Thực trạng đào tạo nghề của trường CĐN Cơ điện – Luyện kim TN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng nghề cơ điện luyện kim thái nguyên trong thời kỳ hội nhập (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

3.2. Thực trạng đào tạo nghề của trường CĐN Cơ điện – Luyện kim TN

Căn cứ theo bộ chương trình khung tiêu chuẩn do Tổng cục Dạy nghề ban hành, nhà trường đã xây dựng được bộ chương trình chi tiết và giáo trình nội bộ cho tất cả các nghề đang đào tạo của trường. Hiện có 18 bộ chương trình giáo trình đang được lưu hành trong nhà trường, thường xuyên được Hội đồng sư phạm nhà trường kiểm tra, cho các khoa chuyên môn chỉnh lý phù hợp với tình hình thực tế. Chương trình, giáo trình của nhà trường được Tổng cục Dạy nghề tổ chức kiểm định hàng năm nhằm bổ sung những thiếu khuyết và chỉnh lý lại cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội của khu vực, của đất nước và phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như trong khu vực.

Bảng 3.4. Chương trình, giáo trình đang lưu hành tại trường

TT Tên chương trình, giáo trình Biên soạn mới

Đã chỉnh lý

Đã được nghiệm thu,

kiểm định 1 Bộ chương trình, giáo trình Điện công nghiệp x x x

2 Bộ chương trình, giáo trình Vận hành trạm điện hạ thế x x x

3 Bộ chương trình, giáo trình Nhiệt lạnh x

4 Bộ chương trình, giáo trình Hàn x x x

5 Bộ chương trình, giáo trình Cắt gọt kim loại x x x 6 Bộ chương trình, giáo trình Sửa chữa ô tô x x x

7 Bộ chương trình, giáo trình Sửa chữa máy công cụ x x x

8 Bộ chương trình, giáo trình Sửa chữa thiết bị luyện kim x x x

9 Bộ chương trình, giáo trình Tuyển khoáng x x

10 Bộ chương trình, giáo trình Luyện gang x x x

11 Bộ chương trình, giáo trình Luyện thép x x x

12 Bộ chương trình, giáo trình Cán thép x x x

13 Bộ chương trình, giáo trình Luyện Fero x x

14 Bộ chương trình, giáo trình Sửa chữa bảo trì máy tính x x x

15 Bộ chương trình, giáo trình Kế toán doanh nghiệp x x

16 Bộ chương trình, giáo trình Vận hành cầu trục x x x

17 Bộ chương trình, giáo trình Vận hành trạm khí nén x x

18 Bộ chương trình, giáo trình Vận hành nồi hơi áp lực x

(Nguồn: Phòng Đào tạo)

3.2.2. Quy mô tuyển sinh hàng năm

Bảng 3.5. Kết quả tuyển sinh phân theo trình độ đào tạo

Cao đẳng nghề

Trung cấp nghề

Sơ cấp nghề

Bồi dưỡng

nâng bậc

Số lượng Tỉ lệ (%)

2008 2005 600 320 450 635

2009 2171 428 560 525 658 166 108,3

2010 2452 384 652 660 756 281 112,9

Trong đó Năm

Kết quả tuyển sinh So sánh năm sau với năm trước Tổng số

( Nguồn phòng Tuyển sinh & GTVL).

Về tổng thể, lượng tuyển sinh của trường hàng năm có tăng nhưng không nhiều: năm 2009 tăng 8,3% so với năm 2008, năm 2010 tăng 12,9% so với năm 2009. Số người đăng ký học nghề ở trình độ Cao đẳng nghề giảm dần, số người đăng ký học nghề ở các trình độ thấp hơn tăng dần và tăng mạnh nhất là bậc bồi dưỡng, nâng bậc nghề; điều này cho thấy các doanh nghiệp và người lao động đã và đang chú trọng hơn đến vấn đề bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, những người cần học chuyển đổi nghề tăng.

3.2.3. Kết quả đào tạo nghề:

3.2.3.1. Kết quả đào tạo thường xuyên - Kết quả học tập:

Năm 2009 số lượng HSSV được đào tạo ít hơn năm 2008 là 174 người nhưng tỉ lệ HSSV đạt yêu cầu lại tăng hơn 1,2%, tuy nhiên số HS khá giỏi lại giảm đi 0,2% cho thấy mặt bằng nhận thức của HSSV năm 2009 là khá đồng đều, ít có HSSV vượt trội

Sang năm 2010, số lượng HSSV được đào tạo tăng hơn năm 2009 là 436 người với kết quả đạt yêu cầu tăng 1,8% trong đó số HSSV khá giỏi tăng hơn 1,3%, điều này cho thấy sự chuyển biến tích cực cả về phương pháp dạy nghề của giáo viên và nhận thức nghề nghiệp của HSSV.

Bảng 3.6. Kết quả đào tạo thường xuyên

Đơn vị: Người

SL TL

(%) SL TL

(%)

2008 2760 2365 85,7 266 9,6

2009 2586 2248 86,9 245 9,5 -174 1,2 -0,2

2010 3022 2680 88,7 325 10,8 436 1,8 1,3

Năm Tổng số HSSV

Trong đó khá giỏi Đạt yêu cầu

SL Tỉ lệ đạt (%)

Tỉ lệ khá giỏi

(%) Kết quả các năm So sánh giữa các năm

( Nguồn Phòng Đào tạo).

