CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Nhằm mục đích làm rõ thực trạng về chất lượng đào tạo nghề hiện tại và khả năng nâng cao chất lượng đào tạo trong 5 năm tới của trường CĐN Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên; đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng tay nghề và khả năng thích ứng của học sinh sinh viên do nhà trường đào tạo.
- Đối tượng lựa chọn điều tra:
+ Đại diện các cán bộ quản lý, giáo viên và HSSV trường CĐN Cơ điện – Luyện kim TN (220 người)
+ Đại diện các cán bộ quản lý các doanh nghiệp có sử dụng lao động là HSSV của trường ( 11 doanh nghiệp)
+ Đại diện các HSSV tốt nghiệp đã đi làm tại 11 doanh nghiệp trên (45 người) 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin :
Trong quá trình thu thập và xử lý thông tin thì quá trình thu thập thông tin đóng vai trò rất quan trọng, bởi nếu không thu thập thông tin thì không có
thông tin để mà xử lý, hoặc nếu có thông tin nhưng không đúng phương pháp thì khi xử lý thông tin cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê định lượng và điều tra mẫu trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài: tiến hành gặp gỡ, trao đổi, phỏng vẫn các chuyên gia về đào tạo nghề: Lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên, HSSV trường CĐN Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên; cán bộ quản lý và HSSV đã tốt nghiệp làm việc trong 11 doanh nghiệp
* Thu thập tài liệu và thông tin thứ cấp: Từ các tài liệu đã công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước như: các tài liệu, báo cáo, website của trường CĐN Cơ điện - Luyện kim , Tổng cục Dạy nghề, Tổng Công ty Thép VN, Tổng cục Thống kê, tỉnh Thái Nguyên và một số trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ các công trình khoa học trong và ngoài nước, các ấn phẩm, các văn bản pháp quy có liên quan đến phát triển đào tạo nghề bền vững.
* Thu thập tài liệu và thông tin mới qua điều tra: Các số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập dựa trên phương pháp điều tra , thống kê điều tra xã hội học. Mục tiêu của điều tra nhằm thu thập thông tin và những thông tin còn thiếu trong hệ thống thông tin để phục vụ cho nghiên cứu và phân tích. Tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp sau:
- Quan sát: Trực tiếp tham gia vào hoạt động dạy học của trường CĐN Cơ điện – Luyện kim giúp tác giả hiểu rõ và chia sẻ kinh nghiệm với đối tượng nghiên cứu; Quan sát hoạt động học tập của học sinh sinh viên khi ở trường và khi đi làm tại doanh nghiệp.
- Phỏng vấn: Sử dụng các câu hỏi một cách linh hoạt với từng đối tượng được phỏng vấn
- Điều tra bằng phiếu: Sử dụng các bảng câu hỏi dành cho các đối tượng được điều tra gồm: Cán bộ giáo viên trường CĐN Cơ điện – Luyện kim TN;
cán bộ quản lý doanh nghiệp có lao động là HSSV của trường; một số công nhân là cựu học sinh của trường.
2.2.3. Phương pháp phân tích đánh giá
Các số liệu điều tra thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Số liệu sẽ được cập nhật và xử lý bằng chương trình phần mềm Excel.
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được thể hiện trong báo cáo đề tài để mô tả thực trạng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên
2.2.3.2. Phương pháp phân tích, so sánh
* Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này dùng để phân tích các số liệu cụ thể và thường kết hợp với so sánh để làm rõ các vấn đề.
- Tình hình biến động của các hiện tượng qua các giai đoạn thời gian.
- Mức độ hiện tượng
- Mối quan hệ giữa các hiện tượng
Được thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.
* Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh qua các năm, so sánh giữa số liệu điều tra ở thực trạng so với các tiêu chí cần đạt về chất lượng đào tạo, để biết thực trạng chất lượng đào tạo đã đạt đến mức nào; từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá và có các giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên
2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng và khảo cứu các tài liệu có liên quan, lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình phân tích đánh giá từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.