PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 54)

Phương pháp nghiên cứu không phải chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi chính phương pháp nghiên cứu quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Với đề tài “Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu; phương pháp xử lý số liệu; phương pháp phân tích số liệu và sử dụng các số liệu khác để nghiên cứu, …

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 2.1.1. Chất lượng là gì?

2.1.2. Chất lượng đào tạo là gì?

2.1.2.1. Đánh giá chất lượng sử dụng những tiêu chí nào?

2.1.2.2. Thực trạng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc?

2.2.2.3. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần có những giải pháp gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Để đánh giá đƣợc thực trạng chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đề tài kết hợp sử dụng hai nguồn phân tích là phân tích định tính và định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các kết luận của vấn đề nghiên cứu.

- Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Lao động & TBXH; Tổng cục dạy nghề, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Vĩnh Phúc. Báo cáo công tác dạy nghề qua các năm 2012, 2013, 2014 và các báo cáo, công tác tuyển sinh, chất lượng đào tạo, trình độ cán bộ, giáo viên …, Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thông qua các báo cáo của Tổng cục dạy nghề - Bộ Nông nghiệp &

PTNT; Bộ Lao động TB&XH, các báo cáo của các sở, ngành trong tỉnh và các số liệu thu thập từ các trường, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, … đƣợc sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Lập phiếu điều tra, chọn ra mẫu để nghiên cứu việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, do vậy để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu tác giả chọn điểm nghiên cứu dựa trên tiêu chí sau:

- Các trường Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

- Các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có tham gia đào tạo nghề với các ngành nghề phù hợp với các nghề Nhà trường đang đào tạo.

- Phỏng vấn cán bộ, giáo viên và học sinh tại Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế, quan sát hoặc thực nghiệm. Các thông tin này cần đƣợc xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết. Có hai phương hướng xử lý thông tin:

- Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện trên cơ sở những thông tin thu đƣợc qua điều tra, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu, ...

- Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc nhƣ các bảng biểu tổng hợp, biểu đồ, đồ thị, ...

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.3.1. Phương pháp thống kê

Là phương pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hoá các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng để phân tích thực trạng số liệu về cơ sở hạ tầng, quy mô tuyển sinh, chất lƣợng đào tạo, …

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Dùng để so sánh các chỉ tiêu, các yếu tố về định lƣợng nhƣ chỉ tiêu tuyển sinh, các ngành nghề đào tạo, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi ra trường, tỷ lệ học sinh có việc làm ổn định, ...

2.2.3.3. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghề và đại diện các doanh nghiệp có tuyển dụng lao động của Nhà trường. Dự kiến phỏng vấn một số cán bộ quản lý Nhà nước về công tác dạy nghề, lãnh đạo một số trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và đại diện doanh nghiệp có sử dụng lao động là học sinh tốt nghiệp của Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, … 2.2.3.4. Phương pháp dự báo

- Phương pháp dự báo định tính: Phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những yếu tố liên quan, dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những yếu tố liên quan này trong tương lai. Phương pháp định tính có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ việc khảo sát ý kiến đƣợc tiến hành một cách khoa học để nhận biết các sự kiện tương lai hay từ ý kiến phản hồi của một nhóm đối tưởng hưởng lợi (chịu tác động) nào đó.

- Phương pháp dự báo định lượng: Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy đƣợc. Tất cả các mô hình dự báo theo định lƣợng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi .

Tuy nhiên hiện nay thông thường khi dự báo người ta thường hay kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng để nâng cao mức độ chính xác của dự báo. Bên cạnh đó, vấn đề cần dự báo đôi khi không thể thực hiện đƣợc thông qua một phương pháp dự báo đơn lẻ mà đòi hỏi kết hợp nhiều hơn một phương pháp nhằm mô tả đúng bản chất sự việc cần dự báo.

2.3. Các chỉ tiêu sử dụng đánh giá chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số HS xếp loại khá, giỏi

Tỷ lệ HS xếp loại khá, giỏi (%) = X 100%

Tổng số HS Số HSTN có việc làm

Tỷ lệ HS có việc làm (%) = X 100%

Tổng số HS tốt nghiệp Số HSTN có việc làm ổn định

Tỷ lệ HS có việc làm ổn định (%) = X 100%

Số HSTN có việc làm Số HSTN đƣợc DN đặt hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ lệ HS đƣợc DN đặt hàng (%) = X 100%

Số HSTN có việc làm Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)