Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
3.2. Giải pháp chủ yếu phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nô ̣i
3.2.1. Nhà nước, chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội làm tốt
142
công tác quy hoạch, kế hoạch tạo khuôn khổ pháp lý huy động vốn xây dựng đường giao thông nông thôn
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị từ cấp Trung ương đến các địa phương và sự ủng hộ của đông đảo các tổ chức, cá nhân, sự đóng góp trực tiếp của nhân dân nên tổng vốn huy động cho xây dựng GTNT đã tăng vượt bậc.
Ở thành phố Hà Nội, để phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT thời gian qua Thành ủy, HĐND, UBND các cấp, các Sở chuyên ngành của thành phố đã ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Quyết định làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch tạo khuôn khổ pháp lý huy động nguồn vốn xây dựng đường GTNT. Khi các Nghị quyết, Chương trình, Quyết định đúng đắn được ban hành sẽ tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực xây dựng đường GTNT.
Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp là nhân tố quyết định sự thành công trong phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT ở các huyện, xã của thành phố Hà Nội. Tuy vậy, giải quyết mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ dựa trên các Nghị quyết, kế hoạch còn chưa theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn. Nguồn vốn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu xây dựng GTNT trong điều kiện mới, từ đó đặt ra, Nghị quyết của Đảng phải được nâng cao chất lượng và đưa nhanh vào cuộc sống, phải bổ sung hoàn thiện kế hoạch của chính quyền, nâng tầm ảnh hưởng của Nghị quyết thông qua đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sâu rộng để cộng đồng xã hội hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, tạo thành phong trào toàn dân xây dựng GTNT vì lợi ích của xã hội, của từng gia đình, từng người dân. Vì vậy, trong thời gian tới để phát huy hơn nữa vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT, cần tập trung vào các biện pháp sau:
143
Thứ nhất, phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn xây dựng đường GTNT các huyện, xã trong quá trình đô thị hoá.
Xác định quy hoạch là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng GTNT, UBND thành phố cần tâ ̣p trung chỉ đa ̣o Sở Giao thông Vâ ̣n tải phối hơ ̣p với các sở, ngành liên quan, các huyê ̣n rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông của thành phố nói chung và của từng huyện, xã nói riêng cho phù hợp với tình hình mới hiện nay, trong đó, kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh, bổ sung nội dung các văn bản hướng dẫn phát triển GTNT đáp ứng yêu cầu về tiêu chí giao thông trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đối với Bộ Giao thông Vận tải, vấn đề nổi cộm hiện nay là cần điều chỉnh, bổ sung nội dung văn bản hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật về GTNT đến năm 2020, vì thực tế quy mô các loại đường trong văn bản hướng dẫn chỉ phù hợp với khu vực nông thôn phổ biến cả nước, mà chưa đề cập đối với khu vực nông thôn có tính chất cận đô thị như các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội. Bộ Giao thông Vận tải cũng nên xem xét bổ sung giải pháp thoát nước phù hợp đặc thù thành phố, đặc biệt là những vùng nông thôn có mật độ dân cư đông và hướng dẫn bổ sung về cầu giao thông ở nông thôn.
Các khuôn khổ pháp lý nêu trên liên quan mật thiết đến điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đầu tư và kinh phí huy động thực hiện các dự án xây dựng đường GTNT ở các huyện, xã của thành phố Hà Nội.
Các sở, ban ngành của thành phố Hà Nội cần bổ sung, hoàn thiện hướng dẫn về thiết kế và kỹ thuật, trình tự thi công, công tác chuẩn bị đầu tư, công tác quản lý và nhất là kế hoạch phân bổ kinh phí các dự án xây dựng để giúp các xã thực hiện vận hành, quản lý với quy trình thuận lợi, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Đối với UBND các xã phải chủ động chỉ đạo thực hiện các dự án xây dựng đường GTNT của xã phù hợp với quy hoạch phát triển GTNT cấp huyện đến năm 2020 đã được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện. Đồng thời,
144
UBND các xã cần bổ sung, hoàn thiện và ban hành các văn bản, hồ sơ, thủ tục, quy trình pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng để các tổ chức, cá nhân, các hội và người dân thi hành.
Chính quyền cấp huyện, xã thường xuyên theo dõi, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra tình hình thực hiê ̣n dự án phát triển GTNT ta ̣i các xã trong huyện để nhắc nhở, chấn chỉnh ki ̣p thời; đồng thời phối hợp với các sở, ngành tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; hướng dẫn, bổ sung một số hồ sơ, thủ tục, trình tự để việc triển khai thực hiện dự án ta ̣i các xã được thuận lợi. Một trong những yêu cầu quan trọng là phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của người dân và xử lý kịp thời các vi phạm về tiến độ, chất lượng; thực hiện quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông Vận tải với thành phố và cơ quan truyền thông trong việc kiểm tra, tuyên truyền, giám sát tiến độ, chất lượng các công trình GTNT. Đặc biệt, chính quyền cấp huyện, xã phải thường xuyên kiểm tra, giám sát tuyệt đối không để xảy ra thất thoát, tiêu cực về vốn xây dựng đường GTNT gây mất lòng tin trong nhân dân. Từ đó, tiếp tục siết chặt kỷ cương nhất là về tài chính và chất lượng các công trình đường GTNT, qua đó tạo niềm tin, sự hài lòng, yên tâm của người dân và doanh nghiệp khi đầu tư công sức, vốn vào các dự án xây dựng đường GTNT.
