CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN
2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên và hệ trung cấp chuyên nghiệp của Trường
2.1.1. Sứ mệnh và các giai đoạn phát triển của Nhà trường
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên là một trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật công lập, trực thuộc Bộ Công thương. Trường được thành lập theo Quyết định số 215/QĐ-BGD&ĐT ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở trường Quản lý kinh tế công nghiệp.
Sứ mệnh của Nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ cao đẳng, trung cấp và nghề có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động khu vực các tỉnh phía Bắc; trực tiếp thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nhiệm vụ chiến lược do Bộ Công thương giao; phấn đấu trở thành một trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật có uy tín, có chất lượng trong khu vực và trên toàn quốc.
Tiền thân của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên là trường Quản lý kinh tế công nghiệp, được thành lập trên cở sở hợp nhất 3 trường trung cấp kinh tế trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng trước kia theo Quyết định số 849/QĐ-TCCBĐT ngày 12/11/1994 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Ba trường này là:
- Trường trung học Nghiệp vụ tại chức - quận Cầu Giấy, Hà Nội - là cơ sở chính của trường Quản lý kinh tế công nghiệp;
- Trường Quản lý kinh tế hoá chất - huyện Từ Sơn, Bắc Ninh - là phân hiệu I của trường Quản lý kinh tế công nghiệp, được thành lập từ năm 1970;
- Trường Cán bộ quản lý và nghiệp vụ kinh tế địa chất - huyện Yên Mỹ, Hưng Yên - là phân hiệu II của trường Quản lý kinh tế công nghiệp, được thành lập từ năm 1965.
Theo Quyết định số 1299/ QĐ-TCCB ngày 28/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển cơ sở Hà Nội của Trường về trường trung học Kinh tế, từ ngày 28/5/2004 đến trước khi nâng cấp lên trường cao đẳng, Trường Quản lý kinh tế công nghiệp chỉ còn 2 cơ sở: cơ sở chính tại xã Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên và cơ sở II tại xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Hiện tại, Trường Cao đẳng công nghiệp Hưng Yên có 2 cơ sở:
- Cơ sở chính, tại xã Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên;
- Cơ sở II, tại xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Với hơn 40 năm thành lập và phát triển, Nhà trường đã đào tạo trên 40.000 cán bộ trung cấp, công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý, đáp ứng nhu cầu nhân lực của Bộ Công nghiệp (trước kia), hai tỉnh; Bắc Ninh, Hưng Yên và các tỉnh, thành lân cận. Nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp hạng trường loại 1. Nhà trường đã vinh dự đón nhận Huân trương Lao động hạng nhì của Chủ tịch nước vào tháng 02/ 2008.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Nhà trường
Theo Quyết định số 0828/QĐ-BCT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, cơ cấu tổ chức của Nhà trường bao gồm: ban giám hiệu, các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, các tổ bộ môn chuyên môn, các hội đồng trường. Cơ cấu này được minh qua sơ đồ hình 2.1.
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN
PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH CƠ SỞ
VẬT CHẤT
PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH
CƠ SỞ II
CÁC HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
Phòng Đào
tạo
Phòng Tài chính
- Kế toán
Phòng Công tác học
sinh - sinh viên
Phòng Tổ chức -
Hành chính
Phòng Quản
trị - Đời sống
Khoa Kinh
tế
Khoa Công nghệ thông
tin
Khoa Công nghệ may
- Thời trang
Khoa Điện
Khoa Khoa học cơ
bản
Tổ bộ môn Mác - Lênin
2.1.2.1. Ban giám hiệu
Ban giám hiệu bao gồm: hiệu trưởng và 03 phó hiệu trưởng.
Hiệu trưởng trường do Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm. Hiệu trưởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Nhà trường, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các hoạt động của Nhà trường.
Phó hiệu trưởng trường do Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm, có nhiệm vụ hỗ trợ cho hiệu trưởng trong từng lĩnh vực, từng bộ phận, bao gồm:
- 01 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn;
- 01 phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất;
- 01 phó hiệu trưởng phụ trách và trực tiếp quản lý các hoạt động của cơ sở II của trường, đồng thời là trưởng cơ sở II.
