Kinh nghiệm pha ́ t huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn của một số địa phương trong nước và bài

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố hà nội (Trang 68 - 85)

2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

1.3. Kinh nghiệm pha ́ t huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn của một số địa phương trong nước và bài

1.3.1. Kinh nghiệm phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn của một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ với diện tích 6.055,6km2, dân số 1.280.782 người (năm 2015), có 10 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; với

69

tổng số 262 xã, phường, thị trấn, trong đó có 4 huyện với 119 xã thuộc diện miền núi [16]. Nghị quyết số 26-NQ/TW - Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn ra đời đã xác định phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước và của mỗi địa phương. Để thực hiện được điều này, Hà Tĩnh đã xây dựng được nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, theo hướng bền vững, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội khá hoàn thiện, trong đó hệ thống hạ tầng GTNT tạo điều kiện, tiền đề cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Công tác đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải hiện nay đang phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển KT- XH của tỉnh Hà Tĩnh, tạo nền tảng cho việc phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ.

Giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng trong KCHT KT - XH nông thôn, được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề cho phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn. Trong nhiều năm qua Hà Tĩnh đã huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển GTNT và đạt được những kết quả cao, góp phần phát triển KT - XH của tỉnh, làm thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn, là địa phương dẫn đầu cả nước về phong trào làm đường GTNT miền núi.

Theo Báo cáo kết quả 05 năm xây dựng và phát triển GTNT (2010 – 2014), mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Hà Tĩnh như sau: Tổng km đường bộ toàn tỉnh là 16.655,16km, trong đó quốc lộ, tỉnh lộ là 850,03km; đường đô thị là 127,60km; đường GTNT là 15.677,53 km. Giai đoạn 2010 – 2014, tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư 5.847.129,86 triệu đồng cho xây dựng GTNT, trong đó:

vốn ngân sách Trung ương là 1.335.252,17 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương là 1.021.138,96 triệu đồng, vốn huy động đóng góp của nhân dân là

70

1.452.129,86 triệu đồng, vốn huy động xã hội là 3.357,3 triệu đồng, nguồn vốn ODA là 296.856,24 triệu đồng, vốn khác là 1.738.395,33 triệu đồng [57].

Đạt được những thành tựu trên trong phát triển GTNT, kinh nghiệm phát huy vai trò nhà nước của tỉnh Hà Tĩnh được đúc kết thể hiện ở các vấn đề sau:

Thứ nhất, chính quyền địa phương tập trung làm tốt công tác xây dựng quy hoạch giao thông nói chung và GTNT nói riêng.

Có được những thành quả nói trên, trước hết cấp ủy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở hết sức quan tâm công tác quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung, GTNT nói riêng. Đến tháng 6/2012 Quy hoạch Giao thông vận tải cấp huyện của các huyện, thành phố, thị xã đã được hoàn thành; đồng thời quy hoạch xây dựng nông thôn mới của tất cả các xã, trong đó có quy hoạch hệ thống giao thông cũng đã hoàn thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển hệ thống giao thông, đặc biệt là hệ thống GTNT.

Trong giai đoạn 2010-2015 đã triển khai và hoàn thành đề án phát triển GTNT đến năm 2020.

Thứ hai, công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng GTNT của các cấp chính quyền địa phương được chú trọng

Hàng năm UBND tỉnh đã liên tục phát động phong trào toàn dân làm GTNT đồng thời chỉ đạo Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh ban hành các văn bản

“Hướng dẫn phân cấp loại đường, quy mô, kỹ thuật, quy trình thực hiện trong xây dựng và quản lý, bảo trì đường GTNT”. Năm 2014, UBND tỉnh đã tổ chức tập huấn về “Xây dựng, quản lý và bảo trì công trình GTNT” cho 644 học viên là cán bộ phụ trách giao thông cấp huyện, xã của 12 huyện, thị, thành phố với kinh phí 59,544 triệu đồng. Năm 2015, UBND tỉnh đã tổ chức tập huấn về quy mô kỹ thuật, các tiêu chuẩn thiết kế, quy trình quản lý chất lượng, quản lý bảo trì đối với hệ thống đường GTNTcho các cán bộ phụ trách giao thông của cấp huyện, xã, bí thư chi bộ và xóm trưởng của 11 huyện, thị, thành phố với

71

kinh phí 53,160 triệu đồng [54]. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng định mức, tiêu chí và chính sách hỗ trợ từng loại đường để cơ sở có sự vận dụng hợp lý.

Sở Giao thông vận tải đã tham mưu kịp thời cơ chế chính sách, thiết kế định hình về kỹ thuật và dự toán các loại đường, tổ chức tập huấn về kỹ thuật thi công và giám sát công trình, nhất là kỹ thuật thi công đường bê tông nhằm khai thác vật liệu và nguồn nhân lực tại chỗ, giảm chi phí đầu tư... Kinh nghiệm này của tỉnh Hà Tĩnh đã trực tiếp góp phần sử dụng vốn huy động (vật tư, vật liệu, đất đai, tiền, công lao động...) có hiệu quả hơn tránh được thất thoát, lãng phí.

