Phân tích môi trường

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược phát triển ngành du lịch Hải Phòng đến năm 2010 (Trang 56 - 77)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI PHÒNG

2.2. Phân tích môi trường

2.2.1. Phân tích môi trường quốc tế

2.2.1.1. Tình hình chính trị, an ninh thế giới và khu vực Đông Nam á (ASEAN)

• Tình hình chính trị và an ninh thế giới

Trong mấy năm gần đây, tình hình chính trị và an ninh quốc tế diễn biến phức tạp và gây nhiều bất lợi đối với các hoạt động kinh tế cũng như du lịch trên toàn thế giới. Xung đột sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo, khủng bố vẫn diễn ra ở nhiều

56

nơi trên thế giới. Trong đó nạn khủng bố quốc tế diễn ra ngày càng nhiều với mức độ ngày càng nghiêm trọng là nguy cơ đe doạ an ninh truyền thống của nhiều nước trên thế giới. Nổi bật là sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại nước Mỹ, sau đó nước Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh chống khủng bố như cuộc chiến tranh Apgnixtan vào năm 2002 rồi cuộc chiến tranh Irắc năm 2003. Dưới tác động của cuộc chiến tranh chống khủng bố và cuộc chiến tranh tại Irắc làm cho tình hình chính trị, anh ninh ở một số khu vực trên thế giới càng trở nên căng thẳng và phức tạp, triển vọng giải quyết vấn đề trở nên khó khăn hơn như Trung Đông, Bán đảo Triều Tiên,... Nhưng xu thế chung của nhiều quốc gia trong những năm qua là đều thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo: đa phương, đa dạng, tăng cường hợp tác kinh tế song phương và khu vực.

• Tình hình khu vực Đông Nam á (ASEAN)

Các nước trong khu vực ASEAN trong những năm gần đây đều giữ được ổn định về chính trị, không để xảy ra những biến động lớn.Nhưng nguy cơ khủng bố vẫn là những thách thức về an ninh ở Đông Nam á: đã phát hiện các nhóm khủng bố khu vực có liên quan đến Al - Qaeda, sự nổi lên của một số nhóm Hồi giáo cực đoan ở các nước như Indonexia, Philippin,Thái Lan. Mặt khác theo các nhà chính trị, hai khu vực bất ổn ở Đông Bắc á là Bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan nếu “nổ ra chiến sự ở khu vực nào cũng có những tác động về an ninh và kinh tế nghiêm trọng đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam á”[42,38].

Trong những năm gần đây vấn đề dịch bệnh cũng làm cho nền kinh tế của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng. Trong hai năm qua có những dịch bệnh ở người và gia súc, gia cầm với mức độ nguy hiểm, lây lan nhanh gây nhiều thiệt hại về người và của trên quy mô rộng lớn như dịch bệnh SARS, Cúm týp A ở người, AIDS, Cúm gà, ...

57

cho thấy mối đe doạ an ninh phi truyền thống cũng trở thành một nhân tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của các nước trên thế giới, đặc biệt như dịch bệnh SARS năm 2003 đã làm tê liệt ngành du lịch của Trung Quốc, HồngCông và một số nước Đông Nam á trong đó có Việt Nam.

2.2.1.2. Tình hình kinh tế thế giới và khu vực

Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu hướng nổi trội trong thế kỷ 21, nó là “xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trường hiện đại”[10,17] là giai đoạn mới phát triển kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế thực chất là tiến trình mở rộng các thị trường toàn cầu và khu vực, “nó làm tăng sự tương tác và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước thông qua sự gia tăng các luồng giao lưu hàng hoá, dịch vụ và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia”[9,145]. Chính quá trình toàn cầu hoá thúc đẩy sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

Nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tốc độ tăng trưởng GDP toàn thế giới năm 2003 tăng 3,9% và dự báo tốc độ tăng trưởng GDP toàn thế giới năm 2004 tăng là 4,6% và năm 2005 tăng là 4,4% [44,59]. Năm 2003 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ phát triển trở lại ở mức 2,8%; Liên minh Châu Âu tốc độ tăng trưởng đạt 0,8%; Trung Quốc vẫn duy trì ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định khoảng 7,8%; Nga tốc độ tăng trưởng 6,6% so với 4,3% năm 2002,...[43,13-14]. Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 2,7% trong năm 2003. Trong đó Châu á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động: Theo IMF các nước NICs Châu á có tốc độ tăng trưởng GDP năm 2003 là 3% dự báo năm 2004 là 5,3%; năm 2005 là 5% và các nước ASEAN 4 (Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin) có tốc độ tăng trưởng GDP năm 2003 là 5%, dự báo năm 2004 và 2005 cùng đạt 5,4%[44,59]. Nhờ sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn và các nước trong khu vực châu á, sự tăng cường giao lưu văn hoá,

58

mậu dịch và đầu tư quốc tế do xu thế toàn cầu hoá trên thế giới sẽ tạo ra khối lượng khổng lồ những nhà đầu tư, thương gia, nghiên cứu, học tập, hội thảo,... Đó chính là cơ hội lớn cho ngành du lịch toàn cầu.

