Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC
2.1. Ưu điểm, hạn chế trong thực hiện vai tro ̀ nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nội thời gian qua
2.1.1. Ưu điểm trong thực hiện vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nội
2.1.1.1. Nhà nước và chính quyền thành phố Hà Nội đã thiết lập được khuôn khổ pháp lý một cách cơ bản cho việc huy động, quản lý và sử dụng vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nội
86
Trong những năm gần đây, xây dựng đường GTNT của thành phố Hà Nội được gắn liền với Chương trình xây dựng nông thôn mới của Thủ đô.
Giao thông là tiêu chí thứ hai trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Trên cơ sở các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan Trung ương về các vấn đề liên quan đến huy động, quản lý và sử dụng vốn xây dựng đường GTNT, chính quyền thành phố Hà Nội đã triển khai hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Đồng thời, Thành uỷ xây dựng các Chương trình, chính quyền thành phố ra các Nghị quyết, Quyết định... kịp thời theo hướng phù hợp với điều kiện của địa phương tạo sự thuận lợi cho cơ sở tổ chức thực hiện như:
Chương trình số 02-CTr/TU, ngày 29/8/2011 của Thành uỷ Hà Nội về
“Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 – 2015”.
Ngày 21/4/2010, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020, định hướng 2030. Nghị quyết đã nêu ra sáu nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của Thủ đô Hà Nội, trong đó đầu tư xây dựng đường GTNT nằm trong nhóm nhiệm vụ thứ hai.
Hội đồng nhân dân thành phố đã giao cho UBND thành phố chỉ đạo các ngành rà soát các cơ chế chính sách hiện có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn của thành phố, sửa đổi bổ sung, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp với chính sách hiện hành, để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghị quyết cũng chỉ ra, trước mắt, tập trung vào các cơ chế, chính sách: về tỷ lệ điều tiết nguồn thu từ giá trị quyền sử dụng đất để lại cho ngân sách cấp huyện, xã; huy động đóng góp của nhân dân; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng KT - XH nông thôn…, nguồn vốn để thực hiện đề án Xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội bao gồm: ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, huy động vốn đầu tư
87
của doanh nghiệp, của cộng đồng và huy động sức dân bằng các khoản đóng góp tự nguyện cho từng dự án đầu tư cụ thể ở địa phương [19].
Cụ thể hơn, ngày 05/4/2012, HĐND thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND về Thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016, trong đó có chính sách khuyến khích xây dựng kiên cố hoá đường thôn, xóm đã chỉ rõ: Đối tượng, điều kiện áp dụng: các thôn, xóm, bản làng, khu dân cư nông thôn khi thực hiện việc kiên cố hoá đường thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ toàn bộ bằng tiền để mua vật tư (khối lượng vật tư được tính theo định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định của Nhà nước); Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư, ngân sách các cấp hỗ trợ thông qua ngân sách xã để tổ chức thực hiện.
Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cấp thành phố là 80%, cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp huyện là 20% [20]. Nghị quyết này đã thực sự góp phần tháo gỡ khó khăn cho các địa phương về vốn trong xây dựng GTNT đồng thời cũng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí xây dựng GTNT trong xây dựng nông thôn mới.
Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016. Quyết định này được ban hành là một bước cụ thể hơn nữa về cơ chế, chính sách tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho bảo đảm vốn trong xây dựng GTNT của chính quyền thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở về đối tượng, điều kiện áp dụng, nội dung và mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ, quyết định này đã hướng dẫn về trình tự thực hiện bao gồm:
Trình tự lập thủ tục hồ sơ, xét duyệt kinh phí hỗ trợ; nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách.
Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát
88
triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016 ban hành kèm theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 của UBND thành phố.
Để thống nhất triển khai thực hiện nội dung chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa, xây dựng kiên cố đường thôn, xóm, Hướng dẫn số 4791/STC-NSQH ngày 12/10/2012 của Sở Tài chính thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa, xây dựng kiên cố đường thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới. Hướng dẫn này đã quy định những vấn đề liên quan đến xây dựng kiên cố đường thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới như: 1) Nội dung chính sách; 2) Quy trình triển khai thực hiện chính sách:
những công việc mà UBND xã và UBND huyện phải thực hiện trong xây dựng kiên cố đường thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới; 3) Quản lý, sử dụng và hạch toán nguồn vốn ngoài ngân sách.
Những dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường GTNT ở thành phố Hà Nội được thực hiện theo Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 về ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định này quy định một số nội dung về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố, dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo các hình thức BOT, BTO, BT và PPP.
