản lý và thực hiện tốt kế hoạch xây dựng GTNT. Kế hoạch xây dựng đường GTNT đáp ứng được yêu cầu tiêu chí về giao thông cho Chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng đường GTNT thường dài thời gian, tiêu hao tài nguyên, vật lực, trí lực, khối lượng công việc lớn. Do đó trong kế hoạch, việc xác định tiến độ đầu tư cần có căn cứ khoa học, xây dựng tập trung dứt điểm, đó chính là biện pháp tiết kiệm vốn đầu tư tích cực nhất trong hoạt động quản lý.
Sản phẩm đầu tư xây dựng đường GTNT là một loại hàng hoá công cộng, yêu cầu giá trị sử dụng bền lâu nhưng lại do nhiều thành phần tham gia khai thác sử dụng. Vì vậy, chính quyền địa phương cần tăng cường quản lý chặt chẽ các giai đoạn hình thành sản phẩm, lựa chọn đúng công nghệ thích hợp để cho ra các công trình đạt tiêu chuẩn và chất lượng tốt, đảm bảo an toàn
36
cho mọi hoạt động của người dân.
Đầu tư xây dựng đường GTNT có tính rủi ro rất cao do chịu nhiều tác động ngẫu nhiên trong thời gian dài, có sự mâu thuẫn giữa công nghệ mới và vốn đầu tư, giữa công nghệ đắt tiền và khối lượng xây dựng không đảm bảo.
Do đó, trong quản lý cần loại trừ đến mức tối đa các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động đầu tư.
Quan trọng nhất trong quản lý xây dựng đường GTNT là người dân được bàn, được tham gia giám sát công trình và được biết mọi vấn đề liên quan đến tài chính. Tăng cường sự giám sát của nhân dân nhằm thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch trong thực hiện. Đặc biệt đối với kinh phí huy động và thi công cần phải tăng cường sự giám sát của nhân dân thông qua Ban giám sát cộng đồng có sự tham gia của HĐND, đại diện cộng đồng dân cư do dân bầu ra. Trong quản lý, chính qyền phải có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân tích cực trong phong trào hiến đất, góp đất và có nhiều sáng kiến tiết kiệm vật tư, công sức, giảm chi phí xây dựng đường GTNT.
1.1.1.3. Vai trò của xây dựng đường giao thông nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta
Một là, xây dựng đường GTNT tạo tiền đề cho phát triển kinh tế nông thôn và gia tăng lợi ích xã hội cho người dân ở khu vực nông thôn.
Trên báo Nhân dân số 119 từ ngày 21 đến ngày 25-6-1953, trong bài
“Công tác cầu đường”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: “Cầu đường là mạch máu của đất nước. Cầu đường tốt thì lợi cho kinh tế: hàng hoá dễ lưu thông, sinh hoạt đỡ đắt đỏ, nhân dân khỏi thiếu thốn” [27]. Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hệ thống giao thông quốc gia nói chung và hệ thống GTNT nói riêng cần và được chú trọng xây dựng và phát triển.
Sự phát triển của hệ thống đường GTNT góp phần thúc đẩy tăng trưởng
37
KT - XH trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương - giao lưu văn hóa cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nhờ đường xá đi lại thuận tiện, người nông dân có điều kiện tiếp xúc và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, việc thu mua sản phẩm do người nông dân sản xuất ra thuận lợi hơn, có thể tiến hành ngay tại cánh đồng hay trang trại lúc mùa vụ, điều đó giúp người nông dân yên tâm, giá thành sản phẩm nhờ đó giảm, chất lượng nông sản được đảm bảo do gắn kết được nơi sản xuất và tiêu thụ, nông dân quay vòng vốn nhanh để tái sản xuất kịp thời vụ, nhờ vậy họ càng thêm hăng hái đẩy mạnh sản xuất.
Khi đường GTNT phát triển sẽ góp phần tích cực trong cải thiện tình hình kinh tế ở khu vực nông thôn, giúp cho thu nhập của người nông dân tăng, người dân sẽ có điều kiện hưởng thụ các điều kiện vật chất, văn hoá tinh thần cao hơn...Hệ thống đường xá được mở rộng sẽ khuyến khích trẻ em tới trường, làm giảm tỷ lệ thất học ở trẻ em nông thôn, thu hút giáo viên, trí thức trẻ ở địa phương khác đến công tác tại địa phương. Đồng thời, việc đi lại ở khu vực nông thôn thuận tiện sẽ góp phần kết nối và sinh hoạt văn hóa giữa các vùng miền, cơ sở. Đường xá tốt cũng giúp người dân không ngại đi khám bệnh và chăm sóc y tế, do đó, nâng cao được sức khỏe của người dân.
Hai là, xây dựng đường GTNT góp phần đẩy ma ̣nh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Khi các tuyến đường cùng với các công trình công cộng vươn tới đâu thì các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ngoài nông nghiệp ở nông thôn như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng… hoạt động tới đó.
Do vậy, nguồn vốn, lao động đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp cũng như thu nhập từ các hoạt động này ngày càng tăng. Mặt khác, bản thân hệ thống KCHT GTNT nói chung và đường GTNT nói riêng cũng đòi hỏi phải đầu tư ngày càng nhiều để đảm bảo cho việc duy trì, vận hành và tái tạo chúng. Tất