Thứ ba, chính quyền chú trọng phát huy nội lực trong dân và phân công trách nhiệm cho các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các hội trong huy động vốn xây dựng đường GTNT.

Các cấp đã chú trọng việc lồng ghép các chương trình dự án, một phần từ ngân sách hỗ trợ, song điều cốt yếu là tạo cơ chế, môi trường thông thoáng để bật dậy phong trào quần chúng từ cơ sở. Có thể nói, lòng dân là chìa khóa tạo nên thành quả làm GTNT ở Hà Tĩnh. Đảng bộ rất tin tưởng nhân dân, dựa vào dân, biết tích lũy từ lao động sống, khơi dậy mọi nguồn lực vốn có từ trong dân và cơ sở để phát triển KT - XH nói chung, làm GTNT nói riêng.

Một vấn đề quan trọng là quản lý tốt các nguồn vốn, kể cả vốn hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh và vốn nhân dân đóng góp. Chủ trương “đổi đất lấy hạ tầng” ở các xã đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các tuyến đường liên huyện, liên xã ở tỉnh Hà Tĩnh.

Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh coi trọng việc phân công trách nhiệm cho các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các hội như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã tuyên truyền thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, huy động các nguồn lực, giải phóng mặt bằng để làm đường GTNT. Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu Chiến binh xã chịu trách nhiệm vận động hội viên gương mẫu đóng góp

72

công sức, tự nguyện hiến đất ruộng, đất vườn, tháo dỡ tường rào để mở rộng đường GTNT... Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn có cách làm sáng tạo, sát hợp với tình hình thực tế như phong trào “nói không với đền bù giải phóng mặt bằng” “bữa cơm đoàn kết” (các tổ liên gia góp gạo tổ chức bữa cơm cho tổ làm đường qua khu liên gia); “một cộng hai” của Hội cựu Chiến binh (một cựu chiến binh chịu trách nhiệm vận động ít nhất 2 hộ dân thực hiện việc xây dựng GTNT),...

Thứ tư, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm vốn cho duy tu, bảo dưỡng đường GTNT

Hà Tĩnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lũ nên các công trình giao thông hàng năm đều bị hư hỏng, xuống cấp, do vậy công tác duy tu bảo dưỡng đường GTNT cũng cần được hết sức coi trọng. Trước năm 2010, các địa phương chủ yếu quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng, công tác duy tu bão dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, chỉ có một số địa phương thực hiện nhưng chỉ dừng lại ở mức huy động lao động công ích đóng góp ngày công để phát quang tầm nhìn, giải tỏa hành lang, khơi thông cống rãnh..., các công tác sửa chữa mặt đường, lề đường không được thực hiện. Từ năm 2010, thực hiện Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong duy tu bảo dưỡng và bảo trì công trình GTNT Hà Tĩnh (Nghị quyết 112/2009/NQ-HĐND), với cơ chế tỉnh hỗ trợ 32% kinh phí, phần còn lại do huyện, xã và nhân dân đóng góp để thực hiện công tác duy tu bão dưỡng hệ thống đường huyện, xã. Qua đánh giá bước đầu, hệ thống đường GTNT đã được cải thiện rõ rệt, kết quả như sau:

Ngoài khối lượng huy động nhân dân phát quang, giải tỏa hành lang, khơi thông cống rãnh, vệ sinh mặt đường theo phong trào toàn dân làm GTNT, trong 5 năm (2010-2015) còn duy tu bảo dưỡng được 6.931,19km đường GTNT gồm 2.371,01km đường bê tông xi măng, 3.588,72km đường nhựa và 971,46km đường cấp phối.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ

73

Thành phố Cần Thơ ở vị trí trung tâm trong vùng trung – hạ lưu châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2, dân số khoảng 1,2 triệu người. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long;

phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường). Ngày 19/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để đảm nhiệm được vai trò quan trọng nêu trên, giao thông nói chung và GTNT ở Cần Thơ đã được quan tâm đầu tư đúng mức. Cụ thể, các chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển GTNT trên địa bàn thành phố Cần Thơ (theo Quyết định số 1509/QĐ- BGTVT ngày 08/7/2011 của Bộ Giao thông vận tải) về cơ bản đã đạt được.

Theo Báo cáo tổng kết 05 năm (2010 – 2014) về xây dựng GTNT mới và Chiến lược phát triển GTNT trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2014, đầu tư phát triển GTNT như sau: Về số lượng: Xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa 2.790,64 km đường GTNT; Xây dựng mới và nâng cấp,

74

sửa chữa 2.153 cầu/34.863m cầu GTNT; tổng kinh phí đầu tư xây dựng là 2.400,63 tỷ đồng, trong đó: vốn Trung ương (vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư xây dựng đường ô tô đến trung tâm xã): 491,37 tỷ đồng, ngân sách địa phương: 979,47 tỷ đồng, vốn ODA (vốn vay Ngân hàng Thế giới đầu tư xây dựng các tuyến hẻm thuộc dự án nâng cấp đô thị): 75 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp: 823,61 tỷ đồng, vốn khác: 31,18 tỷ đồng [49].

