Nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược phát triển ngành du lịch Hải Phòng đến năm 2010 (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI PHÒNG

2.1. Nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược

2.1.1. Một số nét căn bản về sự hình thành và phát triển của ngành du lịch Hải Phòng

Năm 1955 du lịch Hải Phòng được hình thành từ những cơ sở giao tế với nhiệm vụ đón tiếp, phục vụ khách Trung ương và nước ngoài. Ngày 9 tháng7 năm 1960 Chính phủ ra Nghị định 26/CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại Thương đánh dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam đồng thời cũng là sự ra đời và phát triển của du lịch Hải Phòng. Đến ngày 27 tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (tiền thân là Công ty Du lịch Việt Nam).Vào thời điểm này, các đơn vị có hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hải Phòng gồm: Công ty Du lịch Hải Phòng trực thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, Liên hiệp Dịch vụ Du lịch Hải Phòng trực thuộc UBND thành phố, Công ty cung ứng tàu biển trực thuộc Sở Ngoại thương và một số khách sạn, nhà nghỉ thuộc sự quản lý của các Bộ, Ban, Ngành TW,... Thời kỳ này (trước khi thành lập sở Du lịch Hải Phòng) công tác quản lý các hoạt động

kinh doanh du lịch trên địa bàn Hải Phòng do sở Kinh tế Đối ngoại đảm nhiệm.

Từ khi thành lập đến năm 1988 với cơ chế quản lý kinh tế hành chính bao cấp, nên chức năng hoạt động của du lịch Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng chỉ là phục vụ “nhiệm vụ bao cấp”: thực hiện đón tiếp và phục vụ khách theo kế hoạch của Tổng cục du lịch, UBND thành phố và các Bộ, Ban, Ngành TW,...

Chính vì vậy, trong thời kỳ này điều kiện phát triển du lịch của Hải Phòng còn thấp kém, hệ thống cơ sở vật chất: cơ sở lưu trú, hệ thống thông tin liên lạc, dịch vụ và các phương tiện vận chuyển,... còn lạc hậu và chưa được đầu tư, trang bị hiện đại.

52

Từ năm 1989 đến nay, với sự chuyển đổi cơ chế tổ chức quản lý kinh tế từ hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có điều tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và mở cửa với nước ngoài và đặc biệt từ ngày 3/6/1994 khi Sở Du lịch Hải Phòng được thành lập thì ngành Du lịch Hải Phòng đã có nhiều khởi sắc, mang lại nhiều nguồn lợi, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Du lịch phát triển thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác như thuỷ sản, thương mại, văn hoá, y tế, xây dựng, giao thông,... cùng phát triển.

2.1.2. Đặc điểm mô hình tổ chức quản lý của ngành du lịch

Từ khi Sở du lịch Hải Phòng được thành lập đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn Thành phố. Hầu hết các hoạt động du lịch trên địa bàn đã quy về một mối. Thực trạng về mô hình tổ chức quản lý ngành du lịch như sau:

Hình 2.1: Mô hình tổ chức quản lý ngành du lịch

Các Bộ, Ban, Ngành TW,

các tổ chức quần chúng Tổng cục Du lịch Uỷ ban nhân dân

Thành phố

Chú dẫn: Quan hệ trực tuyến

CHÍNH PHỦ

Uỷ ban nhân dân quận huyện Sở du lịch

Các khách

sạn, nhà khách

, nhà nghỉ

Các trung tâm điều

hành hướng dẫn, vận

chuyển DL

Doanh nghiệp DLNN trực thuộc

Doanh nghiệp DLNN trực thuộc địa

phương

Doanh nghiệp DL liên doanh liên

Doanh nghiệ p DL cổ

Doanh nghiệp du lịch tư nhân

Các hộ kinh doanh dịch

53

Quan hệ chức năng

2.1.3. Nhiệm vụ, định hướng và mục tiêu chiến lược của ngành du lịch Hải Phòng 2.1.3.1. Nhiệm vụ của sở Du lịch Hải Phòng

Để thực hiện tốt những nội dung quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, Sở Du lịch Hải Phòng phải quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Cụ thể:

Quản lý theo ngành:

- Phối hợp hệ thống tổ chức theo ngành, kiến tạo chiến lược phát triển tại địa bàn trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của Nhà nước, của Thành phố tạo hành lang pháp lý và môi trường cho chiến lược phát triển cụ thể của địa phương.

