Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC
2.2. Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế va ̀ những vấn đề đặt
2.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm trong thực hiện vai trò nhà
nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nội 2.2.1.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân và phát triển hệ thống GTNT.
Đảng và Chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân và phát triển GTNT. Nghị quyết số 06- NQ/TW ngày 10/11/1998 của Ban Bí thư về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 15/NQ-QH ngày 29/5/2008 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan; đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 14/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010 và gần đây làNghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 6/1/2012 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 đã định hướng sự phát triển Thủ đô, Hà Nội đã đạt được những kết quả khích lệ: Xây dựng nông thôn mới có KCHT KT - XH ngày càng hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân
113
tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Trên cơ sở Chiến lược phát triển GTNT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an toàn giao thông, Chính phủ đã dành nguồn lực thích đáng hỗ trợ cho phát triển hệ thống GTNT ở thành phố Hà Nội, định hướng quá trình huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng GTNT góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới của Thủ đô. Chính sách của Chính phủ ưu tiên phát triển GTNT ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa đã được thành phố Hà Nội vận dụng đề ra cơ chế, chính sách thu hút, huy động các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển GTNT, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án cho xây dựng GTNT ở thành phố Hà Nội.
Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan đã phát huy tốt vai trò là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc thực hiện chương trình, dự án xây dựng GTNT. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải đã lập kế hoạch hàng năm và trung, dài hạn để bố trí nguồn vốn cho GTNT, nhất là vùng xa, vùng sâu chưa có đường ô tô đến. Sự hỗ trợ mạnh mẽ nguồn lực từ Trung ương đã thúc đẩy chính quyền, ban ngành các cấp của thành phố Hà Nội phát huy vai trò tích cực đối với bảo đảm vốn xây dựng đường GTNT trên địa bàn thành phố. Cụ thể, tại xã Minh Quang huyện Ba Vì đã xây các trục đường giao thông dài 15 km gồm các thôn Liên Bu, Nội, Víp, Minh Hồng, đường Sổ - Phú Lội - Cốc, đường Xuân Thọ - Pheo với tổng mức đầu tư 26 tỷ đồng. Tại xã Vân Hoà, xây dựng các trục đường giao thông dài khoảng 11,6 km qua các thôn Đồng Chay, Bặn, Bơn, Đa Cuống, Muồng Phú Vàng với tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng. Hoàn thành dự án đúng trong thời gian 2 năm 2014 và 2015.
Hai là, có sự phối hợp giữa thành phố Hà Nội với các Bộ, ngành và phối hợp giữa các Bộ, ngành trong thực hiện nhiệm vụ phát triển GTNT.
114
Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc trực tiếp tại địa bàn, UBND thành phố đã phối hợp tích cực với các Bộ, ngành ở Trung ương trong công tác xây dựng văn bản pháp luật, đóng góp các ý kiến thiết thực để hoàn thành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch tổng thể về GTNT.
Thành phố Hà Nội đã hưởng ứng và quán triệt chỉ đạo, thực hiện chương trình xây dựng xây dựng đường GTNT, các Nghị quyết của Trung ương, của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tham gia tích cực công tác sơ kết tại địa phương và tổng kết với Trung ương về các phong trào xây dựng phát triển GTNT; phối hợp với Bộ, ngành triển khai các chương trình, mục tiêu về giao thông, trong đó có GTNT... Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tổ chức tổng kết 5 năm (2010 - 2015) triển khai phong trào phát triển GTNT gắn với xây dựng Nông thôn mới và thực hiện Chiến lược phát triển GTNT giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại cấp xã, cấp huyện và cấp thành phố. Qua đó, nhiều cách làm hay, nhiều điển hình tốt đã được nhân rộng. Đã xác định được nội dung và các giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới nhằm hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triển GTNT phục vụ xây dựng nông thôn mới đến 2020.
Sự phối hợp giữa Bộ Giao thông Vận tải với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 02/2012/TTLT –BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 hướng dẫn nội dung trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển GTVT cấp tỉnh trong đó có GTNT đã giúp cho công tác lập quy hoạch phát triển GTNT của thành phố đi vào quy củ, từ đó giúp cho công tác định hướng huy động vốn xây dựng đường GTNT của Thủ đô được thuận lợi hơn.
