PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện trường đh y khoa đại học thái nguyên (Trang 40 - 45)

Đề tài nghiên cứu nhằm tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Nội dung việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính được hiểu hiện cụ thể như thế nào tại Bệnh viện trường Đại học Y Khoa?

- Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện trường Đại học Y Khoa, các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác đó?

- Giải pháp nào nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Bệnh viện trường Đại học Y Khoa?

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp:

- Số liệu sơ cấp: là kết quả thu được thông qua phỏng vấn lãnh đạo đơn vị.

+ Người được phỏng vấn: là thủ trưởng đơn vị, người có trách nhiệm trực tiếp về quản lý tài chính của Bệnh viện

+ Cách thức phỏng vấn: phỏng vấn theo chuyên đề, không cấu trúc (phỏng vấn sâu) về cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực nói chung, trong đó có tự chủ về tài chính;

+ Mục đích cuộc phỏng vấn: thu thập thông tin về những thuận lợi, khó khăn của đơn vị khi triển khai thực hiện chính sách nhằm phân tích đánh giá công tác quản lý tài chính tại đơn vị và đưa ra những giải pháp hữu ích.

- Số liệu thứ cấp: là các số liệu đã được xử lý, sử dụng trong phân tích, đánh giá của bản luận văn. Số liệu thứ cấp bao gồm:

+ Các văn bản pháp quy về hoạt động tài chính của Bệnh viện, như:

Nghị định 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ - CP; Nghị định 85/2012/NĐ - CP của Chính phủ về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các đơn vị y tế công lập; Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT - BYT- BTC của liên bộ: Bộ Y tế, Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

+ Các báo cáo tài chính tổng hợp, các bảng phân tích đánh giá tài chính tại đơn vị;

+ Các báo cáo về hoạt động chuyên chuyên môn trong hồ sơ đánh giá hoạt động bệnh viện hàng năm;

+ Các báo cáo về tình hình nhân lực tại đơn vị;

+ Số liệu và thông tin có sẵn cung cấp bởi các công trình nghiên cứu trước đó, các cổng thông tin của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Thái Nguyên, trên các phương tiện thông tin truyền thông..v..v.

Việc thu thập thông tin như trên sẽ cho phép tác giả luận văn có được sự đánh giá toàn diện công tác quản lý tài chính của Bệnh viện trường Đại học Y Khoa và các yếu tố tác động đến công tác đó.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu thu thập từ các nguồn khác nhau để có được những số liệu cần thiết phục vụ phân tích, đánh giá vấn đề cần nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

- Thống kê tập hợp các số liệu phản ánh quy mô hoạt động tài chính của Bệnh viện. Số liệu được thống kê từ các báo cáo hoạt động hàng năm, báo

cáo tài chính theo các niên độ kế toán, từ số liệu do các bộ phận chức năng của Bệnh viện cung cấp

- Thống kê các chỉ số phản ánh hiệu quả công tác tài chính của Bệnh viện.

- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để xác định các chỉ tiêu thu - chi tài chính của đơn vị

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này xác định biên độ dao động số liệu tài chính giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc, giữa số liệu thực hiện và số liệu kế hoạch, để làm rõ xu hướng biến động số liệu tài chính, qua đó đánh giá được hiệu quả hoạt động tài chính, hiệu quả của công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện.

So sánh tuyệt đối: cách tính xác định theo công thức sau Δa = At - At-1

Trong đó

At: là số liệu kỳ nghiên cứu At-1: là số liệu kỳ gốc

Δa: là số tăng (giảm) tuyệt đối của số liệu giữa hai kỳ.

So sánh tương đối: được xem xét dưới hai khía cạnh là tỷ trọng của số liệu thành phần trong số liệu tổng thể và tốc độ biến động giữa các thời kỳ.

Công thức xác định tỷ trọng như sau:

Ta (%) = Atp

x 100 A

Tong đó Ta (%): Tỷ trọng của số liệu thành phần trong tổng số A: số liệu tổng hợp (tổng số)

Atp: số liệu thành phần.

