Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ THÀNH PHỐ BẮC NINH
3.7. Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố Bắc Ninh
3.7.3. Phân tích công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng đào tạo
- Công tác kiểm tra
Mục tiêu của công tác kiểm tra là tìm hiểu việc thực hiện kế hoạch và các quyết định quản lý nhằm phát hiện các sai lệch, từ đó kịp thời điều chỉnh các sai lệch làm cho bộ máy vận hành có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Kiểm tra đánh giá luôn gắn bó hữu cơ với nhan. Qua kiểm tra đánh giá mức độ công việc thực hiện so với kế hoạch đã đạt được bao nhiêu để từ đó có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.
Trong những năm các CSĐTN đã thực hiện tương đối tốt các chức năng quản lý, tuy nhiên lực lượng quản lý đa số còn trẻ chưa qua các lớp đào tạo cơ bản về nghiệp vụ quản lý, chủ yếu qua kinh nghiệm, tự đào tạo. Do vậy quá trình thực hình còn lung túng, một số mặt hiệu quả quản lý còn chưa cao ở một số khâu, một số bộ phận.
- Công tác đánh giá chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo ở nghề được đánh giá dưới 2 góc độ: Thứ nhất, góc độ của CSDN: Đạt được những tiêu chuẩn hoặc mục tiêu mà CSDN đặt ra (Chất lượng bên trong). Thứ hai, là chất lượng được xem là thỏa mãn tốt nhất những đòi hỏi của người tiêu dùng (Chất lượng bên ngoài).
Chất lượng đào tạo nghề thường do các GV đánh giá theo kết quả đạt được của HV so với các chuẩn đã qui định trong chương trình đào tạo.
Phương pháp này gọi là phương pháp "đánh giá trong" hay là tự đánh giá.
Tuy nhiên phương pháp này mang tính chủ quan của từng GV, vì thế cần thiết phải có phương pháp đánh giá khách quan "đánh giá ngoài" do người/cơ quan sử dụng nhân lực, bởi lẽ hơn ai hết họ biết họ cần những gì ở người lao động kĩ thuật.
Các đối tượng tham gia đánh giá: từ HV đang học, HV tốt nghiệp, phản hồi từ các đồng nghiệp, CBQL; Cán bộ doanh nghiệp và cán bộ địa phương.
Trong đánh giá CLĐTN bao gồm 3 loại đánh giá khác nhau:
+ Đánh giá chuẩn đoán: được tiến hành trước quá trình đào tạo nhằm làm rõ các điểm mạnh và điểm yếu của đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra. Trên cơ sở đó đưa ra các quyết định để tổ chức đào tạo có hiệu quả và chất lượng hơn.
+ Đánh giá hình thành: được tiến hành nhiều lần trong quá trình đào tạo nhằm cung cấp các thông tin phản hồi để GV và HV kịp thời điều chỉnh trong quá trình đào tạo.
+ Đánh giá tổng kết: tiến hành khi kết thúc quá trình đào tạo nhằm cung cấp các thông tin về CLĐT.
Các kĩ thuật đánh giá bao gồm: phỏng vấn, quan sát, bảng câu hỏi, thảo luận, chuyên gia…
* Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề thông qua ý kiến của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý Trường TCN kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh với mẫu 350 học viên, 25 cán bộ quản lý, 40 giáo viên
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và mức độ ảnh hưởng cho phép hệ thống ĐBCL có những cải tiến, điều chỉnh chất lượng đào tạo trong thời gian tới. Có 3 mức độ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề: nhiều, trung bình, ít đối với học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên.
Bảng 3.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề tại trường TCN kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh
ĐVT: %
Các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lƣợng đào tạo Mức độ Học viên (%)
Cán bộ quản lý
(%)
Giáo viên (%) Khung chương trình và nội
dung bài giảng
1 2 3
75.5 14.7 8
51 43 6
51 47.8
2.2 Phương pháp giảng dạy
1 2 3
87.5 9.5
4
55 40 5
58.3 41.7 0 Giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất
1 2 3
80.5 16.5 3
75 25 0
83.3 16.7 0 Công tác tổ chức quản lý
1 2 3
56 29.8 14.2
75 20 5
41.7 55 3.3 Trình độ đầu vào và ý thức
học tập của học viên
1 2 3
70.2 24.7 5.1
60 40 0
46.7 41.7 11.6 Trình độ, kinh nghiệm thực tế,
tay nghề của giáo viên
1 2 3
91 9 0
65 30 5
58.3 33.3 8.3
Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên có sự phù hợp trong đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được hỏi đến chất lượng đào tạo. Nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo là giáo trình, tài liệu và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Tiếp theo là trình độ, kinh nghiệm thực tế, tay nghề của giáo viên, phương pháp giảng dạy, khung chương trình và nội dung bài giảng.
