Một số vấn đề trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu Pháp luật về trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ ở việt nam (Trang 25 - 30)

1.2 Khái quát về trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ

1.2.2 Một số vấn đề trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ

* Đặc điểm của trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ

Từ những tìm hiểu về khái niệm, có thể thấy TLBH là một vi phạm pháp luật, do đó trục lợi BHPNT nói riêng và TLBH nói chung có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, TLBH là hành vi trái pháp luật, quan hệ giữa DNBH và bên mua bảo hiểm được xem là một quan hệ hợp đồng, cho nên, trước hết, nó phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc của một quan hệ pháp luật dân sự thông thường, cụ thể đó là nguyên tắc “thiện chí, trung thực” trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng. Mặt khác, bảo hiểm là hoạt động được thực hiện dựa trên niềm tin lẫn nhau của các chủ thể, ở đó, bên mua nhận lời cam kết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, còn DNBH chấp nhận đảm bảo rủi ro chủ yếu thông qua việc khai báo rủi ro của khách hàng. Vì vậy, bất kỳ một hành vi cố ý gian dối, không trung thực nào nhằm gây bất lợi cho bên còn lại trong quan hệ đều được xem là phi pháp.

TLBH ở những mức độ khác nhau đều nguy hiểm và gây hại cho xã hội.

L đã hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất cho DNBH, ảnh hưởng đến lòng tin của những người tham gia bảo hiểm chân chính và gây ra những thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Mức độ nguy hiểm của hành vi L được xác định phụ

20

thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây thiệt hại cho DNBH, cho xã hội mà hành vi L đó gây ra rong trường hợp đã gây ra những thiệt hại, thì sự thiệt hại đó là hậu quả tất yếu của hành vi TLBH.

Thứ hai, có hành vi cố ý lừa dối: chủ thể cố ý che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không trung thực nhằm làm cho đối tác hiểu sai thực chất của vấn đề.

ành vi được thực hiện vì động cơ vụ lợi, nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Thứ ba, về chủ thể thực hiện TL phía D , người có hành vi gian dối có thể là Đại lý, nhân viên, người quản trị điều hành DNBH. Về phía khách hàng bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm có thể có nhiều tư cách gắn với nhiều cá nhân khác nhau ư cách người mua bảo hiểm (người giao kết hợp đồng); tư cách người được bảo hiểm (người có tuổi thọ, tính mạng, thân thể, sức khỏe được đảm bảo bởi hợp đồng bảo hiểm); tư cách người thụ hưởng (người được nhận hưởng tiền bồi thường, tiền bảo hiểm trả). Hành vi trục lợi có thể xuất phát từ chủ thể là cá nhân có một trong ba tư cách nói trên hông tin bị gian dối còn có thể là mối quan hê giữa các cá nhân đó như Mối quan hệ đảm bảo “có quyền lợi có thể bảo hiểm” của “người mua bảo hiểm”11 hay mối quan hệ nhân thân để giao kết hợp đồng bảo hiểm12.

Thứ tư, TLBH xâm hại đến quan hệ hợp đồng giữa DNBH và bên mua bảo hiểm, cụ thể TLBH xâm phạm quyền lợi chính đáng của DNBH: Cho dù chủ thể của hành vi TLBH không phải là khách hàng bảo hiểm mà là người của phía DNBH như người quản trị, nhân viên hay người được ủy quyền đại diện thì D cũng là người phải gánh chịu chi phí tăng lên hoặc tổn hại uy tín, hình ảnh, thương hiệu. Xa hơn nữa, tình trạng trục lợi nếu phổ biến sẽ làm xấu đi môi trường của ngành bảo hiểm thương mại, làm ngăn cản sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm.

Ngoài ra, hành vi trục lợi nói riêng cũng mang một số đặc điểm riêng biệt so với các hành vi L thông thường:

Một là, hành vi TLBH có thể được tiến hành bởi sự giúp sức của các chủ thể khác không liên quan đến quan hệ bảo hiểm Đó có thể là những người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, nhân viên y tế của các trung tâm y tế và kể cả công an, cán bộ xã phường có liên quan...

11 Quốc hội (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010, Khoản 9

Điều 3.

