CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ TẠI SHOPFLOOR
2.5. Thực trạng áp dụng các công cụ thống kê tại shopfloor 4
2.5.2. Phân tích các nguyên nhân gây nên khuyết tật
2.5.2.2. Phaân tích nguyeân nhaân gaây ra loãi thieáu sôn
Các nguyên nhân gây ra lỗi thiếu sơn được phân tích dựa trên biểu đồ nhân quả như hình 2.9. Theo đó các nguyên nhân được phân thành 4 nhóm chính: nguyên vật liệu, máy móc, phương pháp, con người.
2.5.2.2.1. Ảnh hưởng của nguyên vật liệu gây ra thiếu sơn
Trong nhóm nguyên vật liệu thì có 2 nguyên nhân chính là sơn bị cặn và sơn khó bám.
SVTH: Nguyễn Thị Triên 33 a) Sơn bị cặn
Khi sơn bị cặn thì sơn được phun ra sẽ không đều, thường hay bị nghẹt tại súng gây ra tình trạng thiếu sơn. Tình trạng sơn bị cặn tuy ít xảy ra nhưng nó cũng ảnh hưởng phần nào tới chất lượng sản phẩm. Vì vậy shop floor cần tiến hành kiểm tra cặn sơn thường xuyên hơn, có thể là 2 lần một buổi thay vì chỉ kiểm tra một lần vào cuối buổi làm việc như hiện này.
b) Sơn khó bám
Gỗ nguyên liệu trước khi xẻ sẽ được sấy trong lò khoảng 14 tiếng đồng hồ cho rút nước. Việc xác định độ ẩm của gỗ trước khi sấy là rất khó do đó tất cả các loại gỗ đều được sấy với thời gian như nhau. Chính vì vậy có những thanh đã rất khô nhưng vẫn sấy do đó khi phun sơn vào những thanh này sơn sẽ khó bám hơn các thanh có độ ẩm đạt yêu cầu. Việc xác định độ ẩm cho từng cây gỗ là không khả thi nên đây có thể xem là nguyên nhân chấp nhận được.
2.5.2.2.2. Máy móc trục trặc
Việc thiếu sơn thỉnh thoảng bị gây ra bởi các máy móc không hoạt động tốt mà cụ thể ở đây là súng phun sơn và máy nén sơn
Lỗi thường xuất hiện ở súng phun sơn là bị nghẹt do lỏng lớp lót ở đầu súng, còn máy nén sơn đôi lúc tạo ra áp lực không đủ. Hai nguyên nhân này sẽ gây ra việc sơn được phun ra không đủ lượng dẫn tới thiếu sơn.
Theo quy định của Phòng bảo trì thì các loại máy nén sơn và súng sơn đều phải được kiểm tra định kỳ hàng tuần tuy nhiên trên thực tế thì khoảng thời gian trên thường là 1 tháng. Các máy này không được bảo trì đúng quy định nên mới dẫn tới trình trạng nghẹt và giảm áp lực như trên.
SVTH: Nguyễn Thị Triên 34
SVTH: Nguyễn Thị Triên 36
Hình 2-9 Biểu đồ nhân quả cho lỗi thiếu sơn Con người
Thieáu sôn
Phương pháp
Nguyên vật liệu Máy móc
Khó xác định độ ẩm gỗ
Gỗ khô Sơn bị cặn
Bảo trì không đúng thời hạn Máy nén sơn hư
Suựng sụn hử
Mất lót Nhám nhieàu Kỹ thuật treo
Thiếu sơn ở phần cạnh chi tiết
Thao tác sơn không đúng
Thiếu tập trung Khoõng kieồm tra
sôn
Sơn khó bám
Thiếu tập trung
Thieáu kinh
nghieọm
Môi trường nóng Khoâng
lắp quạt
Mệt mỏi Thợ sơn không chú ý
vào phần cạnh
Coâng suaát xưởng thấp
Thiếu sự nhắc nhở
Hướng dẫn chưa tốt
Aùp lực chạy đủ chỉ tiêu
SVTH: Nguyễn Thị Triên 37 2.5.2.2.3. Phương pháp sơn và chà nhám
Trong phương pháp sơn xuất hiện 2 nguyên nhân chủ yếu là sơn bị thiếu ở phần cạnh chi tiết và bị mất lớp lót khi chà nhám
a) Thiếu sơn ở phần cạnh chi tiết
Trong thao tác sơn thì nơi khó nhất là phần cạnh của chi tiết, chẳng những với các thợ sơn mới vào nghề mà đối với nhiều thợ đã có tay nghề nếu không để ý cũng thường bỏ xót phần cạnh của chi tiết. Nhưng một phần cũng do việc treo chi tiết lên chuyền gây khó khăn khi sơn. Ví dụ đối với các chi tiết như là chân bàn thì không có nhiều cách để lựa chọn khi treo sản phẩm. Công nhân chỉ có thể dùng móc móc vào lỗ khoan trên chân bàn, khi treo lên chân bàn thường lệch về một phía gây khó khăn cho thợ sơn.
Do đó, ngoài lý do bất khả kháng thì tổ trưởng phụ trách công đoạn sơn topcoat cần nhắc nhở thợ sơn chú ý phần cạnh chi tiết nhiều hơn, tốt nhất là trong các buổi họp hướng dẫn sản phẩm mới.
b) Mất lót
Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây thiếu sơn. Việc mất lót thường xảy ra do thao tác của công nhân: nhám quá nhiều. Xưởng sử dụng các máy nhám chổi để chà nhám do đó khi máy vẫn chạy mà công nhân mất tập trung sẽ để cho máy chà nhiều lần tại một vị trí gây mất lót. Các công nhân mới vào làm, hoặc công nhân chuyển từ bộ phận khác đến chưa có kinh nghiệm cũng thường hay làm cho mất lót.
2.5.2.2.4. Yếu tố con người
Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thiếu sơn. Trong đó việc mất tập trung do mệt mỏi và áp lực phải sơn cho đủ số lượng xuất hàng đã tạo ra nhiều sai sót trong khi sơn.
Nguyên nhân của sự mệt mỏi là một số công nhân đến nơi làm việc với trạng thái chưa thật sự thoải mái, và do yêu cầu kỹ thuật tại khu vực sơn không được lắp quạt nên cũng gây ra khó chịu trong khi sơn.
SVTH: Nguyễn Thị Triên 38