Ý kiến đánh giá của học viên về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cho thức mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên có khác so với quan điểm của cán bộ quản lý, giáo viên. Yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng đòa tạo là vai trò của người thầy trong giảng dạy. Học viên luôn mong muốn luôn mong muốn người thầy phải có kiến thức chuyên môn sau và có nhiều kinh nghiệm thực tế, tiếp theo là phương pháp giảng dạy, giáo trình tài liệu, cơ sở vật chất, khung chương trình, nội dung đào tạo trình độ đầu vào và ý thức học tập của học viên.
* Đánh giá chất lượng đào tạo cơ sở dạy nghề thông qua ý kiến của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý Trường TCN kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh với mẫu 350 học viên, 25 cán bộ quản lý, 40 giáo viên.
Bảng 3.5. Đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề tại trường TCN kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh
ĐVT: %
Chất lƣợng đào tạo Học viên (%)
Cán bộ quản lý (%)
Giáo viên (%)
1.Chấp nhận được 34.6 35 36
2.Còn thấp so với yêu cầu 12,5 15 17.6
3.Đáp ứng yêu cầu, có hướng
phát triển 53,9 50 56.4
Kết quả khảo sát cho thấy kể cả người học, người dạy và người quản lý đều thấy rằng mức độ hài lòng của giáo viên về chất lượng đào tạo nghề cao hơn học viên và cán bộ quản lý. Các ý kiến đánh giá về chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu hiện nay là do chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp nghề trên địa bàn thành phố thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của người học, người dạy. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, nội dung chương trình đào tạo chưa phù hợp với yếu cầu thực tiễn.
- Công tác đảm bảo chất lượng đào tạo
ĐBCL đào tạo sẽ giúp cho các CSĐTN hình thành dần hệ thống ĐBCL đào tạo thông qua quá trình đánh giá bên trong.Vai trò quản lí nhà nước được thể hiện cụ thể ở việc hoạch định chính sách chất lượng, hệ thống các chuẩn mực ĐBCL, xây dựng và ban hành qui trình, cơ chế thực hiện đánh giá bên ngoài để đánh giá công nhận hoặc kiểm định CLĐT, giảm dần vai trò can thiệp trực tiếp vào các khâu tạo nên chất lượng của các CSĐTN. Đối với cấp độ ĐBCL, đánh giá từ bên ngoài (thực chất là kiểm định chất lượng) là để tăng cường cơ chế ĐBCL bên trong. ĐBCL bên trong nếu được phối hợp có hiệu quả với ĐBCL từ bên ngoài sẽ tạo ra một cơ chế bền vững cho việc duy trì và phát triển chất lượng của các CSĐTN.
Quá trình ĐBCL bao giờ cũng phải được bắt đầu từ sự ĐBCL bên trong. Việc thiết kế và đưa các qui trình, cơ chế ĐBCL vào thực hiện, mặc dù có sự hỗ trợ của các cơ quan bên ngoài, nhưng chủ yếu vẫn là trách nhiệm của TTDN công lập. Theo định kì, các CSĐTN cần đánh giá kết quả đầu ra, chất lượng sản phẩm theo các chuẩn mực nhất định và hiệu quả của các qui trình, cơ chế ĐBCL bên trong. Đảm bảo chất lượng bên trong là quá trình xem xét các yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra bằng việc sử dụng các qui trình và cơ chế nhất định.
Năm 2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành thông tư số 19/2010/TT- BLĐTBXH qui định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các CSĐTN. Tại điều 4 của thông tư này qui định các tiêu chí kiểm định như sau:
- Tiêu chí 1: Mục tiêu và nhiệm vụ 6 điểm - Tiêu chí 2: Tổ chức và quản lý 8 điểm - Tiêu chí 3: Hoạt động dạy và học 16 điểm - Tiêu chí 4: Giáo viên và cán bộ quản lý 18 điểm - Tiêu chí 5: Chương trình, giáo trình 18 điêm - Tiêu chí 6: Thư viện 2 điểm