Đạt được những kết quả trên, kinh nghiệm của HĐND, UBND thành phố Cần Thơ phát huy vai trò của mình đối với vốn xây dựng GTNT được khái quát như sau:

Thứ nhất, phân cấp, phân công cụ thể trách nhiệm của các tổ chức trong quản lý vốn xây dựng, khai thác, bảo trì đường GTNT

Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành các quy định về phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng, khai thác, bảo trì GTNT. Theo đó, UBND quận, huyện có trách nhiệm quản lý đầu tư xây dựng, khai thác, bảo trì hệ thống đường quận, huyện và đường liên phường, xã; UBND phường, xã quản lý hệ thống đường phường, xã và đường GTNT.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Giao thông vận tải đã tham mưu UBND thành phố quản lý nhà nước về GTNT như sau: lập quy hoạch phát triển GTNT trên địa bàn thành phố Cần Thơ; triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật về GTNT đã được Trung ương ban hành; tổng hợp báo cáo sơ kết 6 tháng và tổng kết năm theo định kỳ.

Đồng thời, Sở Giao thông vận tải phối hợp cùng với các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện hỗ trợ, hướng dẫn các phường, xã xây dựng phát triển GTNT và hướng dẫn các xã thực hiện tiêu chí giao thông. Bên cạnh đó, Sở Giao thông vận tải phối hợp cùng UBND các huyện tham mưu UBND thành phố huy động nguồn vốn, hiện nay đang triển khai Chương trình xóa

75

cầu khỉ do Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam tài trợ trên địa bàn huyện Thới Lai và huyện Phong Điền.

Về phía các quận, huyện tổ chức thực hiện công tác quản lý, đầu tư xây dựng, khai thác, bảo trì theo kế hoạch phát triển GTNT hàng năm và quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Ủy ban nhân dân các quận, huyện giao cho Phòng Quản lý đô thị quận, phòng Kinh tế hạ tầng huyện phụ trách tham mưu tổ chức thực hiện hoặc phân cấp cho UBND phường, xã tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở đó, các địa phương triển khai thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó nhân dân tự làm và tự quản lý sử dụng, Nhà nước hỗ trợ vật tư, máy thi công thiết yếu mà nhân dân không tự làm được, hỗ trợ hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ thiết kế đối với những công trình có yêu cầu kỹ thuật phức tạp.

Thứ hai, chính quyền các cấp thực hiện tốt nguyên tắc công khai dân chủ trong huy động sử dụng vốn xây dựng GTNT

Công tác công khai dân chủ được quan tâm hàng đầu. Để dân thông suốt, chính quyền phải có các giải pháp huy động vốn, ngày công hợp lý, bàn bạc dân chủ công khai. Đây là phong trào quần chúng nên phải thực hiện đúng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phải làm cho dân hiểu được mục tiêu công tác phát triển GTNT chính là tạo ra động lực để phát triển KT - XH, giao lưu hàng hoá được thuận lợi, đời sống nhân dân được nâng lên. Nhiều làng xã, nhiều thị trấn đường trục đã được phủ kín nhựa, bê tông xi măng khang trang sạch đẹp. Bộ mặt xã hội nông thôn ngày một thêm đổi mới, khởi sắc, lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ngày một tăng. Thực tế trong những năm qua chứng minh rằng: ở đâu có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp uỷ Đảng, chính quyền, có sự phối hợp tốt của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị, thực hiện tốt quy chế dân chủ thì ở đó lòng tin của nhân dân đối

76

với Đảng bộ, chính quyền thành phố được nâng lên, phong trào làm GTNT phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng nông thôn được nâng lên và ngược lại ở những địa phương thiếu sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, không thực hiện tốt quy chế dân chủ thì ở địa phương đó kết quả thu được rất hạn chế, không lấy được lòng tin của nhân dân.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài khoảng 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình.

Hải Phòng ngày nay là thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại một cấp quốc gia.

Trong những năm qua, công tác xây dựng và phát triển mạng lưới GTNT ở thành phố đã được quan tâm, đầu tư phát triển, đảm bảo kết nối hệ thống đường GTNT với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường chuyên dùng thành hệ thống giao thông liên hoàn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT - XH cho khu vực nông thôn, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. Chính quyền thành phố đã phát huy vai trò của mình trong xây dựng GTNT nói chung và vai trò đối với vốn xây dựng GTNT nói riêng được thể hiện ở những kinh nghiệm sau:

Th nh t, chính quy n coi tr ng phát tri n s n xu t, tă ng thu nh p cho ngư ờ i dân, đ ồ ng th i tă ng m c đ óng góp các ngu n l c cho xây d ng đ ư ờ ng GTNT

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố hà nội (Trang 68 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)