CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI PHÒNG
2.3. Phân tích nội bộ
2.3.1. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Hải Phòng
Mỗi quốc gia, mỗi địa phương đều có các yếu tố tự nhiên, xã hội và lịch sử rất khác nhau. Nếu các yếu tố đó mà có sự hấp dẫn và thoả mãn nhu cầu du khách với bất cứ hình thức nào thì đều được coi là tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch của Hải Phòng tương đối phong phú và đa dạng bao gồm cả biển, núi, hải đảo, vườn quốc gia (tài nguyên du lịch tự nhiên) và các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội truyền thống có sức hấp dẫn (tài nguyên du lịch nhân văn).
2.3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Hải Phòng là một thành phố thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nằm giữa 20030’
đến 21001’ vĩ độ bắc và trải rộng từ 106024’đến 107009’ kinh độ đông với diện tích 1.507,6 km2 và Hải Phòng là một thành phố ven biển có nhiều hải đảo nên Hải Phòng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu sự chi phối của biển.
Biển thường xuyên như một hệ thống điều hoà khí hậu, gió biển thổi sâu vào đất liền nên ở Hải Phòng luôn mát hơn 10c về mùa hè và ấm hơn 10c về mùa đông so với Hà Nội nên thuận lợi cho hoạt động du lịch ở Hải Phòng, đặc biệt từ tháng 5 đến thánh 9 hàng năm. Nhưng biển cũng ảnh hưởng trực tiếp tới các vùng trong
77
thành phố theo hướng bất lợi như bão, áp thấp nhiệt đới, dông, mưa lớn,... Như vậy hoạt động du lịch ở Hải Phòng sẽ kém thuận lợi hơn vào các tháng từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Hải Phòng có hình thái địa hình phong phú, đa dạng như vùng núi thấp và vùng đồi chia cắt mạnh, vùng đồng bằng thì bằng phẳng. Đồi núi chiếm 15% diện tích, vùng núi Tràng Kênh và Cát Bà chủ yếu là đá vôi có hiện tượng Kaster hóa - là kết quả hoà tan các đá vôi dưới tác động tuần hoàn của nước ngầm và nước bề mặt - quá trình Kaster hoá hình thành các hang động, hốc ngầm, nhũ đá,... như hang Luồn, hang Khe Sâu, động Gia Luận, động Trung Trang ở Cát Bà. Bờ biển, biển, hải đảo là những đặc trưng thiên nhiên đặc sắc của Hải Phòng, với đường bờ biển dài hơn 125 km ( kể cả bờ biển quanh các đảo khơi), mũi Đồ Sơn nhô ra biển như một bán đảo, tạo cho Đồ Sơn một vị trí chiến lược quan trọng và thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng. Bờ biển Hải Phòng có rất nhiều bãi cát ven núi trong có có khoảng 40 bãi cát có thể sử dụng làm nơi tắm biển, trong đó có những bãi cát nổi tiếng như Bãi tắm Cát Cò (Cát Bà), Bãi II và Bãi III (Đồ Sơn). Sự đa dạng và phong phú về địa hình của Hải Phòng đã tạo ra nhiều cảnh quan, địa hình đẹp, có sức hấp dẫn đối với khách du lịch và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch như thể thao leo núi, lặn biển, tham quan thắng cảnh, chơi golf,... Mặt khác Hải Phòng là vùng đất ven biển mới hình thành nơi còn chịu tương tác giữa quá trình biển và lục địa nên hiện tượng xói lở diễn ra ở vùng bờ biển Cát Hải, Tiên Lãng,...
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các hoạt động du lịch nói riêng. Hệ thống sông Thái Bình như sông Chanh, sông Bạch Đằng, sông Cấm, Lạch Tray, Văn úc,... hàng năm chuyển ra biển Hải Phòng hàng triệu tấn vật liệu dưới dạng bùn cát lơ lửng và các chất hoà tan. Đây chính là hiện tượng tích tụ trầm tích ở vùng biển Hải Phòng và hiện tượng này là nguyên nhân chủ yếu làm nước
78
đục ven biển Đồ Sơn ảnh hưởng đến tắm biển ở bán đảo này và ảnh hưởng đến điều kiện vận chuyển đường thuỷ tới cảng Hải Phòng.