Các xã cần phát huy năng lực của hệ thống chức năng, nhất là đối với công tác lựa chọn nhà thầu; tránh tình trạng sử dụng các nhà thầu nhỏ, không đủ trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho dù có thể tận dụng được nguồn lực xã hội. Quá trình thực hiện cần kịp thời tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm từng tuyến đường và kịp thời điều chỉnh chương trình, kế hoạch, nhất là kế hoạch về vốn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại các xã.
Thứ hai, chính quyền, đoàn thể các cấp làm tốt công tác truyền thông và tổ chức thực hiện đúng kế hoạch, chương trình xây dựng GTNT.
Các xã, huyện của thành phố Hà Nội, nhất là ở huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, nơi đang gặp khó khăn phải xác định rõ xây dựng GTNT là sự nghiệp
145
của nhân dân, dân là chủ thể, thực hiện phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, làm cho mọi người dân nắm được đầy đủ, chính xác chủ trương của Nhà nước, nhận thức đúng đắn vị trí và tầm quan trọng của phát triển GTNT, thấy được lợi ích thiết thực và yêu cầu cấp bách xây dựng đường GTNT nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân, để đưa máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa; nơi nào dễ làm trước, khó làm sau; khẳng định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là mức tối đa.
Chính quyền các xã phải thật sự linh hoạt trong công tác vận động đóng góp, tuỳ theo từng địa bàn cụ thể để đưa ra cách làm phù hợp. Các tuyến đường có đông dân cư, việc huy động đóng góp của nhân dân thuận lợi hơn cần tập trung đầu tư trước và tạo thành phong trào sôi nổi, mạnh mẽ lôi cuốn các xã khác cùng xây dựng. Tranh thủ tối đa sự ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để làm đường GTNT. Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền với hình thức, nội dung phong phú ở các cấp, các ngành, để người dân hiểu, ủng hộ, đồng thuận xây dựng, phát triển GTNT. Công tác tuyên truyền không phải là diễn giải chung chung, mà phải xây dựng thành phong trào cụ thể và các phong trào đó phải phù hợp với điều kiện KT - XH của từng xã. Ở đây có thể đề xuất với chính quyền và đoàn thể các cấp nghiên cứu một số phong trào như:
Thực hiện vận động người dân tham gia xây dựng đường GTNT thông qua lao động của cá nhân ở các hạng mục công việc không đòi hỏi kỹ thuật cao như đào đắp nền đường, có thể tổ chức vào các ngày khác nhau trong tuần và đặt tên thành các phong trào như: thứ bảy/chủ nhật vì quê hương, lao động hôm nay - xây dựng con đường cho tương lai...
Thực hiện giảm chi phí nhân công bằng cách vận động người dân tham gia, với truyền thống của người Việt Nam “thêm đũa, thêm bát” khi nhà có người đến ăn cơm cùng. Vì vậy, có thể gọi tên phong trào là “ bữa cơm đoàn kết” khi vận động các hộ gia đình có tuyến đường GTNT đi qua tổ chức
146
những bữa cơm cho công nhân làm đường.
Đối với các huyện và đặc biệt các xã vùng sâu, vùng xa như Ba Vì nên thực hiện phong trào đóng góp xây dựng đường GTNT bằng nhân công, vật tư; còn các xã ven đô cần vận động nhân dân đóng góp kinh phí bởi người dân ở các địa phương này có thu nhập cao hơn so với mức thu nhập bình quân của người nông dân của thành phố.
Tiếp tục triển khai sâu rộng phong trào “hiến đất làm đường”. Tuy nhiên, phong trào này chỉ áp dụng có hiệu quả tại các huyện, các xã có dân cư thưa thớt như Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn. Ở những huyện này, giá đất trên thị trường không cao so với một số các huyện khác của thành phố Hà Nội; bên cạnh đó, do dân cư thưa thớt nên diện tích đất bình quân đầu người lớn, họ sẽ có thể hiến đất được mà không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu sử dụng đất, có thể xây dựng thành phong trào.
Đồng thời, chính quyền cần thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân trong tất cả các khâu, các bước theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”.
Thứ ba, chính quyền thành phố Hà Nội cần bảo đảm tính cân đối khi lập kế hoạch vốn cho xây dựng đường GTNT.
Để thực hiện tốt vấn đề này, cần tiến hành rà soát lại các quy hoạch GTNT, quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng núi Ba Vì, Sóc Sơn, vù ng các dân tộc ít người thuô ̣c Hòa Bình nay được sáp nhâ ̣p vào Hà Nội, những vùng chưa được hưởng lợi từ GTNT những năm qua. Quy hoạch GTNT phải thống nhất với Quy hoạch phát triển giao thông của thành phố và phù hợp với tình hình thực tế tại từng xã, từng bản làng, thôn xóm.
