Hoàn thiện xây dựng nội quy, quy chế của Nhà trường

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 77 - 98)

Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.1. Hoàn thiện xây dựng nội quy, quy chế của Nhà trường

- Nói đến một nhà trường ngoài hoạt động giảng dạy của giáo viên, thì một yếu tố không thiếu đó là hoạt động học tập của học sinh. Đây là một trong những hoạt động rất trọng tâm trong một nhà trường. Hoạt động học tập giúp học sinh lĩnh hội tri thức khoa học, kiến thức nghề nghiệp, rèn luyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những kỹ năng, kỹ sảo,…

- Vì thế việc xây dựng nội quy, quy chế trong Nhà trường có vai trò hết sức quan trọng, nó rèn luyện cho học sinh ý thức, thái độ nghề nghiệp và phải tổ chức làm việc một cách khoa học. Tạo cho học sinh có động cơ học tập đúng đắn, ý thức học tập tự giác, sáng tạo, chủ động, tự học, tự nghiên cứu và tác phong công nghiệp.

- Công tác quản lý học sinh - sinh viên đang học tập tại trường còn có hạn chế nhất định nhƣ học sinh chƣa thực hiện đúng nội quy, quy chế của Nhà trường; hiện tượng học sinh nghỉ học tự do còn nhiều; ý thức kỷ luật trong việc thực hiện giờ vào lớp chƣa tốt, ... (Tập chung chủ yếu vào đối tƣợng là học sinh hệ Trung cấp nghề + Bổ túc THPT)

4.2.1.2. Nội dung của giải pháp

- Tăng cường công tác quản lý quá trình đào tạo, quản lý chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lƣợng học tập của học sinh

- Tăng cường công tác giáo dục ý thức và thái độ nghề nghiệp cho học sinh.

- Tăng cường công tác giáo viên chủ nhiệm, gắn kết việc giáo dục giữa Nhà trường, chính quyền địa phương và gia đình trong việc giáo dục một cách toàn diện đối với học sinh.

- Thống nhất trong việc phối hợp giữa các đơn vị, phòng, khoa trong toàn trường, nhất là sự phối hợp giữa phòng Quản lý học sinh, sinh viên với giáo viên chủ nhiệm các lớp; sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh nhất là phụ huynh của những học sinh hệ Trung cấp nghề + Bổ túc THPT, ...

4.2.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Hoàn thiện hệ thống văn bản (các quy chế riêng của nhà trường) để phục vụ công tác quản lý cho từng lĩnh vực nhƣ: Quản lý quá trình đào tạo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quản lý giáo viên trong việc giảng dạy, quản lý học sinh, ...

- Ban giám hiệu và các trưởng khoa có kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất từng giờ sinh hoạt lớp của giáo viên. Sau đó, đƣa ra nhận xét đánh giá có khen thưởng, kỷ luật kịp thời.

- Phòng quản lý học sinh - sinh viên có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám hiệu về Phòng quản lý học sinh - sinh viên. Chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan giải quyết những hạn chế về công tác quản lý học sinh

- Tổ chức tốt khâu đón tiếp học sinh nhập trường, tư vấn hướng nghiệp để học sinh có định hướng đúng đắn về lựa chọn nghề nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh khi học tập tại trường.

- Giáo viên là tấm gương có ảnh hưởng sâu sắc tới thái độ tích cực của học sinh. Do vậy giáo viên cần sâu sát, uốn nắn rèn luyện ý thức học tập, tác phong công nghiệp đối với từng học sinh.

4.2.1.4. Phương pháp triển khai

- Các khoa, bộ môn xây dựng kế hoạch dự giờ đối với giáo viên, qua đó giáo viên có thể trao đổi ý kiến, rút kinh nghiệm và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổ chức các hoạt động khuyến khích, lôi cuốn sự tham gia tự giác tích cực của học sinh nhƣ tổ chức thi tay nghề giỏi, tổ chức các hoạt động đoàn thể khác trong nhà trường.