Hải Phòng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên thực vật quanh năm xanh tốt và tài nguyên sinh vật của Hải Phòng tương đối đa dạng và phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển: Thảm rừng ngập mặn ven biển có nhiều loài cây thuộc họ đước, họ bần, họ bàng,... tập trung nhiều ở Vinh Quang (Tiên Lãng). Quần thể núi Thiên Văn (Kiến An) có gần 200 loài cây gồm nhiều chi họ khác nhau, đàn chim ở đây có 78 loài thuộc 17 bộ 67 họ gồm tương đối đầy đủ các loài sinh vật cảnh. Rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật phong phú đa dạng: 745 loài thực vật bậc cao thuộc 495 chi và 149 họ thực vật, trong đó có nhiều loại quí hiếm ở Việt Nam như Lát Hoa, Kim Giao, Đinh,... hệ động vật cũng rất đa dạng với 28 loài thú (sóc bụng đỏ, rùa da, khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương,...) đặc biệt là loài voọc đầu trắng trên thế giới chỉ thấy ở Cát Bà, 69 loài chim (hải âu, đại bàng, én,...), 15 loài bò sát, 11 loài ếch nhái, 105 loài cá, 100 loài thân mềm, 60 loài giáp xác nhuyễn thể, hàng chục loại rong biển phân bố ở các vùng biển Cát Bà, Đồ Sơn, Long Châu. Đặc biệt ở phía đông nam đảo Cát Bà, quần đảo Long Châu và phía bắc đảo Bạch Long vĩ có nhiều loại san hô có giá trị phục vụ du lịch. Chính sự đa dạng về chủng loại, chi họ của hệ động thực vật nơi đây nên Vườn quốc gia Cát Bà và các danh thắng trên đảo đã được Chính phủ và Tổng cục Du lịch quyết định xây dựng Cát Bà trở thành trung tâm du lịch sinh thái cấp quốc gia và năm 2003 Cát Bà được công nhận là “khu Bảo tồn sinh quyển thế giới”.
Tài nguyên đất của Hải Phòng rất đa dạng, trong đó đất đồng bằng và thung lũng chiếm khoảng 85% diện tích toàn thành phố nên có điều kiện phát triển các loại cây lương thực, hoa quả có năng suất cao thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Ngoài ra Hải Phòng còn có mỏ nước khoáng nóng ở
79
Tiên Lãng, Xuân Đám (Cát Bà). Nước khoáng ở đây có nhiệt độ 560c và có vi lượng một số chất khoáng như Na, Ca, Cl, Mg,... giúp cho việc chữa bệnh ngoài da, phụ khoa, thấp khớp,... Đặc biệt ngâm người, xông hơi có giá trị thư giãn thần kinh, cơ bắp rất tốt.
2.3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Theo kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ khảo cổ học Cái Bèo thuộc đảo Cát Bà đã cho thấy dấu vết cư trú của người cổ xưa ở đây có niên đại cách ngày nay khoảng 6000 năm, đánh dấu buổi đầu tiên khai phá mảnh đất này. Từ đó đến nay trong suốt lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước người dân Hải Phòng đã để lại dấu ấn qua các di tích. Hải Phòng là một trong 7 tỉnh và thành phố có mật độ di tích cao. Tính đến năm 2002 Hải Phòng có 94 di tích được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích quốc gia.[13, 23] Các di tích này gắn liền với những truyền thuyết, huyền thoại về lịch sử oanh liệt của Hải Phòng: khu di chỉ Cái Bèo (Cát Bà), Tràng Kênh - Hạ Long cạn (Thuỷ Nguyên), khu di tích Núi Voi (An Lão), đình Hàng Kênh, chùa Dư Hàng, đền Phú Xá, đền Nghè, đền Bà Đế, thápTrường Long, Bến Nghiêng - Bến tàu không số, đền thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Đây là những tài nguyên nhân văn đáng quý của Hải Phòng và đa số các di tích này lại nằm trong những khu danh thắng vì thế chúng có ý nghĩa du lịch to lớn. Mặt khác nhiều di tích chưa được xếp hạng quốc gia song dưới góc độ du lịch lại rất hấp dẫn với du khách.
