Thực trạng công tác quản lý nguồn thu của Bện viện trường ĐH

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện trường đh y khoa đại học thái nguyên (Trang 55 - 61)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐHTN

3.2. Công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện trường ĐH Y khoa

3.2.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn thu của Bện viện trường ĐH

Nguồn thu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. NSNN cấp kinh phí Tr.đ 1.648 1.500 1.500 2. 2. Thu sự nghiệp Tr.đ 20.200 15.196 15.923

2.1 Thu phí khám chữa bệnh Tỷ trọng trong tổng thu SN

Tr.đ

%

19.243 95,3

13.726 90,3

14.129 88,7 2.1.1 Thu từ kinh phí BHYT

Tỷ trọng trong tổng thu SN

Tr.đ

%

8.434 41,8

6.992 46,0

8.745 54,9 2.1.2. Người bệnh T.toán trực tiếp

Tỷ trọng trong tổng thu SN

Tr.đ

%

10.810 53,5

6.735 44,3

5.384 33,8 2.2. Thu đào tạo ngắn hạn

Tỷ trọng trong tổng thu SN

Tr.đ

%

264 1,3

1.014 6,7

1.459 9,2 2.3. Thu sự nghiệp khác

Tỷ trọng trong tổng thu SN

Tr.đ

%

692 3,4

457 3,0

335 2,1 (Nguồn: Báo cáo tài chính Bệnh viện các năm 2015,2016, 2017)

3.2.2.1. Nguồn hỗ trợ từ NSNN

Bệnh viện trường ĐH Y Khoa được thành lập theo mô hình bệnh viện thực hành của trường đại học, hướng phát triển các kỹ thuật chuyên sâu để phục vụ công tác đào tạo. Về mặt tài chính xây dựng theo hướng đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động, trong giai đoạn đầu xây dựng sẽ được hỗ trợ ở mức độ nhất định từ NSNN, chứ không được cấp kinh phí tính theo đầu giường bệnh giống như các bệnh viện khác do Bộ Y tế quản lý. Theo quy định hiện hành, nguồn tài chính NSNN cấp cho các bệnh viện công lập bao gồm các khoản sau:

a/ Kinh phí hoạt động thường xuyên: là khoản kinh phí cấp bù cho các khoản mục chi phí chưa được tính vào giá của dịch vụ y tế. Trong giai đoạn nghiên cứu (2015-2017), các chi phí được NSNN cấp bù cho các bệnh viện công lập bao gồm: tiền lương, phụ cấp cho nhân viên y tế; chi phí sửa chữa trang thiết bị và cơ sở vật chất; chi phí hành chính của bệnh viện; chi phí đào tạo và chuyển giao kỹ thuật. Khoản kinh phí này thường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định bằng một số tiền cụ thể tính trên một đầu giường bệnh. Đối với bệnh viện tuyến trung ương đóng trên địa bàn, mức hỗ trợ từ NSNN khoảng 85 triệu đồng/1 giường bệnh/ năm [6], bệnh viện tuyến tỉnh con số này là 68 triệu [15]. Cùng với lộ trình tính đủ chi phí vào giá dịch vụ y tế, các khoản kinh phí do NSNN cấp cũng được giảm đi tương ứng.

b/ Kinh phí nghiên cứu khoa học: là kinh phí được cấp theo từng đề tài hoặc từng công trình nghiên cứu;

c/Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu (nếu có);

d/Kinh phí thực hiện các chương trình nâng cao năng lực (nếu có);

đ/ Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị (nếu có);

e/ Kinh phí phòng chống dịch bệnh (nếu có);

g/ Các khoản kinh phí khác.

Tại Bệnh viện trường ĐH Y Khoa, trong giai đoạn thu thập số liệu chỉ có hai khoản được cấp từ NSNN: Kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí nghiên cứu khoa học. Trong bảng 3.3 cho thấy mức hỗ trợ từ NSNN không đều giữa các năm, mức hỗ trợ cao nhất cũng chỉ đáp ứng được khoảng 8% tổng kinh phí chi thường xuyên, phần còn lại do thu sự nghiệp của đơn vị bù đắp. Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định căn cứ để xác định mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị như sau:

Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị (%)

=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

X 100%

Tổng số chi hoạt động thường xuyên

Căn cứ vào số liệu tài chính của Bệnh viện vào năm 2015 là năm đầu thời kỳ ổn định, ta xác định được mức tự chủ tài chính như sau:

Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên

của Bệnh viện (%)

=

20.200 (tr.đ)

X 100% = 92,5%

21.847(tr.đ)

Như vậy mức độ tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên của Bệnh viện là 92,5% và thuộc nhóm 3: Đơn vị tự đảm bảo một phần khinh phí thường xuyên.