- Hướng dẫn và phổ biến các qui định, pháp luật có liên quan đến du lịch tới các tổ chức, doanh nghiệp du lịch và nhân dân.

- Thông tin và phổ biến các định hướng chiến lược và dự báo phát triển du lịch của quốc tế, quốc gia và địa phương.

- Phối hợp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và trong nước, hợp tác tư vấn du lịch thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư và các đối tượng khách du lịch trong nước và nước ngoài vào địa bàn, tạo đà cho sự tăng trưởng.

- Phối hợp tổ chức hệ thống đào tạo cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật du lịch, nghiên cứu ứng dụng tạo sản phẩm theo hướng đa dạng và có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.

Quản lý theo lãnh thổ:

Sở Du lịch cùng với Uỷ ban Nhân dân thành phố, thị xã và quận, huyện:

- Quản lý qui hoạch và kiến trúc, xây dựng và khai thác hợp lý tiềm năng du lịch trên lãnh thổ.

- Quản lý môi trường và vệ sinh môi trường, sinh thái.

54

- Quản lý an ninh quốc gia và an toàn cho khách du lịch về đi lại, lưu trú, giải trí, thể thao, vận chuyển,...

- Cấp giấy phép kinh doanh và hành nghề theo qui định phân cấp quản lý.

- Phổ biến và giám sát các bộ luật và qui định về kinh doanh và sử dụng lao động trong du lịch (thuế, lao động,...)

- Giám sát chất lượng hàng hoá và vệ sinh thực phẩm.

- Giám sát giá cả (giám sát và điều tiết linh hoạt đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của cơ chế thị trường có điều tiết).

- Giám sát nội dung và chất lượng thông tin quảng cáo trên địa bàn.

- Quản lý, đào tạo lực lượng lao động du lịch tại địa bàn.

2.1.3.2. Định hướng và mục tiêu chiến lược của ngành du lịch Hải Phòng

Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Hải Phòng đến năm 2010 (1). Phấn đấu đưa du lịch Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch của vùng Duyên hải Bắc Bộ.

Mục tiêu: - Cơ sở hạ tầng giao thông thuỷ, bộ phải được xây dựng hoàn chỉnh, tiện lợi. Với sự ra đời của Cảng nước sâu Lạch Huyện và sân bay quốc tế Cát Bi, Hải Phòng phải thật sự trở thành một trong những đầu mối đón khách bằng đường biển và đường hàng không của khu vực Duyên hải Bắc Bộ. Trung tâm phân phối các tuyến, đoàn khách du lịch quốc tế cho toàn bộ phía Bắc.

- Xây dựng Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hải Phòng, xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề và quảng bá du lịch để Hải Phòng trở thành trung tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực du lịch và trung tâm quảng bá xúc tiến du lịch cho vùng Duyên hải Bắc Bộ.

- Xây dựng Cát Bà - Đồ Sơn trở thành khu du lịch liên hoàn ăn, nghỉ, vui chơi giải trí sinh thái biển kết hợp với văn hoá lễ hội. Phấn đấu nâng cấp các cơ sở

55

dịch vụ du lịch trong toàn Thành phố đạt tiêu chuẩn Việt Nam và nhiều cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế.

(2). Phát triển du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao.

Mục tiêu: - Đón và phục vụ được 4.740.000 lượt khách (tỷ lệ tăng 16%/năm) trong đó khách quốc tế đón và phục vụ được 1.200.000 lượt khách (tỷ lệ tăng 18%/ năm).

- Doanh thu thuần tuý từ du lịch đạt 1.100 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 15%/năm.

Doanh thu xã hội từ du lịch: 2.310 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 15%/ năm

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của Thành phố với tỷ trọng đóng góp khoảng 10% đến 12%

GDP của Thành phố.

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế (3). Phát triển du lịch Hải Phòng theo hướng phát triển du lịch bền vững.

Mục tiêu: - Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan.

- Tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội và văn minh đô thị .

- Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử, văn hoá.

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược phát triển ngành du lịch Hải Phòng đến năm 2010 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)