Các lễ hội truyền thống cũng là một tiềm năng du lịch rất quan trọng. Thực tế cho thấy các hình thức sinh hoạt lễ hội thường thu hút được một số lượng rất đông khách thập phương trong nước và quốc tế, nhất là các lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hoá hoặc danh thắng. ở Hải Phòng có một số lễ hội manh tính chất lịch sử như hội đền Nghè thờ nữ tướng Lê Chân, hội chùa Vẽ liên quan đến Trần Hưng
80
Đạo, lễ hội Núi Voi, lễ hội nghề cá Cát Bà, hội đền Phúc Xá, hội Hát Đúm đầu xuân ở Thuỷ Nguyên,... Các lễ hội dân gian có hội chọi trâu Đồ Sơn, hội ghép đôi ở Cẩm Khê, hội pháo đất ở Vĩnh Bảo,... trong đó lễ hội chọi trâu đã được Bộ Văn hoá Thông tin đưa vào danh mục 15 lễ hội truyền thống quốc gia được tổ chức hàng năm.
Các tài nguyên nhân văn khác: Thành phố Hải Phòng có nhiều công trình kiến trúc đẹp, độc đáo như Nhà hát lớn; Bảo tàng thành phố; Tượng nữ tướng Lê chân, công viên, nhiều ngôi nhà, biệt thự cổ, đài thiên văn (Kiến An),... là đối tượng cho khách du lịch tìm hiểu, tham quan. Về văn hoá dân gian Hải Phòng có các làn điệu hát đúm, hát ca trù (Thuỷ Nguyên), múa rối nước (Nhân Hoà), múa rối cạn (Đồng Minh) đặc sắc có sức hấp dẫn du khách. Là vùng đất biển, Hải Phòng nổi tiếng với những món ăn đặc sản biển, những món ăn Tàu bí truyền: vịt quay Bắc Kinh, vằn thắn mỳ,... là những nét riêng để nhớ về đất Cảng. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hải Phòng đã nổi danh gắn liền với các địa danh như: thảm len Hàng Kênh, sơn mài, điêu khắc, tạc tượng Bảo Hà - Đồng Minh (Vĩnh Bảo), thêu ren thị trấn Vĩnh Bảo,... được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
2.3.1.3. Vị trí địa lý
Hải Phòng ở vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngõ giao thương của miền Bắc. Là một trong ba đỉnh của tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Trong quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Hải Phòng năm 1995-2010 Chính phủ đã phê duyệt và xác định “Hải Phòng là thành phố cảng trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ, là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước”[32]. Hải Phòng với vị thế là cảng biển quốc tế là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không là một tài nguyên du lịch lớn, một lợi thế của Hải Phòng so với một số tỉnh, thành phố khác đồng thời thể hiện Hải Phòng
81
đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của vùng và của cả nước.