Về lạm phát: theo dự báo của IMF trong một vài năm tới lạm phát có xu hướng giảm như với các nước công nghiệp phát triển năm 2003 lạm phát (tiêu dùng) ở mức 1,8% nhưng đến năm 2004 và 2005 giảm còn 1,7%; Liên minh châu Âu năm 2003 lạm phát ở mức 2% nhưng đến 2004 và 2005 dự báo chỉ còn 1,7%;

các nước đang phát triển năm 2003 lạm phát ở mức 6,1% dự báo lạm phát giảm còn 5,7% vào năm 2004 và 5% vào năm 2005,...[44,60]. Nhưng giá dầu lửa tăng vượt ngưỡng 50 USD/ thùng và tăng, giảm bấp bênh. Giá một số nguyên vật liệu (phôi thép) trên thế giới cũng tăng cao gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất công nghiệp của các nước, làm cho kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.

Về thất nghiệp: cũng theo số liệu của IMF tỷ lệ thất nghiệp ở các nền kinh tế phát triển có xu hướng giảm như năm 2003 ở các nước này tỷ lệ thất nghiệp khoảng 6,6% dự báo sẽ giảm còn 6,4% vào năm 2004 và 6,3% vào năm 2005. Trong khi đó khu vực khu vực đồng EURO tỷ lệ thất nghiệp lại có xu hướng tăng năm 2003 tỷ lệ thất nghiệp là 8,8% đến năm 2004 tỷ lệ thất nghiệp tăng là 9,1% và năm 2005 là 8,9%[44,60].

Liên minh châu Âu (EU) là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới, có vị trí cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tháng 5 vừa qua EU đã kết nạp thêm 10 nước mới từ các nước Trung và Đông Âu “đưa EU trở thành khối thị trường lớn nhất thế giới với 450 triệu dân, tổng GDP đạt gần 9000 tỷ”[38,175].Trong số các nước thành viên gia nhập EU lần này hầu hết là các nước có quan hệ truyền thống lâu đời với Việt Nam. Vì vậy thị trường EU mở rộng tạo ra những cơ hội thuận lợi đối với hoạt

59

động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và du lịch của Việt Nam. Nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường này do hệ thống luật pháp của EU hết sức phức tạp và phải tuân thủ những qui định, yêu cầu rất nghiêm ngặt và khắt khe.

Trong xu thế toàn cầu hoá, các cuộc hợp tác kinh tế tiểu vùng, khu vực, các khu vực tự do (AFTA), những tổ chức liên kết toàn châu lục (EU), hoặc giữa các châu lục (APEC) đã và đang hình thành khắp mọi nơi trên thế giới. Trong sự hợp tác đó chính phủ các nước thường gỡ bỏ các rào cản mậu dịch hàng hoá, dịch vụ và các trở ngại ảnh hưởng đến sự đi lại của dân chúng (Visa, hộ chiếu),... để hình thành các thị trường chung, khu vực, toàn cầu. Điều đó tạo cơ hội cho du lịch ngày càng phát triển. Ví dụ trong việc tháo mở chính sách về hàng không đã được Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Quang Diệu phát biểu: “Các chính phủ ở châu á đã bắt đầu tháo mở dần chính sách vận chuyển hàng không của mình. Mọi người đã thấy được tiềm năng lớn trong lợi ích về thương mại, du lịch và đầu tư mà một chính sách bầu trời mở sẽ đem đến”.[24,52]

Trong những năm gần đây, “thu nhập của người dân châu á đang tăng lên và tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều, khi thu nhập tăng lên một trong những điều mà người ta nghĩ đến đầu tiên là đi du lịch ”[25,55]. Mặt khác ở châu á hiện nay có nhiều hãng hàng không giá cước thấp đã ra đời, đem lại cho hành khách nhiều sự lựa chọn hơn. “Theo một cuộc khảo sát gần đây của Axess Asia, một tổ chức tư vấn về hàng không và dịch vụ lữ hành đặt ở Bangkok, khoảng 65% người dân ở Đông Nam á cho biết giá cước có ảnh hưởng rất nhiều đến việc họ quyết định đi du lịch hay ở nhà”[ 25,55]. Chính vì vậy, sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ tạo cơ hội cho du lịch châu á nói chung và Đông Nam á trong đó có Việt Nam phát triển.