- Với các hoạt động ngoại khoá: tổ chức các hoạt động gắn liền với ngành nghề như hội thảo chuyên đề, nêu gương các nhà doanh nghiệp thành đạt, ...

- Nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp cần giữ mối liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội nơi trường đặt địa điểm để phối hợp trong công tác quản lý học sinh - sinh viên

- Phòng quản lý học sinh - sinh viên phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội học sinh sinh viên thành lập các đội tự quản để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động học tập của học sinh, tổ chức các buổi sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt ngoại khóa, ...

4.2.1.5. Dự kiến kết quả thực hiện

- Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban để nhằm nâng cao công tác quản lý các hoạt động dạy và học

- Trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng sẽ điều chỉnh bổ sung điều chỉnh những quy định đối với giáo viên chủ nhiệm về công tác quản lý học sinh

- Tăng cường thời gian hoạt động ngoại khoá thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội học sinh sinh viên,...

4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý 4.2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

- Chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc nhiều yếu tố nhƣ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; chương trình, giáo trình đào tạo; cơ sở vật chất;

nguồn lực tài chính, ... Nhƣng xét cho cùng chất lƣợng đào tạo nghề phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng của đội ngũ giáo viên. Để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực thì cần phải bổ sung cả về số lƣợng, đồng thời cũng phải chú trọng nâng cao cả chất lƣợng đội ngũ giáo viên.

- Nhằm đổi mới phương pháp đào tạo và rèn luyện cho học sinh tinh thần tự học, trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, lấy học sinh làm trung tâm của bài giảng. Lấy hiệu quả của giảng dạy là khơi dạy khả năng sáng tạo còn tiềm ẩn của mỗi học sinh chứ không phải là hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng bài,…

- Thực chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là tạo ra một quá trình học tập mới cho học sinh nhằm tạo ra cho học sinh thói quen trí tuệ, kỹ năng phân tích vấn đề, khả năng tiếp thu, diễn đạt, tổ chức, xử lý thông tin.

Trong phương pháp dạy học mới việc tạo ra cho người học thói quen trong quá trình học tập họ chỉ quan tâm, học hỏi đến những gì có liên quan đến chuyên môn và sẽ quên những gì không liên quan đến chuyên môn của họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phương pháp dạy học mới cũng cần phải quan tâm đến một thực tế rất quan trọng là: Ở bất cứ một chuyên môn nào kiến thức đều rất đa dạng và luôn thay đổi theo thời gian. Do đó, giảng dạy theo xu thế hiện nay là khai thác và tận dụng nội lực của học sinh để họ sẽ tự học suốt đời. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn phương pháp giảng dạy cũ (phương pháp giảng dạy truyền thống) bởi vì phương pháp cũ có những ưu điểm rất lớn mà không ai có thể phủ nhận đƣợc đó là phát huy rất tốt trí nhớ của người học. Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là tạo ra một phương pháp giảng dạy hoàn toàn mới khác biệt với cái cũ, để loại trừ cái cũ.

Nói như vậy, phát triển phương pháp giảng dạy mới không có nghĩa là dung hoà các phương pháp dạy học đã có để làm “khác” hay “tương tự các phương pháp đã có” mà phải có phương pháp thực sự làm thay đổi được căn bản thói quen dạy và học đang sử dụng hiện nay tại các cơ sở dạy nghề.

4.2.2.2. Nội dung của giải pháp

- Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề phải đảm bảo đủ số lƣợng, nghĩa là đạt chuẩn theo quy định là 20 học sinh/1 giáo viên (Theo thông tƣ số 24/2011- BLĐTBXH ngày 21/9/2011).

- Đảm bảo chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề và hiểu biết các kiến thức thực tế sản xuất cũng nhƣ các kiến thức về văn hoá xã hội.

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề phải đảm bảo đủ về số lƣợng và đủ về chất lƣợng nhƣng đồng thời phải đảm bảo cơ cấu hợp lý về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về cơ cấu ngành nghề, về cơ cấu độ tuổi và giới tính.

