1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Hiểu đối tg của 1 bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng:
- Quan sát các hiện tg của đời sống.
- Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Phẩm chất : Nhìn nhận, đánh giá sự việc.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, phân tích, giải quyết vấn đề , tương tác.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, máy chiếu, phiếu học tập cho HS, bài tập bổ sung, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ỔN định lớp:
2. Kiểm tra: ? Thế nào là nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống ? 3. Các hoạt động dạy - học:
A. Hoạt động 1: khởi động
- Mục tiêu : Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp; kĩ thuật : Đàm thoại, gợi dẫn; động não.
- Thời gian : 2 phút
? Ở tiết học trước các em đã được học nội dung gì?
- HS trả lời...
- GV chốt, dẫn vào bài...
* Điều chỉnh, bổ sung :...
...
B. Hoạt động 2: hình thành kiến thức.
- Mục tiêu : HS nắm được đối tượng, yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
- Phương pháp; kĩ thuật dạy học : Vấn đáp, pt, minh họa, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm; động não.
- Thời gian : 26 phút.
Hoạt động của thầy và tro Nội dung cần đạt
*HS đọc các đề bài trong SGK.
? Những đề bài đó thuộc thể loại gì? Vì sao em biết?
-> Kiểu bài nghị luận.
? Những đề bài đó có điểm gì giống nhau?
- Có hai phần: Nêu một sự việc hiện tượng và yêu cầu làm bài
* Dạng đề: đề có mệnh lệnh ( nêu suy nghĩ, bình luận, nêu ý kiến, bày tỏ thái độ, em đồng tình hay phản đối, em có ý kiến nào khác...) Dạng đề k có mệnh lệnh (dạng mở chỉ nêu svht). có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một mẩu truyện, một bản tin.
* Khác nhau: Nội dung yêu cầu nghị luận khác nhau
? Chỉ ra sự việc, hiện tượng được nêu ở đề bài?
? Sự việc hiện tượng nào đáng khen? Sự việc hiện tg nào đáng chê; đáng chia sẻ?
- Giáo vỉên nêu những câu hỏi gợi ý để học sinh nắm được yêu cầu của từng đề
- GV yêu cầu mỗi HS tự nghĩ một đề bài tương tự. HS trình bày, GV nhận xét.
? Qua tìm hiểu em hãy cho biết thế nào là đề bài văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống?
? Hãy đặt 1 đề văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống?
I. Đề bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:
1. Đề bài : sgk/ 22 2. Nhận xét:
- Giống nhau : Các đề đều nêu một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội và mệnh lệnh làm bài (yêu cầu người viết trình bày nhận xét, suy nghĩ, nêu ý kiến …)
- Đề 1: Gương h/s nghèo vượt khó.
- Đề 2: Lên án h/đ của đế quốc Mĩ; tôn vinh những tấm lòng tương trợ, tương thân tương ái của đồng bào ta.
- Đề 3: Nêu ý kiến về hiện tg mải chơi điện tử mà sao nhãng việc học...
- Đề 4: Gương hiếu học.
GV chuyển:
? Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào ?
- 4 bước : sgk/ 23, 24
GV nêu câu hỏi trong sgk/ 23.
- Thể loại : Nghị luận một sự việc, hiện tượng.
- Đề nêu hiện tượng: người tốt, việc tốt, tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả.
- Yêu cầu của đề bài: Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
* HS đọc lại đề văn.
? Hiểu được đề theo em đã viết được bài chưa?Vì sao?
? Làm thế nào để tìm được ý?
-> Dựa vào luận đề, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, tìm ý.
* HS thảo luận theo bàn (3p): Đặt ra các câu hỏi và trả lời cho các câu hỏi đó?
? Đề nói về ai?
? Bạn Nghĩa đã làm những việc gì?
? Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ bạn ấy là người ntn?
- Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
- Nghĩa là người biết kết hợp học với hành.
- Nghĩa còn là người sáng tạo : làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt.
? Vì sao thành đoàn lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ?
- Vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị : ham học, chăm làm có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả.
? Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì ?
II. C á ch làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
* Đề bài : sgk/ 23
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Thể loại : Nghị luận một sự việc, hiện tượng.
- Đề nêu hiện tượng: người tốt, việc tốt.
- Yêu cầu của đề bài: Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
2. Lập dàn bài
- Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha mẹ, biết kết hợp học với hành ...
-> Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không có học sinh lười biếng, hư hỏng ...
? Khi đó có các ý ta cần làm gì để các ý đã được sắp xếp mạch lạc theo một trình tự hợp lí?
-> Lập dàn ý.
? Bố cục của bài văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng ntn?
- GV giới thiệu chung dàn ý ở SGK, học sinh lập dàn ý chi tiết cho các mục.
- GV gọi trình bày trước lớp. GV nhận xét, bổ sung.
? Khi đã lập được dàn ý rồi bước tiếp theo ta làm gì?
-> Viết bài.
? Muốn biết được bài viết của mình tốt hay không ta cần làm gì?
-> Đọc lại bài viết và sửa lỗi.
? Qua ví dụ hãy nêu các bước làm một bài văn NL về một sự việc hiện tượng đ/s?
- X/đ rõ về một sự việc hiện tượng đời sống các biểu hiện đúng sai, mặt đáng khen, đáng chê của sv ht đó, nguyên nhân hậu quả, giải pháp…
? Theo em, bước 4 có vai trò ntn trong bài văn nghị luận ?
-> Là bước cuối cùng, đóng vai trò rất quan trọng, giúp nhận ra các lỗi trong khi làm bài để kịp thời sửa chữa và rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
? Khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, chúng ta cần phải chú ý những gì ?
?Nêu bố cục của bài văn NT về hiện tượng đ/s?
*HS đọc ghi nhớ (SGK)
3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
* Ghi nhớ : sgk/ 24
* Điều chỉnh, bổ sung:………
………
C. Hoạt động 3 : Luyện tập
- Mục tiêu : HS củng cố kiến thức bài học.
- Phương pháp; kĩ thuật : Nêu và giải quyết vấn đề; động não - Thời gian : 10 phút
*GV nêu yêu cầu bài tập.
* HS tự chon đề để lập dàn ý.
* GV gọi 1 số em đại diện trình bày dàn ý (có nx, bổ sung).
II. Luyện tập :
Lập dàn ý một trong 4 đề vừa tìm hiểu phần (I).
* Điều chỉnh, bổ sung:………
………
D. Hoạt động 4: vận dụng
- Mục tiêu :Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
- Phương pháp/ kĩ thuật : Nêu và giải quyết vấn đề, gợi dẫn; động não.
- Thời gian : 3 phút.
? Em hãy viết đoạn văn (7-8 dòng) trình bày vấn đề: “Bạn đã làm gì cho những người thân yêu nhất của mình”.
* Điều chỉnh, bổ sung:………
………
E. Hoạt động 5: tìm toi mở rộng
- Mục tiêu :Tìm những nội dung kiến thức mở rộng trong mọi lĩnh vực - Phương pháp/kĩ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề; động não.
- Thời gian : 2 phút.
? Hãy tìm thêm một số đề nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống s ở hai dạng đề: có mệnh đề và không có mệnh đề.
* Điều chỉnh, bổ sung:………
4. Củng cố: GV chốt lại kt bài học.
5. Dặn do : Về học. Viết đoạn văn nêu tác hại của trò chơi điện tử.
********************************************
Ngày soạn:17/01/2020
Ngày giảng: 20/01/2020