2.2.1.3. Các yếu tố văn hoá xã hội

60

• Dân số và thị hiếu

Sự biến đổi trong dân số học đã có những tác động lớn tới ngành công nghiệp du lịch. Thế hệ những người sinh ra vào thời kỳ những năm 1946-1954 là thời kỳ đầu bùng nổ dân số trên thế giới đến nay đều đã trên 50 tuổi hoặc về hưu. Thế hệ này so với trước họ có học vấn, từng đi lại rất nhiều, có thu nhập cao và ổn định, sức khoẻ tốt và vẫn năng động: “lớp người ở tuổi 60 vẫn hoạt động như thể họ chỉ 40 tuổi vậy”[41,54] (đặc biệt là ở các nước phát triển), những người này thường đi du lịch để hưởng nhàn lúc tuổi già. Trong khi đó, nửa sau của thế hệ bùng nổ dân số đang bước vào thời điểm đỉnh cao của giai đoạn làm ra tiền trong cuộc đời, các hộ gia đình thường có hai thu nhập, con cái ít hơn, có tiền nhàn rỗi nhiều hơn và đang làm việc cật lực để kiếm ra tiền nên tin mình có quyền hưởng nó, họ cũng thường xuyên đi du lịch. Giới thanh thiếu niên (đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi mà trẻ em là thành phần chiếm tỷ lệ cao) cũng thích “sự thú vị, giải trí và mạo hiểm của du lịch”[12,161]. Ngày nay do sự gia tăng mức sống của người dân trên thế giới cộng với công nghệ chuyên chở mới và sự hiếu kỳ bẩm sinh mà “các gia đình và cá nhân đang chi tiền vào du lịch nhiều không thua gì mức đã chi cho ăn uống, quần áo hay chăm sóc sức khoẻ”[12,159]. Nhưng cũng chính vì vậy khách du lịch ngày nay đa phần trong số họ là những khách tiêu thụ rất tinh tế và ngày càng có kinh nghiệm hơn, họ muốn những kinh nghiệm mới và khác lạ, nên xu hướng đi du lịch ngày nay là “từ thị trường đại trà đến du lịch khúc tuyến nhỏ” [12,161] như các tour du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch phiêu lưu, mạo hiểm, du lịch tàu biển,...

• Quan niệm sống, trào lưu xã hội :

Người dân “ngày nay ai ai cũng đều mong muốn vươn ra ngoài và giao tiếp với ai đó; chúng ta ngày càng thích làm như vậy bằng máy bay nhiều cũng không

61

thua kém gì điện thoại”[12,134]và đó chính là sự thay đổi về thái độ đối với du lịch, “một sự thay đổi được nghiệm thấy trên toàn thế giới. Nếu trước kia du lịch từng bị xem như một đặc quyền của giới có tiền có của thì giờ đây nó được xem như một quyền cơ bản của con người” [12,159].Trong đó người dân ở các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung quốc,... đều có xu hướng hướng ngoại khi đi du lịch, đặc biệt người Trung Quốc đang có xu hướng đi du lịch về phía Nam. Đó là cơ hội lớn cho ngành du lịch phát triển.

2.2.1.4. Các yếu tố khoa học - công nghệ

Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã và sẽ góp phần công nghiệp hoá và hiện đại hoá du lịch cũng như tạo điều kiện thuận lợi phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ngày càng tốt hơn. Một số tiến bộ trong công nghệ điện tử viễn thông đã, đang và sẽ đem lại những ứng dụng quan trọng cho du lịch như thẻ thông minh dùng cho khách hàng quen thuộc, séc du lịch được làm bằng chất dẻo, CDROM, video, máy tính cá nhân, internet, điện thoại di động, công nghệ photo và lưu trữ ảnh digital, các phần mềm dịch thuật, hệ thống định vị toàn cầu (GPS),...

cùng sự phát triển của khoa học công nghệ trong các lĩnh vực đời sống và ngành vận tải đã tạo ra công nghệ chuyên chở; công nghệ vui chơi giải trí,... tiên tiến, hiện đại đã và sẽ tạo cho du khách đi lại thoải mái, an toàn, tiện lợi, tiện nghi và tâm lý thoải mái khi đi du lịch, hội họp, công tác.