2.3.1.4. Một số tài nguyên du lịch khác
Hải Phòng là một trong bốn đô thị lớn của cả nước và đã được Nhà nước công nhận là đô thị loại I cấp quốc gia vào năm 2003, với bề dày về phát triển cảng biển và công nghiệp nên so với các tỉnh trong vùng Bắc Bộ, Hải Phòng là thành phố đứng thứ hai sau Hà Nội có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng để phát triển công nghiệp. Vì vậy trong những năm qua công nghiệp của Hải Phòng phát triển nhanh , ổn định và đồng đều, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 đạt 15.045 tỷ đồng tăng 14,6% so với năm 2002. Hiện nay công nghiệp Hải Phòng đã có những ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp sản xuất thép, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng,... những khu công nghiệp - khu chế xuất đã đi vào hoạt động như Nomura, Đình Vũ,... (đến năm 2010 có 14 khu, cụm công nghiệp) sẽ góp phần tăng nhanh giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp, góp phần đáng kể tăng trưởng kinh tế Thành phố từ nay đến năm 2010. Bên cạnh đó kinh tế đối ngoại và thương mại đã có những phát triển vượt bậc như vận tải, thương mại, bưu chính viễn thông,... Cụ thể lượng hàng hoá thông qua Cảng Hải Phòng tăng nhanh (“từ 3,5 triệu tấn năm 1993 lên 10,5 triệu tấn năm 2002” [14,332]; qui mô hoạt động thương mại được mở rộng, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá “tăng trên 20%/năm, đạt 5.464 tỷ đồng năm 2002”[14,332]; hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh và “tăng trưởng nhanh khoảng 17%/năm, đạt gần 900 triệu USD”
[14,332], thương mại của Hải Phòng đã gắn kết chặt chẽ với sản xuất và dịch vụ, ngành thương mại đã củng cố phát triển thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu.
Hiện nay trên địa bàn Hải Phòng có 10 siêu thị, 3 trung tâm thương mại, trên 100 chợ, hàng trăm cửa hàng tự chọn,... Điều đó đã tạo cho Hải Phòng là trung tâm
82
thương mại, công nghiệp của vùng Duyên hải Bắc Bộ và đó cũng là một lợi thế hấp dẫn du khách đến Hải Phòng tham quan, mua sắm, làm ăn,...
Cũng chính vì vậy, trong những năm qua kinh tế Hải Phòng đã có sự tăng trưởng với tốc độ cao: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân 10,2%/năm (1999 -2003), năm 2003 tăng 10,7%, đây là năm thứ tư liên tục đạt tốc độ tăng trưởng GDP bằng 1,5 lần tốc độ tăng bình quân của cả nước và đạt yêu cầu của Chính phủ đặt ra đối với các địa phương trọng điểm; “đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân năm 2002 đạt 763 USD/người tăng 20% so với năm 1996”. [14,10]. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và xây dựng giảm tỷ trọng nông nghiệp như thời kỳ 1999 - 2003 kinh tế thành phố tăng trưởng 10,2%, trong đó nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 15%; nhóm ngành dịch vụ tăng 7,7%; nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 5,5 % (xem hình 2.2). Đây là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư, các thương gia đến Hải Phòng công tác, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh;
qua đó góp phần tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
Về văn hoá - thể thao của Hải Phòng trong những năm qua có nhiều đổi mới, về văn hoá: hàng năm Thành phố tổ chức hàng chục lễ hội văn hoá, hàng trăm cuộc liên hoan văn nghệ quần chúng các cấp, các ngành tạo môi trường văn hoá lành mạnh. Các lễ hội truyền thống như hội Đua thuyền, hội Chọi trâu, hội vật Cầu, hội Thả đèn trời, múa Rối nước, Rối cạn, Hát Đúm, Ca trù,... được khôi phục và phát triển. Đồng thời Thành phố cho “tu bổ, tôn tạo” và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể đã làm phong phú thêm đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó Thành phố cũng đã có chính sách chăm lo đời sống các văn nghệ sỹ, nghệ nhân, khuyến khích sự say mê sáng tạo văn hoá - nghệ thuật. Về thể thao của Hải Phòng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Hàng năm Thành phố tổ chức hàng chục giải thể thao kỷ niệm
83
các ngày lễ lớn, các sân vận động, nhà thi đấu đã được đầu tư nâng cấp, xây mới khang trang và hiện đại. Những điều đó cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy du lịch Hải Phòng phát triển.
