Phân tích nguyên nhân gây ra lỗi trám trét không đạt

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ thống kê vào kiểm soát chất lượng sản phẩm tại SHOPFLOOR 4 (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ TẠI SHOPFLOOR

2.5. Thực trạng áp dụng các công cụ thống kê tại shopfloor 4

2.5.2. Phân tích các nguyên nhân gây nên khuyết tật

2.5.2.1. Phân tích nguyên nhân gây ra lỗi trám trét không đạt

Muốn phân tích những nguyên nhân gây nên lỗi trám trét không đạt ta cần phải xây dựng biểu đồ nhân quả của lỗi trám trét không đạt. Biểu đồ này được trình bày như trên hình 2.8.

SVTH: Nguyễn Thị Triên 28

Theo đó, các nguyên nhân gây ra lỗi trám trét không đạt được phân thành 4 nhóm: nguyên vật liệu, phương pháp, con người và kiểm tra.

SVTH: Nguyễn Thị Triên 29

Hình 2-8 Biểu đồ nhân quả cho lỗi trám trét Keo bò ruùt

Kieồm tra

Hở tại các mối ghép Thao tác ở nhúng và nhám Trầy sơn do móc treo gây ra

Kiểm tra đầu vào không chú trọng lỗi trám trét

Khó phát hiện các lỗi trước khi sơn Giám sát không chặt

Làm việc chạy theo chổ tieõu

Thieỏu kinh nghieọm

Thuyên chuyển nhân sự không hợp lý

Goã huùt keo

Thao tác tra keo ẩu

Aùp lực hoàn thành chỉ tiêu

Bị lay động mạnh khi vận chuyển

Lơ là trong công việc

Thiếu nhân lực

Không kiểm tra lỗi trám trét sau nhám 2

Trám trét không đạt Phương pháp

Nguyên vật liệu

Con người

Công suất xưởng không đáp ứng kịp

Thời gian hướng dẫn ngắn

SVTH: Nguyễn Thị Triên 31

2.5.2.1.1. Nguyên vật liệu gây ra trám trét không đạt

Ở nhóm nguyên vật liệu, nguyên nhân keo thường bị rút sau khi khô là chủ yếu. Một mặt là do có một số loại gỗ hút keo nhiều hơn thông thường nên công nhân không nhận biết do đó vẫn trét keo với khối lượng thường dùng dẫn tới bề mặt sản phẩm không bằng phẳng. Trong khi đó, khả năng để nhận biết các loại gỗ hút keo là rất khó, cộng với mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này không nhiều do đó xưởng không thực hiện các hành động phòng ngừa.

Mặt khác, vì áp lực phải hoàn thành đủ chỉ tiêu nên nhiều khi công nhân tra keo ẩu, lượng keo tra vào bị dính bên ngoài nhiều do đó khi keo khô sẽ gây ra thieáu keo.

2.5.2.1.2. Phương pháp vận chuyển

Tại các mối ghép thường bị hở keo do bị lay động mạnh trong quá trình vận chuyển. Đặc thù của shop floor 4 là nằm xa xưởng lắp ráp. Với khoảng cách gần 1km, việc vận chuyển bán thành phẩm được thực hiện bằng xe nâng chuyên nâng lên và hạ hàng xuống nhiều lần. Điều này đã gây ra nhiều tác động mạnh lên chi tiết làm hở các mối ghép.

Nguyên nhân gây ra hở mối ghép nhiều khi cũng xuất phát từ các thao tác di chuyển, đặt, để của công nhân trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên nguyên nhân này không nhiều và khó có thể tránh khỏi trong sản xuất. Một nguyên nhân nhỏ nữa gây ra lỗi trám trét không đạt là do sau khi xuống chuyền, móc sơn được lấy ra và để lại một vệt nhỏ làm giảm thẩm mỹ của sản phẩm, nguyên nhân này là khó tránh khỏi và có thể chấp nhận được trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên cần thiết có các biện pháp nhắc nhở và hướng dẫn công nhân nhẹ tay trong thao tác sản xuất cũng như vận chuyển, giảm sự va đập không cần thiết cho sản phẩm.

2.5.2.1.3. Việc kiểm tra thực hiện chưa tốt

Một nguyên nhân quan trọng trong việc gây ra lỗi trám trét không đạt đó là việc thực hiện kiểm tra tại các công đoạn chưa được thực hiện nghiêm túc.

Tuy nhiên các nguyên nhân khách quan cũng gây khó khăn cho việc kiểm tra.

SVTH: Nguyễn Thị Triên 32

a) Kiểm tra đầu vào không tập trung cho lỗi trám trét

Theo ghi nhận của tác giả, các kiểm tra viên chỉ chú trọng vào các lỗi về định hình, kết cấu do nếu để các sản phẩm này được chấp nhận thì khi về shop floor lại phải mang trả lại rất mất thời gian do shop floor không có khả năng sửa những lỗi này. Còn đối với lỗi về trám trét việc sửa chữa dễ dàng nên các kiểm tra viên thường chỉ xem thoáng qua nên các lỗi này xuất hiện nhiều ở sản phẩm nhận vào.

b) Không kiểm tra lỗi trám trét sau nhám 2

Việc thực hiện kiểm tra sau nhám 2 không phải là bước kiểm tra chính thức. Tại đây công nhân chỉ kiểm tra 2 yếu tố chính là các vết nứt tét và hở mối ghép. Do đó một lần nữa các lỗi về trám trét lại bị bỏ qua và đó là nguyên nhân dẫn tới việc các lỗi trám trét xuất hiện quá nhiều khi kiểm tra ở công đoạn cuối.

Chính những sai lầm có tính hệ thống trong công tác kiểm tra và ngăn chặn lỗi như thế này là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới số lượng lỗi trám trét được phát hiện luôn ở mức cao. Do đó, trong thời gian tới shop floor cần có các biện pháp khắc phục nhanh chóng tình trạng này.

c) Khó phát hiện các lỗi trước khi sơn

Ngoài những nguyên nhân chủ quan trên thì yếu tố khách quan cũng góp phần ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Một số lỗi trám trét thường lượn trên bờ mặt chi tiết rất khó phát hiện, chỉ sau khi phủ lớp sơn topcoat lên thì các lỗi này mới hiện ra và dễ nhận thấy. Do vậy, với những nguyên nhân như thế này thì không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, xưởng chỉ có thể tiến hành các hành động khắc phục khi kiểm tra viên phát hiện ra ở công đoạn cuối cùng.

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ thống kê vào kiểm soát chất lượng sản phẩm tại SHOPFLOOR 4 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)