Biểu đồ 3.1. Nguồn kinh phí thường xuyên của bệnh viện 3.2.2.2. Nguồn thu từ khám bệnh, chữa bệnh

Nguồn thu từ khám chữa bệnh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của đơn vị, tỷ trọng của nguồn thu này cũng phản ánh mức độ tự chủ của đơn vị.

Hàng năm, Bệnh viện ký hợp đồng khám chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ BHYT với cơ quan BHXH tỉnh. Giá dịch vụ y tế thanh toán theo hợp đồng này áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Từ thời điểm tháng 1/3/2016 trở về trước, Bệnh viện áp dụng khung giá viện phí quy định tại Quyết định 23/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên, ban hành bảng giá thu viện phí đối với các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh. Từ

tháng 3/2016 trở về sau, Bệnh viện áp dụng bảng giá dịch vụ y tế quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của liên bộ Y tế - Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Số thu từ khám chữa bệnh của bệnh nhân có BHYT chiếm tỷ trọng ngày càng lớn cho thấy mức độ bao phủ BHYT ngày càng rộng. Số thu này do cơ quan BHXH trả thay cho người bệnh, và được quyết toán hàng quý theo quy định của BHXH Việt Nam.

Ngoài ra còn có số thu từ dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh nhân không có BHYT, bệnh nhân sử dụng các dịch vụ theo yêu cầu…Xác định đây là nguồn thu chính yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của Bệnh viện, vì vậy mọi nỗ lực quản lý tài chính chủ yếu để quản lý nguồn thu này. Bệnh viện đã trang bị hệ thống phần mềm thanh toán liên thông giữa các khoa đảm bảo thuận tiện cho người bệnh vừa hạn chế tối đa khả năng thất thoát tiền thu khám chữa bệnh. Số liệu tài chính của nhóm bệnh nhân có BHYT được cập nhật hàng ngày lên cổng thông tin của cơ quan BHXH, đây cũng là yêu cầu bắt buộc để cơ quan BHXH quản lý quỹ BHYT nhưng cũng là yếu tố giúp nâng cao kỷ luật tài chính của các khoa. Theo số liệu tại bảng trên, trong khi nguồn hỗ trợ từ NSNN tương đối ổn định thì nguồn thu sự nghiệp có xu hướng giảm (25%) vào năm 2016. Nguyên nhân của sự suy giảm này phần nhiều là khách quan: năm 2015 bệnh viện được hưởng số kết dư quỹ BHYT không sử dụng hết là 3,1 tỷ đồng, năm 2016 nguồn kinh phí này không còn nữa do tăng giá viện phí. Nếu loại bỏ đi nhân tố này thì số thu sự nghiệp năm 2016 bằng 89% năm 2015, giảm 11%. Con số giảm thu này được lý giải bằng một nguyên nhân: do năm 2016 bệnh viện nâng lên hạng 2, nên số thẻ BHYT đăng ký ban đầu thu hẹp lại trong phạm vi phường, xã nơi cơ sở y tế đặt trụ sở, so với những năm trước số thẻ chỉ cũn lại ẳ, dẫn đến lượng bệnh nhõn giảm đi gần ẵ, vỡ thế mặc dự giỏ viện phớ cú tăng khoảng 30% so với năm 2015 nhưng tổng thu của bệnh viện vẫn giảm. Sang năm 2017, bệnh viện đã có nhiều biện pháp để thu hút bệnh nhân nên đường đồ thị số thu đã đảo sang chiều tăng nhẹ (5%). Trong biểu đồ 3.4 mô tả sự