Đảng bộ, chính quyền cấp huyện cũng ban hành các Nghị quyết riêng về phát triển GTNT như: Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 29/9/2008 của Huyện uỷ Ba Vì về phát triển giao thông đến năm 2015 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 22/10/2010 của Huyện ủy Quốc Oai về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 và những năm tiếp theo trên địa bàn huyện Quốc Oai…, có 18/18 huyện, thị ban hành
89
Nghị quyết cụ thể về phát triển GTNT ở địa phương mình [52].
Với hệ thống các văn bản chủ yếu: Chương trình số 02-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội, Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND của HĐND, Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND của UBND và Hướng dẫn số 4791/STC-NSQH của Sở Tài chính thành phố Hà Nội và các văn bản của cấp huyện… cho thấy rằng, chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội đã coi trọng thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc huy động, quản lý và sử dụng vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội. Luận án dẫn chứng một số văn bản sau:
Tại Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội có quy định Ngân sách cấp thành phố và cấp huyện thực hiện hỗ trợ sau khi công trình đã quyết toán hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và mức hỗ trợ là Ngân sách cấp thành phố hỗ trợ sau đầu tư 80% cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp huyện hỗ trợ 20%
tiền mua vật tư (khối lượng vật tư được tính theo định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định của Nhà nước), đơn giá các loại vật tư được tính theo quy định của thành phố tại thời điểm thi công xây dựng công trình. Việc chỉ hỗ trợ sau khi công trình đã quyết toán hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng là một quy định khá chặt chẽ, đã giúp khoản chi ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng địa chỉ, hiệu quả. Bên cạnh đó, có thể thấy việc ban hành Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội đã góp phần thu hút được vốn đầu tư cho xây dựng đường GTNT, làm tăng vốn đầu tư cho xây dựng đường GTNT năm 2013 so với năm 2011 và 2012, cụ thể là năm 2013 tăng 1.034.374 triệu đồng so với 2011 và 686.239 triệu đồng so với 2012 [Bảng 2.1].
Bảng 2.1. Các nguồn vốn huy động xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015
Đơn vị: triệu đồng
TT Nguồn vốn Năm Cộng
90
2011 2012 2013 2014 2015
1 Ngân sách thành phố 389.486 465.613 671.209 566.767 444.308 2.537.383 2 Ngân sách huyện 505.248 654.158 925.372 889.634 632.135 3.606.547 3 Ngân sách xã 226.459 275.203 366.691 372.357 288.282 1.528.992 4 Vốn lồng ghép 108.924 117.475 166.389 165.957 121.124 679.869
5 Vốn tín dụng 0 650 865 613 1.037 3.165
6 Vốn DN 9.704 31.992 25.390 18.552 14.885 100.523
7 Vốn dân góp 149.747 183.970 255.437 256.253 197.822 1.043.229
8 Vốn khác 0 8.642 12.589 3,042 0 24.273
Tổng cộng 1.389.568 1.737.703 2.423.942 2.273.175 1.699.593 9.523.981 Nguồn: [52]
Đối với các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, chính quyền thành phố Hà Nội đã quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng và hạch toán tại Hướng dẫn số 4791/STC-NSQH ngày 12/10/2012 của Sở Tài chính thành phố Hà Nội để làm cơ sở cho các huyện, các xã thực hiện. Cụ thể:
Có 100% các xã, thôn đã tổ chức thực hiện công bố công khai danh mục các công trình đường GTNT thuộc đề án xây dựng nông thôn mới của xã nhằm huy động các tổ chức và cá nhân tham gia ủng hộ, tài trợ, đóng góp nguồn lực để thực hiện các công trình đường GTNT. Vận động, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận của toàn dân trên nguyên tắc tuân thủ Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.
Trên toàn địa bàn thành phố, UBND các xã đều lập Kế hoạch phát triển đường thôn, xóm để trình UBND các huyện thông qua làm cơ sở cho huy động vốn xây dựng đường GTNT của xã. Các xã, thôn đã công khai nguồn vốn cần huy động ngoài ngân sách nhà nước cho xây dựng đường GTNT. Mọi nguồn lực huy động đều tập trung phản ánh đầy đủ vào ngân sách của các xã, thông qua tài khoản tiền gửi vốn đầu tư thực hiện đề án của xã tại Kho bạc nhà nước huyện, thị
91
xã theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Hướng dẫn của Bộ Tài chính và đúng trình tự hạch toán các nguồn lực huy động ngoài ngân sách quy định tại Hướng dẫn số 4791/STC-NSQH ngày 12/10/2012 của Sở Tài chính thành phố Hà Nội. Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015, tỷ lệ huy động đạt được cao nhất vào năm 2013 (143,3%) và thấp nhất vào năm 2011 (91%) [Bảng 2.2].