12 Quốc hội (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010, Điều 31.

Hai là, do đối tượng của BHPNT là tài sản, trách nhiệm dân sự và nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm phi nhân thọ cho nên hoạt động TLBH luôn tác động đến những yếu tố gắn liền với tài sản, trách nhiệm dân sự và nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm phi nhân thọ của người được bảo hiểm. Do đó, để trục lợi BHP thì người trục lợi phải tác động đến những yếu tố liên quan đến tài sản, trách nhiệm dân sự và nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm phi nhân thọ của người được bảo hiểm như làm giả, làm sai lệch những tài liệu liên quan đến tài sản của người được bảo hiểm hoặc che giấu những thông tin về tình trạng tài sản của người được bảo hiểm.

Ba là, bảo hiểm phi nhân thọ chỉ nhận bảo hiểm những rủi ro mang tính chất thiệt hại mà không có tính tiết kiệm như trong bảo hiểm nhân thọ. Do đó, khi hoạt động trục lợi BHPNT diễn ra, người trục lợi chủ yếu tập trung vào yếu tố, chi tiết có ảnh hưởng đến sự kiện bảo hiểm như tài sản, sức khỏe để từ đó yêu cầu DNBH giải quyết các quyền lợi bảo hiểm theo thoả thuận của hợp đồng.

* Một số hành vi trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ và các biện pháp xử lý ngăn chặn:

+ Một số hành vi trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ:

- Thứ nhất, trục lợi bảo hiểm thông qua việc làm hồ sơ giả.

Hành vi trục lợi bảo hiểm do cán bộ bảo hiểm đã thông đồng, cấu kết với khách hàng mua bảo hiểm cho những hàng hóa đã bị tổn thất từ trước để rút tiền bảo hiểm. Hành vi trục lợi lập hồ sơ giả trục lợi 3,8 tỷ đồng trong vụ trục lợi bảo hiểm của PJICO là một minh chứng cho hành vi này. Cách trục lợi họ đã áp dụng cần phải có người trong doanh nghiệp bảo hiểm và có người cấu kết, dắt mối với nhóm người thực hiện hành vi trục lợi với khách hàng và tài sản bảo hiểm13. Số tiền này là 50% số tiền thu đã trục lợi từ hành vi làm hồ sơ giả mà có14.

- Thứ hai, trục lợi bảo hiểm thông qua việc tạo dựng hiện trường giả.

13Vụ việc xảy ra tháng 11/2002, lô hàng của công ty Sông Tiền bị cháy trên đường vận chuyển từ cảng Thành phố Hồ Chí Minh đến cảng Hamburg (Đức). Phan Hồng Thu biết tin vội sai nhân viên làm giấy tờ giả mạo để chứng minh công ty của minh có tư cách mua bảo hiểm của PJICO Doanh nghiệp bảo hiểm và thụ hưởng 110% trị giá hàng, tương đương 224,928USD. Biết được ý định trục lợi của Thu, Tổng giám đốc PJICO là Trần Nghĩa Vinh và Hồ Mạnh Quân – Phó tổng giám đốc đã không ngăn chặn mà còn thông đồng thỏa thuận sẽ thanh toán 3,8 tỷ đồng bảo hiểm cho lô hàng với điều kiện sẽ được “lại quả” một nửa số này.

Thu đã thực hiện hành vi đưa hối lộ 1,9 tỷ đồng cho Vinh và Quân.

14 Trọng Hiếu, “Vụ trục lợi bảo hiểm PJICO: Các bị cáo đổ tội cho nhau” Việt Báo, Thứ tư 11/4/2007.

22

Trục lợi bảo hiểm từ hành vi cố tình che giấu sự thật, tạo dựng hiện trường giả theo mục đích khai báo để được hưởng bảo hiểm. Đây là dạng trục lợi bảo hiểm khá phổ biến trong đời sống, bằng cách họ hợp thức hóa các tổn thất mà không được bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường.

- Thứ ba, trục lợi bảo hiểm thông qua hành vi cố ý kê khai sự kiện xảy ra trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm thông thường bao giờ cũng ghi rất rõ thời gian bảo hiểm, thời gian bắt đầu và thời gian đáo hạn hợp đồng. Chính vì vậy, nếu tổn thất xảy ra khi đã hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng đã ký, để trục lợi bảo hiểm, kẻ gian lận đã kê khai lui thời gian trở về trước để phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm ác đối tượng này đã mua chuộc, làm giả giấy tờ, bằng chứng để thông đồng và có sự tiếp tay của nhân viên bảo hiểm để cùng có lợi và nhanh chóng hoàn tất thủ tục để được nhận tiền bảo hiểm.

- Thứ tư, trục lợi bảo hiểm thông qua hành vi kê khai tăng số lượng và giá trị tổn thất tài sản trong sự kiện bảo hiểm.

