NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (tiếp)

Một phần của tài liệu Giáo án chủ đề Ngữ văn 9 kì 2 chuẩn cv 3280 năm 2020, đầy đủ bảng mô tả (Trang 45 - 51)

I. Mục tiêu cần đạt: Sau khi học xong buổi học này giúp học sinh có được:

1. Về kiến thức:

- Củng cố kiến thức về bài văn nghị luận xã hội.

- Hiểu được đặc điểm, yêu cầu tính chất bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.

2. Về kĩ năng:

- Nắm được cách làm, thứ tự trình bày các luận điểm trong bài văn (đoạn văn) nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức bày tỏ quan điểm bản thân.

- Có sự nghiêm túc trong quá trình học tập.

4. Năng lực: Tạo tư duy độc lập, sáng tạo, có chính kiến trước một vấn đề về một tư tưởng đạo lí.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Thầy : Chuẩn kiến thức, SGK, SGV Ngữ văn 9 tâp II, soạn bài, phiếu học tập.

2. Trò : Xem trước bài học.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Các hoạt động dạy - học:

*Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo hứng thú và gây chú ý học tập cho HS.

- Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, thuyết trình - Thời gian: 3 phút

? Thế nào là nghị luận tư tưởng đạo lý?

Nghị luận về tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống... của con người.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Hoạt động 2: Ôn tập lý thuyết

- Mục tiêu: Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức về văn nghị luận tư tưởng đạo lý, phân biệt giữa hai dạng bài nghị luận sự việc hiện tượng đời sống với tư tưởng đạo lý.

- Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, giảng bình, động não.

- Thời gian: 15 phút

?Nhắc lại kiến thức chung về văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.

? Tưởng đạo lí đó bao gồm các

I. Ôn tập lý thuyết 1. Khái niệm:

Nghị luận về tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo

vấn đề nào?

- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống (sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, đồng cảm chia sẻ, tình yêu thương..)

- Vấn đề đạo đức tâm hồn tính cách (trung thực, khiêm tốn, khiêm nhường, giản dị, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, thói ích kỉ ba hoa, vụ lợi…….)

- Vấn đề các quan hệ gia đình (đạo làm con, tình mẫu tử, tình phụ tử, lòng hiếu thảo, tình cảm anh em…) - Vấn đề các quan hệ xã hội (tình thày trò, bạn bè, tình đồng bào…) - Vấn đề về cách đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống (ở câu ca dao tục ngữ: lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, ở bầu thì tròn ở ống thì dài,…)

?Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?

?Trình tự lập luận?

đức, lối sống... của con người.

2. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:

- Về nội dung: Bài nghị luận phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh đối chiếu, phân tích…. Để chỉ ra chỗ đúng chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết - Về hình thức: Bài viết có bố cục ba phần, có luận điểm rõ ràng đúng đắn, lời văn chính xác sinh động.

3. Trình tự lập luận:

- Phải nêu rõ được nội dung - ý nghĩa của vấn đề nghị luận là tư tưởng đạo lí.

- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu.

- Bàn luận chứng minh mặt đúng - mặt sai, tích cực- tiêu cực.

- Mở rộng, nâng cao.

- Khẳng định vấn đề liên hệ.

? So sánh đặc điểm giữa bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống.

Nghị luận về tư tưởng đạo lý Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống.

Là các vấn đề mang tính khái quát, đúc kết tạo thành những triết lí, truyền thống, phong tục, văn bản. VD: Uống nước nhớ nguồn, Hết mưa là nắng hửng lên thôi.

Vấn đề nghị luận

Là các vấn đề mang tính cụ thể, thời sự, thể hiện qua hành đông, sự việc, thói quen. VD: nạn dịch, việc làm tử tế.

- Giải thích vấn đề nghị luận:

+ Các từ, cụm từ trọng tâm.

+ Từ nghĩa đen nghĩa bóng.

- Bàn luận và chứng minh:

Trình tự lập luận

- Nêu thực trạng hiện tượng biểu hiện,thực tế vấn đề đang diễn ra, có ảnh hưởng như thế nào.

- Phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt

+ Khẳng định tính đúng, sai.

+ Nêu dẫn chứng, lí lẽ.

- Bàn luận mở rộng:

Nêu biểu hiện trái ngược để phản biện hoặc lên án sau đó quy về chuẩn mực đúng đắn, bài học cho bản thân

lợi, mặt hại: Tác dụng- kết quả( tích cực- tiêu cực)

- Nguyên nhân: khách quan, chủ quan của hiện tượng bằng các thao tác chứng minh, phân tích.

- Giải pháp: phát huy (tích cực), khắc phục (tiêu cực)

*Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: HS khái quát được kiến thức đã học - Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, gợi mở, động não - Thời gian: 25p

Trong cuộc sống, ai cũng cần có một người bạn. Nhưng, thế nào là một tình bạn đẹp?