Dân số - nguồn nhân lực cũng là một trong những yếu tố phát triển quan trọng, Hải Phòng hiện có 1 triệu người trong độ tuổi lao động (trong tổng dân số là 1,7 triệu người). Là một thành phố có trên 100 năm phát triển cảng biển và làm công nghiệp nên đã hình thành một đội ngũ công nhân đông đảo, cùng với “trên 42,3 ngàn cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học trong đó có 162 Tiến sỹ, Giáo sư, Phó Giáo sư”[14,9]. Người dân Hải Phòng có trình độ học vấn và dân trí tương đối cao. Tỷ lệ số dân trong độ tuổi lao động đang làm việc đã qua đào tạo
Hình 2.2: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Hải Phòng thời kỳ 1999- 2003 (theo giá so sánh năm 1994)
Đơn vị : tỷ đồng Ngành kinh
tế
1999 2000 2001 2002 2003 Tăng
b.q năm
%
GDP % GDP % GDP % GDP % GDP %
1.Nông lâm thuỷ sản
1205,3 16,4 1287,2 16 1334,9 15,1 1415,3 14,5 1491,3 13,8 5,5
2.Công nghiệp - Xây dựng
2603,9 35,5 3026,1 38 3480,6 39,4 4043,6 41,3 4560,6 42 15
Dịch vụ 3530,3 48,1 3696,3 46 4025,5 45,5 4323,6 44,2 4777,9 44,2 7,7 4.Toàn thành phố 7339,5 100 8009,6 100 8841 100 9782,5 100 10829,8 100 10,2
Nguồn: Cục Thống kê - Hải Phòng
khá cao: “lao động kỹ thuật chiếm 23,3%, cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 5,23% tổng số lao động” [14,9]. Hải Phòng hiện có “4 trường đại học, 9 trường kỹ thuật, 1 trườngcao đẳng, 2 viện nghiên cứu” [14,22] góp phần đào tạo,
84
bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển thành phố nói chung và du lịch Hải Phòng nói riêng.
Mô hình thành phố Cảng trong tương lai đã được thiết kế, với “định hướng là thành phố cảng biển quốc tế văn minh hiện đại và phát triển; là đô thị trung tâm cấp quốc gia , cửa chính ra biển, có cảng nước sâu; là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ, đường hàng không (quốc tế) của vùng Duyên hải Bắc Bộ; là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch,...”[14,9].
Chính vì vậy Thành uỷ Hải Phòng đã xác định đây là một trong năm lợi thế cơ bản tạo thành “đường băng” cho Hải Phòng “cất cánh” trong thời gian tới.
2.3.1. 5. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch của Hải Phòng
- Là một thành phố cảng biển, được thiên nhiên ưu đãi cộng với truyền thống lịch sử hào hùng trong chiến đấu và dựng xây nên tài nguyên du lịch của Hải Phòng là khá đa dạng và phong phú. Vì vậy Hải Phòng là một thành phố có nhiều lợi thế về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Hiện Hải Phòng có 43 điểm du lịch phân bố trên toàn thành phố, trong đó có đầy đủ các loại hình:
rừng, biển, hải đảo, núi, vườn quốc gia, các di tích lịch sử-văn hoá, các lễ hội truyền thống có sức hấp dẫn. Đặc biệt Hải Phòng có vườn quốc gia Cát Bà với cảnh quan và các hệ sinh thái rừng, biển hấp dẫn, được đánh giá là một trong những điểm có tiềm năng du lịch vào loại lớn nhất ở vùng du lịch Bắc Bộ và của cả nước.Do vậy Hải Phòng có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái biển,văn hoá, thể thao , tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng, chữa bệnh,...
- Tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị của Hải Phòng tập trung chủ yếu ở dải ven biển (Đồ Sơn) và đặc biệt là ở vùng hải đảo Cát Bà nơi đã được công nhận là vườn quốc gia. Đó là một thuận lợi lớn đối với việc khai thác và bảo vệ những tài nguyên du lịch vô giá phục vụ sự phát triển du lịch của Hải Phòng. Cụm du lịch