2.1.2.2. Các phòng chức năng
Nhà trường có 05 phòng chức năng giúp việc cho ban giám hiệu, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng, gồm: phòng Đào tạo, phòng Tài chính - Kế toán, phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Công tác học sinh - sinh viên và phòng Quản trị - Đời sống. Đứng đầu mỗi phòng chức năng là trưởng phòng. Trưởng phòng có trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng mình, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng Nhà trường về toàn bộ hoạt động của phòng. Mỗi phòng có 01 hoặc 02 phó trưởng phòng giúp việc cho trưởng phòng. Trưởng phòng và các phó trưởng phòng do hiệu trưởng Nhà trường bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm.
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng như sau:
- Phòng Đào tạo:
* Giúp ban giám hiệu quy hoạch công tác đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển của Nhà trường;
* Giúp ban giám hiệu xây dựng các mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo của từng ngành, nghề đào tạo, bậc đào tạo;
* Tổ chức thực hiện các quyết định của hiệu trưởng Nhà trường trong việc đào tạo;
* Xây dựng kế hoạch giảng dạy theo từng khoá học, năm học, học kỳ; kế hoạch thi hết học phần, thi tốt nghiệp;
* Theo dõi việc thực hiện tiến độ giảng dạy, lịch trình giảng dạy, thời khoá biểu; tổ chức quản lý là lưu trữ điểm của học sinh, sinh viên; quản lý bằng tốt nghiệp của học sinh, sinh viên;
* Kế hoạch hoá và tổ chức thực hiện, theo dõi các hoạt động thực nghiệm, thực tập giữa khoá, thực tập tốt nghiệp và lao động dịch vụ;
* Giúp ban giám hiệu tổng kết, phân tích và đánh giá kết quả đào tạo, chất lượng đào tạo của từng ngành, từng cấp bậc đào tạo;
* Thường trực công tác tuyển sinh của Nhà trường;
* Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm, thư viện của Nhà trường.
- Phòng Tài chính - kế toán:
* Giúp hiệu trưởng quản lý kinh phí, vốn, tài sản phục vụ cho hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác của Nhà trường;
* Lập các kế hoạch tài chính của Nhà trường: kế hoạch thu - chi, kế hoạch kinh phí...;
* Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán tại Nhà trường theo đúng quy định của pháp luật về kế toán;
* Giúp hiệu trưởng kiểm tra việc quản lý, sử dụng các tài sản của Nhà trường; tổ chức công tác kiểm kê, đánh giá tài sản theo quy định của hiệu trưởng;
* Tư vấn cho hiệu trưởng phương án khai thác, sử dụng nguồn kinh phí, nguồn vốn hoạt động của hiệu quả nhất.
- Phòng Tổ chức - Hành chính:
* Giúp hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các công việc về hành chính, như: công tác văn thư, lưu trữ, đối ngoại, tiếp khách;
* Giúp hiệu trưởng chỉ đạo và thực hiện các công tác về tổ chức cán bộ của Nhà trường: sắp xếp, tổ chức, bố trí cán bộ theo đúng chức danh và nhiệm vụ công tác; tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu hoạt động của Nhà trường; quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng viên chức và người lao động của Nhà trường;
* Giúp hiệu trưởng tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ đối với viên chức và người lao động của Nhà trường.
- Phòng Công tác học sinh - sinh viên:
* Giúp hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác học sinh, sinh viên trong trường: tổ chức quản lý hồ sơ của học sinh, sinh viên; theo dõi và kiểm tra việc rèn luyện của học sinh, sinh viên; quản lý công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật học sinh, sinh viên; thực hiện các chính sách, chế độ đối với học sinh, sinh viên;
* Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các phòng chức năng liên quan trong việc quản lý việc học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên.
- Phòng Quản trị - Đời sống:
* Quản lý công tác vệ sinh, y tế, an ninh trật tự của Nhà trường;
* Giúp hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện những những quyết định của hiệu trưởng về việc phân phối, sử dụng, quản lý và tu sửa cơ sở vật chất của Nhà trường: nhà làm việc, giảng đường, phòng thực hành, xưởng thực tập, ký túc xá, nhà ăn, nhà văn hoá...;
* Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động của trường;
* Tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động hỗ trợ đào tạo và các hoạt động phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và học sinh;
2.1.2.3. Các khoa và tổ bộ môn
Các khoa, tổ bộ môn được thành lập tương ứng với từng nhóm ngành hoặc ngành đào tạo hoặc nhóm môn học; được đặt dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng. Hiện nay, Nhà trường có 05 khoa: khoa Khoa học cơ bản, khoa Kinh tế, khoa Công nghệ thông tin, khoa Công nghệ may và Thời trang và khoa Điện. Mỗi khoa có 01 trưởng khoa và 01 phó trưởng khoa do hiệu trưởng nhà trường bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm. Nhiệm vụ chủ yếu của các khoa đó là:
- Giúp hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện những những quyết định của hiệu trưởng liên quan đến các vấn đề chuyên môn, nhân sự, học sinh...