Công thức xác định tốc độ biến động giữa các kỳ, được xác định như sau:

GΔa (%) = Δa

x 100 At-1

Trong đó: GΔa (%): tốc độ biến động giữa các kỳ

Sử dung phương pháp so sánh, đối chiếu để đánh giá mức độ biến động của các giá trị phân tích cả về tương đối và tuyệt đối, tìm ra xu hướng biến động và các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của các giá trị nghiên cứu.

Phương pháp so sánh sử dụng để phân tích, đánh giá sự biến động các chỉ tiêu thu - chi tài chính của Bệnh viện

2.2.3.3 Phương pháp sử dụng biểu đồ:

Xây dựng các biểu đồ, để cho thấy mối tương quan giữa các đại lượng và xu hướng biến động của số liệu phân tích, tỷ trọng của thành tố trong tổng số.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1. Các chỉ tiêu về thu tài chính

- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:

Chỉ tiêu này được xác định dựa trên quyết định giao dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan chủ quản; nó phản ánh quy mô mức hỗ trợ từ NSNN để đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao;

- Mức thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:

Chỉ tiêu này được tổng hợp trên báo cáo tài chính của đơn vị, phản ánh quy mô về mặt giá trị hoạt động cung cấp dịch vụ của đơn vị;

- Các khoản thu sự nghiệp khác:

Chỉ tiêu này cũng được tổng hợp trên báo cáo tài chính, phản ánh các khoản thu khác ngoài hoạt động chuyên môn chính của đơn vị.

- Cơ cấu, tỷ trọng các khoản thu trong tổng thu của đơn vị:

Chỉ tiêu này cho thấy thành phần và vai trò của các khoản thu trong tổng số thu của đơn vị.

2.3.2. Các chỉ tiêu về chi hoạt động thường xuyên:

- Tổng mức chi hoạt động thường xuyên:

Phản ánh tổng số kinh phí cần thiết để duy trì hoạt động của đơn vị;

- Tổng mức chi thanh toán cá nhân:

Là số chi phí về nhân lực để duy trì hoạt động chuyên môn;

- Tổng mức chi phí hành chính:

Là chi phí cho các hoạt động hành chính phục vụ, tạo điều kiện cần thiết để cho hoạt động chuyên môn được diễn ra một cách bình thường;

- Tổng mức chi hoạt động chuyên môn của từng ngành:

Phản ánh chi phí sử dụng trực tiếp cho công tác chuyên môn. Đây là khoản chi phí gắn với chất lượng dịch vụ y tế của đơn vị;

- Tổng chi phí trích lập các quỹ tại đơn vị:

Phản ánh kết quả tài chính của hoạt động thường xuyên của đơn vị, đồng thời cũng cho thấy mức độ tích lũy từ kết quả đó

- Cơ cấu các khoản chi hoạt động thường xuyên:

Phản ánh tỷ trọng từng khoản chi trong tổng số chi hoạt động thường xuyên của đơn vị. So sánh chỉ tiêu này giữa các thời kỳ sẽ cho nhà quản lý thấy được xu hướng biến thiên của khoản mục chi phí, từ đó có biện pháp quản lý phù hợp.

(Trong khoảng thời gian lấy số liệu nghiên cứu, tại đơn vị không phát sinh hoạt động thu - chi không thường xuyên.)

2.3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí - Chỉ tiêu: Chi phí cho con người/ tổng thu của đơn vị:

Phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sử dụng nhân lực với số thu sự nghiệp của đơn vị.

- Chỉ tiêu: Chi phí tiền thuốc, vật tư tiêu hao/ tổng thu viện phí:

Đánh giá tính hiệu quả trong việc sử dụng thuốc, vật tư y tế đối với số thu viện phí, bởi đây là yếu tố chi phí có ảnh hưởng đến chất lượng khám và điều trị bệnh.

- Chỉ tiêu: chi phí đào tạo và chuyển giao kỹ thuật/ tổng thu viện phí:

Chỉ ra được mối liên hệ giữa chi phí đào tạo với số thu sự nghiệp. Do sự phát huy hiệu quả của hoạt động đào tạo và chuyển giao kỹ thuật thường có độ trễ nhất định so với thời điểm phát sinh chi phí nên việc so sánh phải lấy số chi phí đào tạo của kỳ trước so với số thu sự nghiệp kỳ này thì mới làm rõ lên được mối liên hệ giữa chúng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện trường đh y khoa đại học thái nguyên (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)