Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng nghề cơ điện luyện kim thái nguyên trong thời kỳ hội nhập (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo của trường CĐN Cơ điện – Luyện kim TN

2.3.1.1 Chỉ tiêu về sử dụng cơ sở vật chất

Chỉ tiêu Hiệu quả về sử dụng cơ sở vật chất giúp đánh giá mức độ sử dụng tài sản của nhà trường vào việc đào tạo nghề từng năm đã khai thác hết công suất tài sản chưa hay đã quá tải. Từ đó giúp lãnh đạo trường có định hướng đúng đắn nhất trong đầu tư cơ sở hạ tầng cho đào tạo nghề /hoặc thúc đẩy tăng cường quy mô đào tạo.

Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ diện tích phòng học lý thuyết và thực hành trên tổng số HSSV

Hcsvc = Tổng diện tích phòng học

( m2 / 1 HSSV) Tổng số HSSV trong năm

2.3.1.2.Chỉ tiêu về sử dụng nguồn kinh phí đào tạo

Chỉ tiêu Hiệu quả về sử dụng nguồn kinh phí đào tạo giúp đánh giá trình độ sử dụng nguồn kinh phí đào tạo của nhà trường đã hợp lý và phù hợp với chuẩn đầu ra của HSSV cũng như chuẩn yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động chưa. Từ đó giúp lãnh đạo trường có định hướng chính xác cho việc sử dụng nguồn kinh phí đào tạo bằng việc giảm chi phí chưa hợp lý/ hoặc và tăng cường tìm kiếm nguồn cấp tài chính bổ sung cho đào tạo sao cho sản phẩm đầu ra (tay nghề của HSSV) phải đạt chuẩn yêu cầu của thị trường (Doanh nghiệp).

Chỉ tiêu này được xác định bằng tỉ lệ tổng kinh phí chi thực tế cho đào tạo trên tổng số HSSV hệ dài hạn trong năm

HKP = Tổng kinh phí chi thực tế

(đồng/ 1 HSSV/ năm) Tổng số HSSV dài hạn trong năm

2.3.1.3. Chỉ tiêu về chi phí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Chỉ tiêu Hiệu quả về chi phí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giúp đánh giá mức độ quan tâm của nhà trường trong việc tăng cường năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên, đây có thể coi là chỉ tiêu quan trọng giúp cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm đầu ra của quá trình đào tạo nghề (tay nghề của HSSV)

Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng số kinh phí hỗ trợ giáo viên đi học các khóa học trong năm và tổng số lượt giáo viên được đi đào tạo nâng cao trong năm

2.3.1.4. Chỉ tiêu về các chi phí khác

Bên cạnh các chỉ tiêu chính yếu còn có các chỉ tiêu về các loại chi phí liên quan đến đào tạo của nhà trường như:

- Chi phí tuyên truyền, quảng cáo, hỗ trợ tuyển sinh: Là khoản chi phí hợp lý giúp nhà trường có được nguồn cung dồi dào về lực lượng lao động có nhu cầu học nghề. Được xác định :

Hts = Số tiền hỗ trợ tuyển

sinh cho 1 HSSV x Tổng số HSSV

nhập học (đồng)

- Chi phí hỗ trợ trực tiếp cho HSSV: Là khoản chi phí hợp lý bao gồm : miễn phí ở Ký túc xá, miễn phí 5 KWh điện 1 tháng đối với mỗi HSSV ở nội trú, hỗ trợ tiền ăn hàng tháng, tiền về hè, tết cho các HSSV thuộc diện chính sách , chỉ tiêu này giúp nhà trường duy trì số lượng HSSV trong suốt khóa học.

Được xác định :

Hhs = Số tiền hỗ trợ trực

tiếp cho 1 HSSV x Tổng số HSSV

được hỗ trợ (đồng)

- Chi phí duy trì quan hệ doanh nghiệp: Là khoản chi phí hợp lý bao gồm: tổ chức các hội thảo kết nối doanh nghiệp với nhà trường, tổ chức đưa HSSV đi thực tế tại các doanh nghiệp là nơi các em sẽ làm việc sau khi tốt nghiệp, tổ chức các ngày hội tuyển dụng đưa doanh nghiệp đến nhà trường trực tiếp giao lưu, tiếp xúc với HSSV các khóa, nhất là HSSV sắp tốt nghiệp. Chỉ

tiêu này giúp HSSV hoàn toàn yên tâm về đầu ra trong suốt khóa học và giúp nhà trường thực hiện cam kết giới thiệu việc làm đúng chuyên môn cho 100%

HSSV sau khi tốt nghiệp. Được xác định : HDN = Số tiền 1 lần tổ

chức hội thảo x Tổng số lần hội

thảo, tham quan (đồng) 2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu xã hội

Sự phát triển bền vững của hệ thống doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến sự bền vững của hệ thống dạy nghề. Tuy nhiên các chỉ tiêu về kinh tế, sinh thái, môi trường lại là cơ sở đảm bảo cho bền vững về mặt xã hội của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đó là :

- Tỷ lệ tăng dân số

- Tỷ lệ dân số sống bằng và dưới ngưỡng nghèo - Tỷ lệ thất nghiệp

- Tỷ lệ lao động được đào tạo

- Hệ thống thị trường tiêu thụ, cũng như cung ứng sản phẩm hàng hóa (giá cả, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, các nguồn cung ứng vật tư…)

- Các hoạt động văn hoá, xã hội của cộng đồng.

- Hiểu và thực hiện các chính sách của nhà nước.

- Bên cạnh đó, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như hệ thống cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững của hệ thống dạy nghề. Ví dụ : Luật doanh nghiệp, Luật dạy nghề, Luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, Đề án đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Chính phủ và các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác của nhà nước trung ương cũng như địa phương sẽ góp phần quan trọng vào sự bền vững của hệ thống dạy nghề.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng nghề cơ điện luyện kim thái nguyên trong thời kỳ hội nhập (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)