Bộ Giao thông Vận tải phối hợp Bộ Công an đã kịp thời ban hành các văn bản quy định hướng dẫn các lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông, chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010
115
trong đó quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và Công an xã tham gia tuần tra kiểm soát trật tự an toàn giao thông.
Bộ Giao thông Vận tải cùng với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành phố Hà Nội thực hiện có hiệu quả các chính sách tài chính, tín dụng ủng hộ phong trào xây dựng nông thôn mới trong đó có GTNT.
Tham mưu Chính phủ quyết định hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và phát hành trái phiếu Chính phủ để thành phố Hà Nội và các tỉnh xây dựng đường GTNT.
Bộ Giao thông Vận tải phối hợp Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác đã xây dựng trình Chính phủ ban hành các Nghị định, Nghị quyết; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định có liên quan đến xây dựng nông thôn trong đó có phát triển GTNT.
Ba là, kinh tế thành phố Hà Nội liên tục tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp chuyển dịch tích cực, quy mô kinh tế mở rộng, tạo cơ sở phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng GTNT.
Các nhà kinh điển Mác xít khẳng định rằng, cơ sở vật chất, công cụ là cái nối dài tay cho con người. Theo đó, sự phát triển của thành phố Hà Nội chính là tạo cơ sở kinh tế quan trọng để chính quyền các cấp của thành phố sử dụng làm công cụ vật chất trong quản lý sự phát triển KT - XH Thủ đô.
Trên địa bàn nông thôn của thành phố, hầu hết số xã của các huyện, kinh tế phát triển với giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề nông thôn đều tăng. Đạt được kết quả đó là do công tác tuyên truyền vận động người dân đi học nghề, chuyển đổi nghề, tổ chức các hội nghị tư vấn cho người lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn cùng với chuyển đổi các mô hình sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các bộ giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả, năng suất, chất lượng cao vào trồng trọt, chăn nuôi.
Sau dồn điền, đổi thửa, thành phố Hà Nội đã thực hiện quy hoạch sản
116
xuất lúa, tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao ra đời như: mô hình trồng hoa ở một số xã thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Từ Liêm, Thanh Trì… với giá trị 0,5 - 1,5 tỷ đồng/ha/năm, thậm chí 2 tỷ đồng/ha/năm;
mô hình cây ăn quả ở một số xã thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Gia Lâm…với giá trị từ 0,5 - 1,5 tỷ đồng/ha/năm; mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư như Sơn Tây, Ba Vì, Ứng Hòa… với giá trị 1- 2 tỷ đồng/năm. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,91%, giảm 5,61% so với năm 2011. Đời sống người dân được cải thiện, thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng từ 14 triệu đồng năm 2011 lên 28,6 triệu đồng năm 2014 [52].
Kinh tế thành phố Hà Nội phát triển đã khẳng định Chương trình 02- CT/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2011 - 2015 của Thành ủy Hà Nội đã đạt được những kết quả rõ nét. Thành phố đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng và kêu gọi doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia đầu tư, hỗ trợ phát triển hạ tầng KT - XH khu vực nông thôn, trong đó có GTNT. Các công trình thủy lợi, đê điều, kè, đường GTNT… của thành phố Hà Nội đều được đầu tư xây mới, cải tạo và nâng cấp.
2.2.1.2. Nguyên nhân chủ quan
Một là, thành phố coi trọng công tác tuyên truyền cho nên nhận thức của nhân dân về nhiệm vụ xây dựng đường GTNT được nâng cao.
Thành phố Hà Nội có được những thành tựu trong huy động, quản lý và sử dụng vốn xây dựng đường GTNT có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ và sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các bộ, ban ngành Trung ương đã giúp cho các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ thành phố đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác tuyên truyền, vận động phù hợp với thực tiễn của thành phố.
117
Trước hết, chính quyền, đoàn thể từ thành phố đến cơ sở đã chủ động nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân, từng bước làm cho nhân dân nhận thức sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về huy động vốn, tạo sự đồng tình, đồng thuận, chủ động tham gia tích cực từ đó thành phố đã huy động được các nguồn lực và đóng góp của nhân dân cả về trí tuệ, công sức và tài chính. Công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, chính sách và cách thức tiến hành xây dựng nông thôn mới được quan tâm triển khai, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và nhân dân hiểu rõ hơn mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, của thành phố về xây dựng nông thôn mới trong đó GTNT là nội dung nòng cốt quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tư tưởng xuyên suốt được các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân quán triệt là: xây dựng cơ sở hạ tầng là tiền đề, phát triển sản xuất là gốc, lợi ích của người dân là động lực và sự tham gia của cộng đồng dân cư là bí quyết thành công.