Qua những phân tích ở trên ta thấy có một số cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển ngành du lịch Hải Phòng như sau:

* Về cơ hội:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng tăng và ổn định cùng với sự tăng cường giao lưu văn hoá,... sẽ tạo ra khối lượng khổng lồ các nhà đầu tư, thương gia, nghiên cứu, học tập, hội nghị, hội thảo,...

62

- Thu nhập bình quân đầu người trên thế giới đặc biệt là người dân châu á có xu hướng tăng mà “khi thu nhập tăng lên một trong những điều mà người ta nghĩ đến đầu tiên là đi du lịch” .

- Lạm phát và thất nghiệp trên thế giới có xu hướng giảm điều đó tạo điều kiện phát triển ngành du lịch toàn cầu.

- Thị trường EU mở rộng tạo cơ hội thuận lợi đối với hoạt động xuất nhập khẩu và giao lưu văn hoá và du lịch của Việt Nam.

- Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế sẽ đẩy mạnh các cuộc hợp tác kinh tế tiểu vùng, khu vực,... Trong sự hợp tác đó các chính phủ thường gỡ bỏ các rào cản để hình thành thị trường chung khu vực, toàn cầu do đó mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cầu tiêu dùng nói chung và du lịch nói riêng.

- Tầng lớp trung lưu trên thế giới tăng nhanh, đặc biệt ở Trung Quốc, do sự gia tăng mức sống và sự hiếu kỳ bẩm sinh mà các gia đình, cá nhân đang thay đổi cơ cấu chi tiêu, họ chi tiền nhiều hơn vào du lịch.

- Trình độ dân trí ngày càng cao, do đó họ là những người tiêu dùng tinh tế, họ muốn những kinh nghiệm mới, khác lạ do vậy xu hướng đi du lịch ngày nay là du lịch sinh thái, văn hoá, tàu biển,...

- Trào lưu của người dân thế giới hiện nay là đi du lịch.

- Các hãng hàng không giá rẻ đang phát triển mạnh, đặc biệt là ở châu Á do đó giá cước vận chuyển hàng không hạ góp phần tăng cầu du lịch.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ điện tử, viễn thông góp phần công nghiệp và hiện đại hoá ngành du lịch cũng như phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ngày càng tốt hơn làm cho du khách không còn cảm thấy bất tiện hay bị lỡ việc khi đi du lịch.

* Về nguy cơ:

63

- Tình hình an ninh chính trị thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, nguy cơ khủng bố gia tăng.

- Dịch bệnh ởngười, gia súc và gia cầm thường lan nhanh và trên diện rộng.

- Có nhiều đối thủ khi hội nhập khu vực và quốc tế.

- Giá dầu và phôi thép tăng cao ảnh hưởng xấu đến sản xuất công nghiệp của các nước và đó cũng là yếu tố tiềm ẩn rủi ro của nền kinh tế thế giới.

2.2.2. Phân tích môi trường trong nước

2.2.2.1. Các điều kiện chính trị - xã hội trong nước

• Các điều kiện an ninh, chính trị trong nước

Sau sự kiện khủng bố 11/9/ 2001, với sự ổn định chính trị - xã hội trong nước, Việt Nam đã được các nhà đầu tư, các du khách coi là một trong những điểm đến an toàn nhất và đó là điều kiện cơ bản cho sự phát triển. Chính vì vậy tốc độ thu hút vốn FDI và khách du lịch vào Việt Nam trong mấy năm gần đây đã tăng trưởng trở lại.

Phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, nên trong những năm qua với đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng nền kinh tế đã tăng trưởng nhanh và ổn định.

Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX đã đề ra nghị quyết: “Thúc đẩy khẩn trương trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chú trọng hội nhập mạnh mẽ và có chiều sâu vào kinh tế thế giới.Thực hiện các cam kết song phương và đa phương.

Sớm tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO)” và hội nghị cũng đã đánh giá trong những năm qua: “đối ngoại được mở rộng và hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới. Thế lực và uy tín của đất nước được nâng cao trên trường quốc tế”

[45,2].

Trong thời gian vừa qua, hệ thống pháp luật của nước ta còn nhiều bất cập;

tham nhũng vẫn còn là quốc nạn, vấn đề cải cách hành chính, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược phát triển ngành du lịch Hải Phòng đến năm 2010 (Trang 56 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)