PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 31 - 35)

Đề tài tập trung vào giải quyết những vấn đề sau đây:

- Thực trạng chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề tại thành phố Bắc Ninh là gì?

- Những yếu tố nào tác động tới chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố phố Bắc Ninh?

- Những giải pháp nào có thể áp dụng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề thành phố Bắc Ninh?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp.

* Đối với số liệu thứ cấp: Được thu thập trên cơ sở tài liệu, báo cáo, trang web, các công trình nghiên cứu có liên quan, các báo cáo của các cơ quan có liên quan đến chất lượng đào tạo nghề.

* Đối với số liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra. Trong đó đối tượng nghiên cứu là cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu tại các cơ sở dạy nghề, học viên đang theo học, học viên đã tốt nghiệp.

2.2.2. Mẫu điều tra

Tổng số học sinh sinh viên tại các trung tâm dạy nghề của thành phố Bắc Ninh khoảng 15000 người. Quy mô mẫu được xác định theo công thức sau đây:

Cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

Trong đó: N là số lượng học viên n là cỡ mẫu

e là mức sai số cho phép trong trường hợp này là 5%.

Như vậy ta tính được mẫu nghiên cứu là 355.

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng sử dụng phương pháp điều tra điển hình ở một số đơn vị để củng cố thêm thông tin các kết luận đưa ra. Ngoài đối tượng người học luận văn tiến hành khảo sát các đối tượng khác bao gồm:

- Khảo sát 1: Khảo sát CBQL và GV cơ hữu ở TTDN công lập.

- Khảo sát 2: Khảo sát các HV hiện đang học các lớp sơ cấp nghề ở các CSĐTN.

- Khảo sát 3: Khảo sát HV tốt nghiệp các lớp sơ cấp nghề từ các CSĐTN.

- Khảo sát 4: Các CBQL ở các doanh nghiệp và cán bộ chính quyền địa phương và đoàn thể nơi HV tốt nghiệp từ các CSĐTN đang làm việc.

Số lượng điều tra tùy theo thực tế đơn vị được khảo sát của cán bộ quản lý, giảng viên được chọn phù hợp với số lượng cán bộ công nhân viên của nhà trường.

2.2.3. Dự kiến phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả cho phép trình bày dữ liệu theo hướng kết cấu và tổng kết. Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả dữ liệu dưới dạng tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Từ thông tin mô tả để đưa ra kết luận về thực trạng chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

- Phương pháp so sánh: Sau khi thu thập số liệu, phương pháp so sánh được áp dụng để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp để củng cố thêm các kết luận về đối tượng nghiên cứu.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá được chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, luận văn sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

* Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo

Để đánh giá chất lượng đào tạo, luận văn sử dụng chỉ tiêu định tính trong đó tham khảo ý kiến của người học, nhà quản lý và giáo viên về chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

Theo đó người được hỏi sẽ đánh giá sẽ trả lời theo ba mức:

1- Đáp ứng tốt yêu cầu.

2- Chấp nhận được.

3- Còn thấp so với yêu cầu.

Chất lượng đào tạo còn được đánh giá qua việc khảo sát đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo. Theo đó người được hỏi sẽ đánh giá về nhận thức mức độ cần thiết của yếu tố về đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo đối với chất lượng đào tạo và đánh giá mức độ thực hiện.

* Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới chất lượng đào tạo Để đánh giá ảnh hưởng các yếu tố tới chất lượng đào tạo, luận văn sử dụng câu hỏi điều tra nhà quản lý, cán bộ giảng dạy, học viên về các mặt: Khung chương trình và nội dung bài giảng, Phương pháp giảng dạy, Giáo trình, tài liệu và cơ sở vật chất, Công tác tổ chức quản lý, Trình độ đầu vào và ý thức học tập của học viên, Trình độ, kinh nghiệm thực tế, tay nghề của giáo viên.

Sau khi đánh giá chất lượng đào tạo, luận văn đi sâu phân tích hoạt động quản lý đào tạo, trong đó điều tra thông tin liên quan đến các mặt hoạt động: Điều tra nhu cầu người học, người sử dụng lao động; Việc thiết kế chương trình và nội dung giảng dạy; Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động giảng dạy; Công tác đảm bảo chất lượng; Các hoạt động cải tiến.

Các ý kiến đánh giá được chia theo các mức độ từ 1 đến 4:

- Mức 1: Rất phù hợp; Rất tốt; Rất đầy đủ; Rất hài lòng; Rất quan trọng;

- Mức 2: Phù hợp; Tốt; Đầy đủ; Hài lòng; Quan trọng;

- Mức 3: Chưa phù hợp; Chưa tốt; Chưa đủ; Chưa hài lòng; Ít quan trọng;

- Mức 4: Không phù hợp; Không tốt; Không đầy đủ; Không hài lòng;

Không quan trọng.

Nội dung khảo sát bao gồm:

- Tính đầy đủ và công khai chương trình các nghề của các cơ sở ĐTN đang đào tạo nghề.

- Mức độ cụ thể hóa chương trình đào tạo thành các mô đun giảng dạy.

- Mức độ tham gia của GV trong việc đề xuất chỉnh sửa và xây dựng chương trình.

- Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng chương trình.

- Định kì cập nhật, bổ sung điều chỉnh chương trình.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)