Hai là, vai trò của các cấp chính quyền, các ban, ngành của thành phố Hà Nội đã được phát huy.
Các cấp chính quyền, các ban, ngành của thành phố đến các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác huy động vốn cho phát triển GTNT tập trung vào các nội dung: kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp; hoàn chỉnh công tác kế hoạch về huy động vốn, xây dựng các giải pháp tạo vốn có tính khả thi để huy động vốn cho phát triển GTNT; Sở Tài chính trực tiếp bố trí ngân sách nhà nước đồng thời triển khai các hướng dẫn về huy động vốn; các
118
cấp chính quyền tập trung huy động vốn, phân công cho từng cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm trong quá trình huy động vốn.
Ủy ban nhân dân thành phố phát động hưởng ứng các cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới” và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn toàn thành phố.
Ủy ban nhân dân các xã, các huyện của thành phố đã nắm bắt kịp thời, phát động phong trào phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của dân; thực hiện tốt quy chế huy động vốn, quản lý sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chính quyền địa phương làm tốt công tác dân chủ ở cơ sở, đưa ra chủ trương để định hướng trên cơ sở bàn bạc của cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ các tuyến đường. Do vậy, khi thi công hầu hết các tuyến đường GTNT đều thuận lợi, kể cả việc phải giải phóng mặt bằng, không để xảy ra khiếu kiện.
Công tác quản lý vốn, vật tư được thực hiện chặt chẽ, huy động được nhiều nguồn vốn cho GTNT một cách tự giác, tích cực, trong thời gian ngắn (qua số liệu thông kê cho thấy kinh phí đầu tư cho GTNT do dân đóng góp chiếm một tỷ lệ đáng kể) [Bảng 2.1].
Có một số tuyến đường, người dân tự bỏ vốn, được quản lý, tự tổ chức thực hiện nên rất tích cực, tự giác. Sức mạnh nội lực trong dân là rất to lớn, nó chỉ được phát huy mạnh mẽ một khi dân được “biết, bàn, làm, kiểm tra”. Đây chính là bài học sâu sắc về phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc xây dựng đường GTNT ở thành phố thời gian qua.
Ba là, cơ chế, chính sách của thành phố đã được ban hành kịp thời, phù hợp, sát thực tiễn đồng thời thành phố đã tích cực cải cách thủ tục hành chính nói chung và thủ tục đối với vốn xây dựng đường GTNT nói riêng.
Các Nghị quyết, Quyết định của thành phố về huy động vốn cho phát triển
119
GTNT đã thể hiện đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ, phù hợp với điều kiện của thành phố Hà Nội và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cán bộ và nhân dân, được đông đảo cán bộ, nhân dân hưởng ứng và tích cực tham gia.
Thành phố đã thực hiện tích cực công tác cải cách hành chính, thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”.
Với những chủ trương, chính sách đúng đắn, linh hoạt, kịp thời đúng pháp luật đã phát huy lợi thế tiềm năng của thành phố, cùng với sự ổn định, phát triển về KT – XH đã giúp thành phố huy động được nguồn vốn tương đối lớn để xây dựng đường GTNT.
2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nội
2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc của thành phố.
Giai đoạn 2012- 2015, kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho kinh tế tăng trưởng giai đoạn này thấp 4,6%, riêng năm 2015 là 3,1% [13], thất nghiệp tăng cao, hoạt động thương mại suy giảm, dòng vốn có nhiều biến động, nợ công có xu hướng gia tăng mạnh,… đây là những hệ lụy còn tiếp tục kéo sang giai đoạn mới và khiến kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều khó khăn. Những biến động nêu trên tác động mạnh đến kinh tế nước ta, nền kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Lạm phát tuy được kiềm chế và giữ ổn định ở mức thấp nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại do ảnh hưởng từ biến động khó lường của thị trường thế giới và việc điều chỉnh tăng giá trong nước đối với một số mặt hàng, dịch vụ. Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn tồn tại nhiều bất cập, lãng phí và kém hiệu quả; tình trạng tham nhũng bóp méo sự phân bổ nguồn lực (theo Báo cáo năm 2014-2015 của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy chỉ số