Huy động các nguồn lực, trước hết là huy động vốn cho xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội chỉ thực sự có được kết quả tốt khi có cơ sở pháp lý vững chắc được thiết lập bởi các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành và đoàn thể từ thành phố đến huyện, xã.
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế nông thôn
147
và vốn cho xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nội Cơ chế, chính sách thể hiện những biện pháp của Nhà nước dùng để tác động tới xã hội (thông qua các công cụ pháp luật, tài chính, tiền tệ, công cụ quản lý hành chính và các công cụ kinh tế khác…). Ở các địa phương trong cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, xây dựng đường GTNT cần số vốn lớn và vai trò nhà nước đối với vấn đề này được phát huy thông qua việc nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng có nhiệm vụ điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động, sử dụng và quản lý vốn xây dựng đường GTNT. Theo đó, trong thời gian tới chính quyền thành phố Hà Nội cần tập trung làm tốt các biện pháp sau:.
Thứ nhất: Rà soát, bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng hạ tầng nông thôn phù hợp với thực tiễn của thành phố Hà Nội.
Thực tế cho thấy, sự phát triển sản xuất nông nghiệp sẽ nâng cao thu nhập của người dân và theo đó, có thêm điều kiện để chính quyền xã và người dân tham gia góp vốn, góp công, hiến đất xây dựng đường GTNT tốt hơn. Do đó, nâng cao năng lực điều chỉnh cơ chế, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp ở thành phố Hà Nội là quan trọng đối với các cơ quan chức năng từ Trung ương đến cơ sở:
Một là, các cơ quan chức năng ở Trung ương tham mưu cho Chính phủ để ban hành cơ chế, chính sách phát triển kinh tế nông thôn hoàn thiện hơn.
Ngày 12/4/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sau 5 năm triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP cho thấy, bên cạnh một số kết quả đã bộc lộ một số hạn chế như: đối tượng còn bó hẹp, chỉ ở phạm vi các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại cư trú và có cơ sở hoặc dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn; mức cho vay không có bảo đảm tài sản còn thấp, các hộ vay được cao nhất cũng chỉ 100 triệu đồng… Trước những bất cập đó, ngày 25/7/2015, Chính phủ đã điều chỉnh và ban hành Nghị định
148
55/2015/NĐ-CP để thay thế. Cụ thể như bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng mức cho vay không có tài sản đảm bảo tăng gấp 1,5 - 2 lần. Đối với các hộ trồng cây công nghiệp lâu năm, hộ sản xuất, hợp tác xã, chủ trang trại, liên hợp tác xã... được áp dụng các mức vay không có tài sản đảm bảo từ 200 triệu đồng đến 3 tỷ đồng. Cùng với các văn bản của Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 về Ban hành Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016, Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016 ban hành kèm theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố. Nhìn chung, với cơ chế, chính sách hỗ trợ nêu trên, sản xuất nông nghiệp của Thủ đô đã có bước phát triển, đời sống của nông dân được cải thiện và do đó họ đã dành ra được một phần đáng kể đóng góp phát triển hệ thống đường GTNT.
Tuy nhiên, hiện nay cơ chế, chính sách phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại một số bất cập. Dù Nghị định 55/2015/NĐ-CP được cho đã có cơ chế, chính sách mạnh hơn Nghị định 41/2010/NĐ-CP nhưng khi triển khai xuống các địa phương vẫn còn một số bất cập. Theo khảo sát của tác giả luận án tại các huyện Sóc Sơn, Chương Mỹ có một số hộ nông dân được vay vốn theo Nghị định số 41 của Chính phủ đã thành công trong xây dựng kinh tế trang trại và hiện muốn mở rộng kinh doanh nhưng gặp khó khăn do theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Nghị định 55/2015/NĐ-CP “Các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm quy định tại Khoản 2 Điều này phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng
149
nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do UBND cấp xã xác nhận”. Tại các huyện này, các hộ nông dân chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Từ sự phân tích trên, để góp phần phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cần tiếp tục nâng cao năng lực đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận ngay cho người chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có tranh chấp giúp người dân được tiếp cận với nguồn vốn vay theo quy định trong Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 25/7/2015 của Chính phủ.
Hai là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện một số nội dung của Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016 theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012.
Các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cần nâng cao kỹ năng phân tích thách thức, xác định cơ hội và ưu tiên cho các hoạt động huy động nguồn lực, thực hiện cơ chế, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố. Cơ chế, chính sách ban hàn phù hợp với thực tế của thành phố sẽ giúp các địa phương tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất nhằm tăng số lượng mô hình ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao có hiệu quả, tăng số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh quy mô lớn và tổ chức nhân ra diện rộng. Về chính sách cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, các cơ quan chức năng nên tham mưu cho thành phố hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho người dân mua máy móc thay vì hỗ trợ lãi suất qua ngân hàng như hiện nay; đồng thời mở rộng cơ chế cho phép hộ gia đình, cá nhân có thể mua máy đã qua sử dụng của một số nước nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính trong điều kiện thu nhập của người dân chưa cao. Cần nghiên cứu thêm về phương