Em hãy trả lời câu hỏi ấy bằng một đoạn văn nghị luận 200 chữ.

Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn 1. Mở

đoạn:

(Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề)

- Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có một mục tiêu, một ước mơ để theo đuổi. Nhưng có lẽ, khát vọng lớn lao nhất đó chính là “ Hạnh phúc”.

- Và nhà thơ Nguyễn Quang Vũ đã dành ngòi bút của mình để viết nên những lời nhắn gửi ý nghĩa “ Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy - Không chỉ dành cho một riêng ai” – một thông điệp nhẹ nhàng mà sâu sắc về hạnh phúc.

2. Thân đoạn:

- Giải thích

Quan niệm “Hạnh phúc như bầu trời” chính là muốn nhấn mạnh hạnh phúc là món quà của

II. Luyện tập.

thượng đế dành cho cả nhân loại và vạn vật trên thế giới.

- Biểu hiện

- Hạnh phúc luôn bao bọc quanh chúng ta:

+ Có một mái ấm gia đình, có cha mẹ, anh chị em để yêu thương.

+ Được ăn no, mặc ấm + Được cắp sách tới trường.

+ Đôi khi, nhìn thấy một bông hoa đẹp hay nhận được một nụ cười của người bạn mới quen…

cũng làm ta hạnh phúc.

- Càng nhiều người hạnh phúc, bầu trời chung ấy càng rộng lớn.

Và ta sẽ càng gần bầu trời ấy hơn khi ta biết vươn lên và cố gắng.

- Đánh giá: vai trò, giá trị.

- Hạnh phúc có trong những điều vô cùng giản dị: Một sức khỏe tốt, có tiền bạc, có công việc ổn định, có gia đình tốt và có người để yêu thươn… cho nên ta phải biết trân trọng những điều nhỏ nhất.

- Người hạnh phúc thực sự là người biết cân bằng và san sẻ.

- Biết cho đi, biết giúp đỡ người khác thì hạnh phúc sẽ tự tìm đến tâm chúng ta.

- Khi được cho đi, nhìn thấy nụ cười, niềm vui của những người nhận lại, đó chính là giây phút hạnh phúc nhất.

- Mở rộng

- Hạnh phúc đến từ những điều giản dị, ta không được coi thường.

- Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc do người khác mang lại.

- Bài học nhận thức và hành động.

- Luôn biết quan tâm, yêu thương đến những người xung quanh.

- Phải biết cho đi để nhận lại những hạnh phúc.

3. Kết đoạn:

( Khẳng định vấn đề).

Hạnh phúc là tình cảm vô cùng thiêng liêng, mỗi chúng ta cần phải cố gắng lỗ lực để có được niềm hạnh phúc chọn vẹn cho mình và người thân.

*Điều chỉnh, bổ sung:

*Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Hs biết vận dụng lí thuyết vào làm bài tập

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, gợi mở, thuyết trình động não - Thời gian: 7 phút.

Học sinh thảo luận: Tìm hiểu vấn đề nghị luận trong các đề bài sau:

Nhóm 1:

Đề 1: Suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương.

Nhóm 2:

Đề 1: vấn đề cần nghị luận:

sức mạnh của tình yêu thương.

Đề 2: vấn đề nghị luận: tình mẫu tử.

Đề 3: vấn đề nghị luận: ước

Đề 2: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

Nhóm 3:

Đề 3: Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói:

“Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.

Đề 4: Nêu suy nghĩ của em về lời khuyên: Có chí thì nên.

*Điều chỉnh, bổ sung:

mơ, khát vọng.

Đề 4: Vấn đề nghị luận: Ý chí nghị lực tạo nên thành công.

*Hoạt động 5: Tìm toi, mở rộng

- Mục tiêu: Hs biết vận dụng vào làm bài tập nâng cao - Phương pháp, kĩ thuật: động não, gợi mở.

- Thời gian: 2 phút.

? Tìm hiểu thêm một số đề nghị luận về tư tưởng đạo lý theo các dạng bài sau:

- Dạng 1:Tư tưởng đạo lí gửi trong câu ca dao, tục ngữ.

- Dạng 2: Tư tưởng đạo lí được gửi trong một đoạn thơ, đoạn văn hay trong một câu chuyện.

*Điều chỉnh, bổ sung:

4. Củng cố: GV chốt lại kiến thức bài học.

5. Dặn do : - Về học, nắm nd bài.

- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Ngày soạn : 09/02/2020

Ngày giảng : 11/02/2020

Một phần của tài liệu Giáo án chủ đề Ngữ văn 9 kì 2 chuẩn cv 3280 năm 2020, đầy đủ bảng mô tả (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w