- Nâng cao chất lƣợng dạy nghề thông qua quá trình dạy và học tại trường đáp ứng quy mô đào tạo đang ngày càng phát triển về cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng nhƣ số lƣợng học sinh.

- Mở rộng quan hệ hợp tác trong đào tạo giữa nhà trường với các doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề khác, đáp ứng sự phát triển chung trong lĩnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vực đào tạo nghề ở nước ta.

- Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, triệt để ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường thời gian tự học, tự nghiên cứu, thực hành.

- Coi trọng đào tạo phát triển kỹ năng, tạo điều kiện cho người học trực tiếp tiếp xúc với thực tế bằng các chương trình ngoại khóa tại các doanh nghiệp...

4.2.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Tuyển dụng giáo viên cho các ngành nghề còn thiếu hoặc có nhu cầu phát triển của nhà trường trong thời gian tới.

- Huy động nguồn tài chính là yếu tố không thể thiếu trong công tác bồi dƣỡng. Hoạt động bồi dƣỡng đƣợc tiến hành một cách liên tục do đó đòi hỏi phải có một ngân sách riêng cho hoạt động bồi dƣỡng. Việc có một ngân sách riêng cho hoạt động bồi dƣỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc quyết định, lựa chọn các chương trình bồi dưỡng cũng như số lượng người tham gia vào hoạt động bồi dƣỡng.

- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo các hướng sau:

+ Nâng cao trình độ chuyên môn.

+ Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

+ Nâng cao nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề.

+ Kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học.

+ Bồi dƣỡng về tin học và ngoại ngữ.

+ Bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học.

+ Nâng cao ý thức nghề nghiệp.

4.2.2.4. Phương pháp triển khai

- Căn cứ vào quy mô đào tạo của nhà trường và định hướng phát triển trong thời gian tới, nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển dụng, lập tờ trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình lên Bộ Nông nghiệp &PTNT. Trong đó, chủ động đề xuất biện pháp cho phép nhà trường chủ động trong việc tuyển chọn giáo viên bằng cách tổ chức thi tuyển để có thể lựa chọn đƣợc những giáo viên có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức phù

- Việc bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên phải luôn đƣợc nhà trường quan tâm thực hiện trong suốt quá trình đào tạo của nhà trường.

Nhà trường cần xây dựng được các chế độ chính sách phù hợp, lựa chọn được đúng người, đúng đối tượng cần tham gia bồi dưỡng, thúc đẩy chất lượng và hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng đối với nhà trường. Việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả các hoạt động bồi dƣỡng giáo viên cần đáp ứng các yêu cầu chung của Nhà trường

- Nhà trường có trách nhiệm trong việc giúp giáo viên nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với từng cá nhân trong nhà trường. Giúp người giáo viên hình thành nhu cầu và hiểu rõ trách nhiệm tham gia hoạt động bồi dưỡng, đồng thời nhà trường cũng phải đóng vai trò trong hoạt động định hướng các vấn đề cần bồi dưỡng cho giáo viên.

- Nhà trường nên căn cứ theo lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn cũng nhƣ các yêu cầu cụ thể của ngành nghề, vị trí làm việc của giáo viên để xây dựng những quy định cụ thể về nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia hoạt động bồi dƣỡng. Các quy định phải đƣợc xây dựng với sự tham gia đóng góp của toàn thể giáo viên nhà trường, những người trực tiếp tham gia hoạt động bồi dưỡng và phải được công bố công khai cho tất cả mọi giáo viên trong trường đƣợc biết.

- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn, tham quan thực tế sản xuất, đào tạo gắn liền với sản xuất, tham gia các lớp bồi dƣỡng do Tổng cục dạy nghề tổ chức,... Việc xác định hình thức bồi dƣỡng phải căn cứ trên từng đối tƣợng bồi dƣỡng theo từng nghề đào tạo cụ thể nhằm đảm bảo tính chính xác và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mang lại hiệu quả cao.