của khoa;
- Giúp hiệu trưởng quản lý chuyên môn liên quan đến ngành, chuyên ngành, nghề đào tạo của khoa;
- Phân công giáo viên giảng dạy theo đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy của từng học kỳ, năm học, khoá học; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng giáo viên, công tác hội giảng...;
- Tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng các môn học có liên quan do khoa phụ trách; tổ chức biên soạn đề thi hết học phần các môn học, đề thi tốt nghiệp; chấm bài thi, báo cáo tốt nghiệp của học sinh, sinh viên;
- Quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy do Nhà trường giao; trực tiếp quản lý các phòng thực hành, xưởng thực tập của Nhà trường.
Đặc điểm chung của các khoa của Nhà trường đó là không có các tổ bộ môn trực thuộc, các khoa trực tiếp quản lý toàn bộ các môn học trong cùng ngành, chuyên ngành, nghề đào tạo.
Hiện tại, Nhà trường có 01 tổ bộ môn trực thuộc trường, đó là tổ bộ môn Mác - Lênin, bao gồm các môn học về chủ nghĩa Mác - Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phụ trách tổ bộ môn là tổ trưởng và 01 tổ phó, do hiệu trưởng Nhà trường bộ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm. Nhiệm vụ của tổ bộ môn này tương tự như nhiệm vụ của các khoa.
2.1.2.4. Các hội đồng trường
Các hội đồng trường được thành lập nhằm tư vấn và giúp việc cho hiệu trưởng trong một số công việc, lĩnh vực cụ thể và thường được thành lập theo từng năm học. Đứng đầu mỗi hội đồng là các chủ tịch hội đồng do hiệu trưởng bổ nhiệm. Mỗi hội đồng đều có một bộ phạn thường trực để quản lý những công việc hàng ngày của hội đồng.
Các hội đồng của trường hiện nay bao gồm: hội đồng khoa học, hội đồng thi đua - khen thưởng, hội đồng xét nâng bậc lương, hội đồng thi tốt nghiệp, hội đồng tuyển sinh, hội đồng giáo viên chủ nhiệm, hội đồng xét học bổng.
Do đặc điểm của Nhà trường là hoạt động phân tán về mặt địa lý nên để thuận tiện cho công tác quản lý, điều hành các hoạt động của Nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa của Nhà trường được bố trí, phân đều ở 2 cơ sở.
2.1.3. Hoạt động đào tạo của Nhà trường
Hiện nay, Nhà trường có 7 ngành, nghề đào tạo là: Hạch toán kế toán, Tin học quản lý, Điện tử, Điện công nghiệp và dân dụng, May công nghiệp - thời trang, Cơ khí gò - hàn, Mộc - Mỹ nghệ, ứng với các cấp, bậc trình độ đào tạo như sau:
- Cao đẳng, gồm các ngành: Hạch toán kế toán, Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, Công nghệ may.
- Trung cấp chuyên nghiệp, gồm các ngành, nghề: Hạch toán kế toán, Kỹ thuật điện tử, Điện công nghiệp và dân dụng, Tin học quản lý.
- Dạy nghề, gồm các nghề: May công nghiệp, Điện tử, Điện công nghiệp và dân dụng, Cơ khí gò - hàn, Mộc - Mỹ nghệ, với hai trình độ: trung cấp nghề và công nhân kỹ thuật bậc 3/7.
Bảng 2.1. Quy mô đào tạo của Nhà trường theo từng bậc đào tạo
Chỉ tiêu Năm
2003 2004 2005 2006 2007 1. Trung cấp chuyên nghiệp
- Chỉ tiêu được giao 1.050 1.000 1.300 1.700 1.950 - Thực tuyển 1.345 1.277 1.636 1.776 1.895 2. Dạy nghề
- Chỉ tiêu được giao 700 900 1.000 1.000 1.200
- Thực tuyển 711 916 1.010 934 1.050
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học từ năm 2003 đến năm 2007 của Trường Quản lý kinh tế công nghiệp)
Mặc dù quy mô đào tạo của Nhà trường có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua nhưng việc tuyển sinh của Nhà trường đã bắt đầu gặp khó khăn: số học sinh đến dự tuyển có xu hướng giảm, trong địa phương có nhiều trường cùng đào tạo ngành, nghề của Trường...