biến đổi tỷ trọng của các nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện, tỷ trọng số thu dịch vụ khám bệnh chữa bệnh giảm nhẹ từ chỗ chiếm tới 95,3% tổng thu sự nghiệp năm 2015 xuống còn 88,7% vào năm 2017. Chia sẻ vị trí gần như độc tôn của nguồn thu này là khoản thu đào tạo có chiều hướng đi lên: từ 1,3% năm 2015 đến năm 2017 đã chiếm 9,2% tổng thu. Trong tổng thu khám bệnh chữa bệnh thì tỷ trọng số thu do người bệnh thanh toán trực tiếp được biểu diễn bằng một đường đi xuống: chiếm 53,5% tổng thu năm 2015, đến 2016 chỉ còn chiếm 46% và sang 2017 chỉ còn 33,8%. Ngược chiều với nó tỷ trọng thu từ BHYT là một đường đi lên, tỷ trọng qua các năm từ 2015 đến 2017 lần lượt là 41,8%, 44,3% và 54,9%. Xu hướng tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện cho thấy hai điều:

+ Phạm vi bao phủ của BHYT ngày càng được mở rộng;

+ Sự thay đổi chính sách về tài chính y tế: giảm dần chi phí y tế từ tiền túi của người dân mà tăng dần việc thanh toán thông qua các quỹ an sinh xã hội (BHYT).

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biến động nguồn kinh phí giai đoạn 2015 - 2017 3.2.2.3. Nguồn thu sự nghiệp khác.

Ngoài số thu từ hoạt động khám chữa bệnh, tại bệnh viện còn phát sinh một số khoản thu sự nghiệp khác như thu từ các hợp đồng thực hiện

các dịch vụ kỹ thuật cho các cơ quan đơn vị, thu phí đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên y tế tuyến dưới..v..v.. các khoản thu này chiếm tỷ trọng không cao (khoảng 10-12% tổng thu), có ý nghĩa bổ sung nguồn kinh phí cho bệnh viện.

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ cơ cấu nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện từ 2015 - 2017

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện từ 2015 - 2017

3.2.2.4. Nguồn thu từ hoạt động xã hội hóa

Chủ trương xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ y tế có từ khá sớm.

Năm 2007, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 15/2007/TT-BYT hướng dẫn việc sử dụng tài sản để liên doanh liên kết hoặc góp vốn liên doanh liên kết mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của cơ sở y tế công lập. Theo quy định này thì có nhiều hình thức xã hội hóa dịch vụ y tế như liên doanh liên kết với nhà cung cấp để đặt máy, huy động vốn góp của CBVC đầu tư mua sắm trang thiết bị cung cấp dịch vụ, góp vốn và các nguồn lực với các đối tác để hình thành liên doanh riêng biệt…v..v..Tại Bệnh viện trường ĐH Y Khoa mới chỉ triển khai hình thức thứ hai: huy động vốn góp của CBVC đầu tư trang thiết bị. Phương án huy động vốn, mức thu dịch vụ và phương án trả tiền gốc tiền lãi cho người góp vốn được trù tính và đưa vào đề án hoạt động trình cơ quan cấp trên phê duyệt. Nguyên tắc tài chính của các dự án này là:

lấy thu đủ bù đắp chi phí và có lãi; kết hợp hài hòa lợi ích của các bên tham gia. Mức thu các dịch vụ do Bệnh viện xây dựng theo nguyên tắc trên và được công khai cho người bệnh theo quy định. Nhờ hình thức này, người bệnh có điều kiện được hưởng những dịch vụ kỹ thật cao một cách thuận tiện, người góp vốn được đảm bảo quyền lợi thông qua việc hoàn trả gốc và hưởng một mức lãi suất phù hợp, Bệnh viện được hưởng lợi là có thêm các phương tiện khám và điều trị hiện đại, trong khi chưa bố trí được nguồn kinh phí để mua sắm; Nhà nước có thêm nguồn thu ngân sách (thuế dịch vụ). Các dự án xã hội hóa được hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định, sau khi hoàn trả đủ gốc và lãi sẽ chấm dứt hoạt động, các trang thiết bị hình thành từ vốn góp chuyển sang thuộc sở hữu của Bệnh viện. Như vậy, hình thức xã hội hóa cũng là một nguồn đầu tư bổ sung quan trọng của đơn vị.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện trường đh y khoa đại học thái nguyên (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)