- Rèn luyện đạo đức:

Bảng 3.7. Kết quả rèn luyện đạo đức

SL TL (%) SL TL (%)

2008 2760 2755 99,8 5 0,2

2009 2586 2578 99,7 8 0,3 -0,1 0,1

2010 3022 3012 99,7 6 0,2 0,0 -0,1

Tỉ lệ yếu, kém (%) So sánh giữa các năm Yếu, kém

Đạt

Kết quả rèn luyện Số lƣợng

(người)

Năm Tỉ lệ đạt

(%)

( Nguồn phòng CTCT&HSSV).

Số liệu thống kê cho biết năm 2009 tỉ lệ học sinh yếu kém tăng 0,1 % so với năm 2008 cho thấy sự lỏng lẻo trong công tác quản lý HSSV; sang năm 2010 tỷ lệ này đã giảm đi 0,1% thể hiện đã có sự kết hợp quản lý giáo dục HSSV trong trường tốt hơn.

Nhìn chung kết quả đào tạo thường xuyên của nhà trường duy trì ở mức ổn định, năm 2010 có tốt hơn do tăng dung lượng học sinh, không có sự đột phá trong đào tạo

3.2.3.2. Kết quả tốt nghiệp:

Bảng 3.8. Kết quả tốt nghiệp

SL (người)

TL (%)

SL (người)

TL (%)

Tỉ lệ đạt (%)

Tỉ lệ Khá giỏi

(%)

2008 925 864 93,4 212 22,9

2009 786 745 94,8 185 23,5 1,4 0,6

2010 1022 988 96,7 246 24,1 1,9 0,5

Năm Số lƣợng (người)

Trong đó Khá giỏi

Đạt So sánh giữa

các năm

(Nguồn Phòng Đào tạo).

Số liệu thể hiện tỷ lệ tốt nghiệp của nhà trường năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên tỷ lệ khá giỏi tăng chậm lại, điều này cho thấy đã có sự chuyển biến trong quản lý đào tạo của nhà trường và ý thức của học sinh sinh viên mặc dù còn rất hạn chế.

3.2.4. Tình hình việc làm và thu nhập của HSSV sau khi tốt nghiệp - Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên là đơn vị đào tạo duy nhất trực thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước nói chung và chiến lược phát triển của ngành Thép Việt Nam nói riêng. Trong khi đó Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong những Tổng công ty lớn với 35 đơn vị thành viên , trên 20 nghìn lao động. Hiện nay đang đầu tư nhiều Dự án lớn về sản xuất thép như: Dự án cải tạo, mở rộng giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên, Dự án liên doanh với Trung Quốc đầu tư xây dựng Công ty CP Khoáng sản và luyện kim Việt Trung, Dự án khai thác Mỏ sắt

Thạch Khê, Dự án nhà máy Thép liên hợp Hà Tĩnh…. Chính vì thế mà hàng năm nhu cầu đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng bậc là rất lớn.

- Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho công tác đào tạo liên kết giữa trường với các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty, vì cùng là các đơn vị thành viên trong Tổng công ty nên có sự chỉ đạo từ trên và được nhất quán trong hệ thống các đơn vị. Song vấn đề là quá trình triển khai thực hiện với từng đơn vị đòi hỏi nhà trường phải chủ động nắm được những thông tin cần thiết ngay từ khi lập dự án và chủ động liên kết với các đơn vị để tổ chức thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực.

- Xuất phát từ tình hình thực tế như trên, từ năm 2000 Nhà trường đã thành lập Trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm. Nhiệm vụ của Trung tâm là xây dựng hệ thống thông tin về thị trường đào tạo, thị trường tuyển dụng lao động, là cầu nối giữa trường với các doanh nghiệp, với người học trong việc tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, liên kết đào tạo và tuyển dụng lao động.

- Vì là đơn vị thành viên của Tổng công ty Thép Việt Nam nên Nhà trường được tham gia với Tổng công ty trong việc xây dựng quy hoạch phát triển và chiến lược về đội ngũ, tham gia vào các Dự án đầu tư mới nên có nhiều thông tin về nhu cầu lao động để từ đó có kế hoạch trong công tác đào tạo.

- Hàng năm các đơn vị thành viên của Tổng công ty đã xây dựng kế hoạch đào tạo của mình, đồng thời phối hợp với Nhà trường xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo trên cơ sở các nghề mà nhà trường có thể đáp ứng được.

- Hàng năm nhà trường đều chủ động tổ chức hội nghị khách hàng giữa trường với các doanh nghiệp có liên kết đào tạo và sử dụng lao động là học sinh của trường để đánh giá chất lượng học sinh, trao đổi thông tin lẫn nhau, rút kinh nghiệm trong quá trình liên kết, để từ đó hai bên có sự điều chỉnh kế hoạch, nội dung chương trình hợp lý và khoa học nhằm nâng cao chất lượng và quản lý đào tạo.

- Do có mối liên hệ thường xuyên với doanh nghiệp nên HSSV của nhà trường hầu hết đã được tạm tuyển ngay trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại

các doanh nghiệp, ngay sau kỳ thi tốt nghiệp các em trở lại doanh nghiệp đi làm ngay với mức thu nhập phù hợp với công việc đảm nhiệm ( từ 4 – 6 triệu đồng/ tháng). Có một số lớp đào tạo còn được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động trực tiếp với từng HSSV ngay khi mới học hết năm thứ nhất (các lớp Luyện gang, Luyện thép)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng nghề cơ điện luyện kim thái nguyên trong thời kỳ hội nhập (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)