Ngoài việc đào tạo tại trường, trong những năm qua, Nhà trường đã tích cực liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề trên địa bàn các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên để mở những lớp đào tạo nghề ngắn và dài hạn, một mặt tăng nguồn thu cho Nhà trường, mặt khác tìm kiếm và mở rộng thị trường đào tạo của Nhà trường. Đồng thời, Nhà trường đã thực hiện liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, đại học (trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học dân lập Phương Đông...) để thực hiện đào tạo liên thông, đào tạo tại chức các ngành: hạch toán kế toán, quản trị tài chính, quản trị kinh doanh.
Hoạt động này ngoài việc giúp tăng nguồn thu cho Nhà trường còn có ý nghĩa quan trọng, đó là giúp giáo viên của Trường dần tiếp cận với chương trình đào tạo hệ cao đẳng, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để thực hiện đào tạo hệ cao đẳng chính quy của Trường trong năm học 2008 - 2009.
Trong những năm học gần đây, Nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà trường đã tích cực cử giáo viên đi tập huấn, học tập để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ; tạo điều kiện về mặt thời gian và tài chính để giáo viên yên tâm học tập. Hệ thống giáo trình, bài giảng, bài tập thực hành đã được đầu tư biên soạn, chỉnh lý kịp thời. Nhà trường đang từng bước áp dụng phương pháp dạy học mới, trong đó có tăng cường thiết bị dạy học và phát huy tính chủ động của học sinh trong học tập.
Các phong trào thi đua trong giảng dạy và học tập luôn diễn ra sôi nổi trong Nhà trường. Hội giảng cấp trường được tổ chức hằng năm, với dự tham gia của phần lớn giáo viên trường. Nhà trường thường xuyên cử các giáo viên tham gia Hội giảng cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và xã hội hai tỉnh: Hưng Yên và Bắc Ninh tổ chức (năm học 2006 - 2007, có 9 giáo viên tham dự, kết quả: 01 giáo viên đạt loại xuất sắc, 08 giáo viên đạt loại giỏi); cử các học sinh xuất sắc tham gia Hội thi giỏi cấp tỉnh các môn: Chính trị, Tin học, Anh văn, Kế toán và các nghề: Điện tử, May công nghiệp. Nhà trường cũng được các Sở giáo dục và Đào tạo của 2 tỉnh tín nhiệm và cử giáo viên tham dự Hội thi giáo viên giỏi trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề toàn quốc. Đã có 9 giáo viên đạt giải trong các Hội thi này.
2.1.4. Cơ sở vật chất, tài chính của Nhà trường
Tổng diện tích của Nhà trường hiện tại là 8,1 ha (trong đó cơ sở chính:
5,45 ha, cơ sở II: 2,65 ha). Trong những năm qua, Nhà trường luôn chú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu đào tạo.
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000
2004 2005 2006 2007
Kinh phÝ XDCB
Kinh phÝ mua thiết bị
Bảng 2.2. Thống kê cơ sở vật chất, trang thiết bị của Nhà trường Chỉ tiêu Đơn
vị
Số
liệu Chỉ tiêu Đơn
vị
Số liệu 1. Phòng học lý thuyết
- Số phòng:
- Diện tích:
Phòng m2
48 3.000
2. Phòng thực hành - Số phòng:
- Diện tích:
Phòng m2
17 1.856 3. Thư viện
- Số phòng:
- Diện tích:
Phòng m2
03 372
4. Ký túc xá - Số phòng:
- Diện tích:
Phòng m2
67 1.705 5. Số dàn máy vi tính Bộ 236 6. Số máy chiếu đa năng Chiếc 5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2006 - 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2007 - 2008, Trường Quản lý kinh tế công nghiệp)
Tất cả các ngành, nghề đào tạo của Nhà trường đều có phòng học lý thuyết và thực hành tách biệt, trong đó có 03 phòng học đa năng, được trang bị đủ các phương tiện dạy học hiện đại: máy chiếu Projector, máy quay, màn hình... Kinh phí cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của Nhà trường trong 4 năm qua được thể hiện qua biểu đồ hình 2.2. (đơn vị số liệu: triệu đồng).
Hình 2.2. Kinh phí cho đầu tư cơ sở vật chất của Nhà trường