CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
3.4. Đánh giá về chất lượng đào tạo nghề của trường CĐN Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên
3.4.1. Kết quả đạt được:
- Bước đầu đã hình thành được mạng lưới các trạm đào tạo lưu động ở nhiều địa phương lân cận.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ từng bước được quan tâm, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho giáo viên . Đã thực hiện đào tạo theo phương thức “đào tạo ba cấp độ”, đòi hỏi đào tạo thực hành có sự tích hợp chặt chẽ với đào tạo lý thuyết, bao gồm ba cấp độ cần thiết (đào tạo nền tảng rộng, đào tạo thực hành theo lĩnh vực cụ thể, và đào tạo chuyên môn hóa trong những điều kiện nơi làm việc) lồng ghép với những yêu cầu của nơi làm việc .
- Việc xây dựng chương trình đào tạo có nhiều đổi mới: các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề được cấu trúc theo modul với nội dung và thời gian đào tạo phù hợp; chương trình bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề được cập nhật, bổ sung theo sự thay đổi của kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất.
- Nhà trường đã chuyển hướng đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động và của doanh nghiệp. Đã có những hình thức hợp tác, liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề, đưa lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên: Đối với nhà trường có tính chuyên nghiệp theo hướng chuẩn hoá. Đối với doanh nghiệp có được lực lượng lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí đào tạo.
3.4.2. Những tồn tại, yếu kém trong công tác đào tạo nghề
- Số lượng các nghề được đào tạo trong trường còn ít, quy mô đào tạo nhỏ; chưa chưa thật phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của doanh nghiệp; chưa bổ sung kịp thời các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Chương trình đào tạo được đổi mới nhưng chưa kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ, học sinh được đào tạo kỹ năng cơ bản theo chuyên ngành nhưng thiếu sự sáng tạo, linh hoạt theo đặc thù của doanh nghiệp.
- Việc huy động đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giỏi của DN tham gia đào tạo, thỉnh giảng, kiểm tra, đánh giá chất lượng chưa được tiến hành thường xuyên và liên tục.
- Từ 2006 nhà nước không cấp kinh phí chi thường xuyên; mặc dù trường có năng lực đào tạo cao nhưng do quy hoạch chưa tốt nên đào tạo cho Tổng Công ty Thép chưa nhiều hoặc chưa phù hợp nhu cầu.
- Huy động đầu tư của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề của tường được thực hiện thông qua việc khuyến khích là chủ yếu. Quỹ hỗ trợ học nghề được quy định từ năm 2006 tại Luật Dạy nghề, tuy nhiên, đến nay Quỹ này vẫn chưa thực hiện được do chưa có các hướng dẫn thi hành Luật cụ thể cũng như các cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn của Quỹ.
- Việc tham gia của DN vào các hoạt động đào tạo chưa có tính ràng buộc rõ ràng do chưa có cơ chế, chính sách cụ thể.
3.4.3. Nguyên nhân
- Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động dạy nghề chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Cơ chế, chính sách của nhà nước đối với trường nghề thuộc doanh nghiệp mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng còn chậm và thiếu đồng bộ.
- Một số chính sách đã ban hành (thuế, tín dụng ưu đãi, học phí...) nhưng chưa phát huy hiệu quả, chưa thực sự khuyến khích trường nghề thuộc doanh nghiệp ổn định và phát triển.
- Chưa có cơ chế thống nhất, rõ ràng đối với các loại hình trường nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước, nhất là trường thuộc DNNN đã cổ phần.
- Các văn bản dưới luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề còn thiếu, không ràng buộc được các doanh nghiệp có trách nhiệm.
- Nhận thức về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với dạy nghề chưa đầy đủ. Các doanh nghiệp chưa ý thức được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp phải trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.
- Các Bộ, ngành chủ quản cũng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của các trường nghề thuộc doanh nghiệp nên chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho sự phát triển trường nghề thuộc doanh nghiệp.
- Giữa Nhà trường và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung về thông tin, dự báo nhu cầu về lao động của doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc nâng cao tay nghề cho công nhân đang làm việc và quyền lợi của người lao động sau khi nâng cao trình độ, tay nghề.
- Tư duy của lãnh đạo trường còn chưa bắt kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập nên dẫn đến yếu kém trong điều hành như:
chưa có chiến lược về đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp, về quy mô và địa bàn đào
tạo, về tìm kiếm nguồn lực phục vụ đào tạo và nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất.
CHƯƠNG 4