Chính quyền thành phố đảm bảo bố trí đội ngũ cán bộ có đủ năng lực trình độ đảm nhận công tác có liên quan đến đảm bảo vốn cho xây dựng đường GTNT tại thành phố Hà Nội, có thể kể đến như: Ở cấp thành phố, các cán bộ làm việc tại các sở chuyên ngành như Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…;
ở cấp huyện, các cán bộ làm việc tại các phòng Quản lý đô thị, Tài chính – Kế hoạch; ở các xã, các công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, cán bộ trong Tiểu ban phát triển thôn. Về cơ bản, đội ngũ cán bộ này đều được trang bị những kiến thức cần thiết về xây dựng đường GTNT và kiến thức về vốn xây dựng đường GTNT. Các quy định của Trung ương và thành phố có liên quan đến xây dựng đường GTNT và huy động, quản lý, sử dụng vốn xây dựng đường GTNT đều được chính quyền các cấp của thành phố phổ biến và quán triệt đến đội ngũ cán bộ làm công tác này.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức được 03 khóa học tập, tập huấn cho cán bộ về những nội dung trong Chương trình xây dựng nông thôn mới trong đó có nội dung xây dựng GTNT. Ủy ban nhân dân thành phố đã giao cho Báo Hà Nội Mới phối hợp với Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 02 thành phố Hà Nội và huyện Đan Phượng tổ chức tọa đàm “Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới”, đây là việc làm rất trúng với mong mỏi của các địa phương, qua buổi tọa đàm, các cán bộ làm công tác có liên quan đến vốn cho xây dựng đường GTNT đã trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để áp dụng hiệu quả cho công tác huy động, quản lý và sử dụng vốn xây dựng GTNT của địa phương mình. Ngoài ra, các huyện và xã cũng thường xuyên tập huấn phổ biến kiến
92
thức, tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng của cán bộ chuyên trách làm công tác xây dựng GTNT. Các sở, ngành của thành phố cũng đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề để cán bộ làm công tác xây dựng đường GTNT từ huyện đến xã nắm chắc về phương pháp, bước đi, cách làm trong quá trình tổ chức thực hiện như Sở Tài chính, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên Môi trường, Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội người cao tuổi, Thành đoàn Hà Nội. Ban Chỉ đạo Thành ủy đã tổ chức các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới, xây dựng GTNT trong và ngoài nước, như: Hàn Quốc, Trung Quốc và các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Bạc Liêu, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai; đồng thời tổ chức cho các huyện, thị xã học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ các địa phương của thành phố để lựa chọn cách làm sáng tạo phù hợp với từng địa phương.
Có thể nói, vai trò nhà nước trong thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc huy động, quản lý và sử dụng vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội đã được phát huy. Trên cơ sở hệ thống văn bản của cấp Trung ương, chính quyền thành phố Hà Nội đã ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với khả năng ngân sách của thành phố và điều kiện KT - XH của từng địa phương của thành phố Hà Nội, hệ thống các văn bản này đã tạo ra một hành lang pháp lý cho chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội huy động, quản lý và sử dụng vốn xây dựng đường GTNT trên địa bàn.
2.1.1.2. Chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội tổ chức huy động các nguồn vốn xây dựng đường giao thông nông thôn đạt kết quả khá
Trong những năm qua chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội đã tập trung điều tiết nguồn vốn ngân sách nhà nước, thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách để phát triển đường GTNT cân đối, hợp lý giữa các địa phương trong toàn thành phố. Cơ chế huy động linh hoạt và theo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn đã tạo sự chủ động cho thành phố Hà Nội trong huy động các
93
nguồn lực. Có được kết quả này chính là nhờ có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể từ thành phố, huyện đến xã trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông.
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội lập kế hoạch vốn cho xây dựng GTNT trong từng giai đoạn cụ thể cho các huyện, trong đó phân chia cụ thể số lượng dự kiến huy động từng nguồn vốn để từ đó có những biện pháp nhằm huy động được các nguồn lực. Kế hoạch về vốn cho xây dựng đường GTNT của thành phố Hà Nội được đánh giá là tương đối hợp lý, khả thi biểu hiện ở chỗ đã đảm bảo được mức vốn cần thiết cho xây dựng đường GTNT qua các năm trong điều kiện huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và xã hội còn khó khăn.
Theo tổng hợp của tác giả tại bảng 2.2, tổng số vốn huy động được để xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2015 đạt 9.523.981 triệu đồng, đạt 109,12% so với kế hoạch đề ra, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 7.672.922 triệu đồng, đạt 107,23% so với kế hoạch đề ra và thu hút vốn ngoài ngân sách là 1.851.059, đạt 117,72% so với kế hoạch đề ra. Những kết quả đạt được kể trên đã nói lên sự đúng đắn, linh hoạt trong lãnh đạo, điều hành của chính quyền thành phố Hà Nội đối với vốn xây dựng đường GTNT.