- Giáo viên là người trực tiếp tham gia hoạt động bồi dưỡng, là người đóng vai trò quyết định đối với chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Nhà trường cần có các chính sách, chế độ thoả đáng nhằm giúp giáo viên tham gia hoạt động bồi dƣỡng một cách tự nguyện, tích cực. Tránh để xảy ra trường hợp người cần được bồi dưỡng thì lại không được tham gia, người không cần bồi dưỡng thì lại có tên trong danh sách, điều này sẽ dẫn đến hiện tƣợng chán nản, mất lòng tin trong giáo viên, mặt khác hoạt động bồi dƣỡng nhƣ vậy sẽ không mang lại hiệu quả

4.2.2.5. Dự kiến kết quả thực hiện

- Công tác tuyển dụng giáo viên nhất thiết phải có sự tham gia của đại diện đến từ cơ quan quản lý dạy nghề, đại diện đến từ các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng tuyển dụng giáo viên

- Việc cử giáo viên tham gia học tập tại nước ngoài theo chuẩn cấp độ ASEAN phải có trình độ Ngoại ngữ đạt chuẩn theo quy định của Hội đồng khoa học Nhà trường và quy định của Tổng cục dạy nghề

- Thay thế dần phương thức truyền tải kiến thức từ người dạy, từ giáo trình đến người học bằng phương pháp giúp người học tìm hiểu kiến thức đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

4.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất 4.2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

- Cơ sở để đánh giá về cơ sở vật chất trong đào tạo nghề hiện nay tại Việt Nam đƣợc dựa trên các chuẩn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Lao động TB&XH và Bộ xây dựng. Các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề hiện nay hầu hết đều đáp ứng các quy định về tổng diện tích, nhƣng diện tích dành cho ký túc xá sinh viên thì chƣa đáp ứng đƣợc quy mô đào tạo. Số trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề có diện tích ký túc xá sinh viên đáp ứng đƣợc quy mô đào tạo chỉ chiếm ở mức 43% và 33%. (theo tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hợp, điều tra của Vụ cơ sở vật chất - Tổng cục dạy nghề)

- Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước trong quy hoạch và phát triển dạy nghề, các địa phương đã tạo điều kiện cho các đơn vị dạy nghề phát triển. Nhiều trường đặt tại trung tâm thành phố và được quy hoạch gần các trục đường giao thông hoặc quốc lộ chính. Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 1 trong 40 trường được đầu tư thành trường nghề chất lượng cao giai đoạn 2013 - 2015 và là trường trọng điểm về đào tạo nghề của tỉnh, hàng năm cung cấp hàng nghìn lao động có chất lƣợng cho các doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

- Nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp đào tạo, … thì việc tăng cường đầu tƣ cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

- Để đáp ứng đƣợc trang thiết bị dạy nghề theo quy định của Tổng cục dạy nghề. Ngoài các thiết bị đƣợc mua từ các nhà cung cấp thiết bị trong và ngoài nước thông qua các nguồn vốn của Trung ương và của Bộ NN&PTN cấp, thì Nhà trường cần huy động nguồn lực tự có, sức sáng tạo của giáo viên để nghiên cứu, sản xuất thiết bị dạy nghề phục vụ cho công tác đào tạo nghề vì theo chương trình đào tạo nghề, thời gian học thực hành tại xưởng chiếm từ 60 - 70% chương trình học tập toàn khoá.

- Diện tích đất sử dụng chƣa đáp ứng tốt quy mô đào tạo hiện nay và trong giai đoạn tới, nhất là trường đã được chọn là trường được đầu tư thành trường nghề chất lượng cao đến năm 2015.

- Tăng cường huy động nguồn lực tài chính để đầu tư cho một số nghề không phải là nghề đƣợc Tổng cục dạy nghề phê duyệt đầu tƣ trọng điểm nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa các ngành nghề mà nhà trường đang

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 77 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)