Hành vi trục lợi bảo hiểm này đã lợi dụng sự kiện tổn thất xảy ra để kê khai tăng số lượng tổn thất để được hưởng tiền bồi thường cao hơn so với thiệt hại thực tế. Trục lợi bảo hiểm có thể xuất phát từ hành vi không trung thực khi ký kết hợp đồng bảo hiểm cũng như khai báo không đúng với thực tế. Mục đích của hành vi trục lợi bảo hiểm là nhằm chiếm đoạt tài sản của công ty bảo hiểm. Việc khai khống giá trị thiệt hại, cấu kết và thỏa thuận về tỷ lệ ăn chia của khách hàng và nhân viên bảo hiểm để làm hồ sơ, thủ tục nhận tiền bảo hiểm đang từng ngày gia tăng và thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi.

- Thứ năm, trục lợi bảo hiểm từ hành vi khi có tổn thất rồi mới đi mua bảo hiểm để được hưởng tiền bảo hiểm.

ình thường, với tâm lý bỏ tiền mua tài sản lớn xong là tài chính eo hẹp, số tiền còn lại có ít hơn trước. Nếu bỏ tiền mua bảo hiểm thì tâm lý khách hàng khá nhiều người còn đắn đo, ngần ngại hưng một khi tổn thất xảy ra với tài sản lớn thì chi phí để khắc phục cũng không phải nhỏ. Chính vì vậy, đối tượng bảo hiểm đã bị tổn thất, tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên mua bảo hiểm mới giao kết hợp đồng bảo hiểm hông qua đó, họ hợp thức hóa việc ký kết hợp đồng. Bởi lẽ, việc

ký kết hợp đồng bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trả tiền bảo hiểm, trả cho thiệt hại đã xảy ra.

- Thứ sáu, trục lợi bảo hiểm từ hành vi mua bảo hiểm cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đối với một tài sản (bảo hiểm trùng).

Bảo hiểm trùng xảy ra đối với một tài sản được khách hàng mua bảo hiểm cho nhiều doanh nghiệp. Khi tổn thất xảy ra, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đều chi trả cho thiệt hại xảy ra với vật. Chẳng hạn: con tàu hoặc ô tô kỹ thuật phát, ghi hình của Đài truyền hình di động có trị giá 10 tỷ và được bảo hiểm 10 tỷ, nhưng nếu chủ tàu, chủ xe đóng bảo hiểm ở 4 công ty. Khi xảy ra thiệt hại thì chủ tài sản làm thủ tục đến tất cả các công ty bảo hiểm để được nhận tiền bảo hiểm của cả 4 công ty để được hưởng bảo hiểm 4 lần giá trị tài sản hiện sử dụng thay vì mỗi công ty chỉ phải chi trả 2,5 tỷ đồng theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

- Thứ bảy, trục lợi bảo hiểm do cố ý gây ra tổn thất để được bảo hiểm.

Hành vi trục lợi bảo hiểm có thủ đoạn tinh vi, có mục đích chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn Đối tượng phạm tội có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm. Mọi sự kiện diễn ra đã được đối tượng trục lợi nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo và được bàn bạc cụ thể Đối tượng trục lợi đã lường trước được hệ quả của những vấn đề phát sinh15. Đây là vấn đề cần cụ thể vì đã có dấu hiệu tội phạm xuất hiện trong lĩnh vực.

+ Các biện pháp xử lý nhằm ngăn chặn trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ:

Một là, D đưa các điều khoản loại trừ trách nhiệm khi có hành vi TLBH vào hợp đồng BHP , là cơ sở để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi có hành vi trục lợi xảy ra Đây chính là những biện pháp phòng ngừa và dự liệu trước đối với những hành vi trục lợi BHPNT. Bên cạnh đó, khi đã có hành vi L diễn ra, DNBH sử dụng các chế tài trong Luật KD để từ chối giao dịch hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng (bồi thường/ trả tiền bảo hiểm) bằng cách tuyên bố “hợp đồng vô hiệu” hoặc “đình chỉ hợp đồng”

15 Ví dụ, đối tượng A đã có hành vi ký kết hợp đồng bảo hiểm cho chiếc xe của mình nhưng đã bàn bạc với một đối tượng B tháo thiết bị còn tốt, thay vào thiết bị cũ, hỏng rối khai báo là gặp tai nạn, xe lao xuống vực rôi bị cháy... tiêu hủy tài sản để được bồi thường. Đối tượng A đã trục lợi bảo hiểm trở thành “diễn viên”đóng vai rất đạt trong hoàn cảnh được sắp đặt, dàn dựng như thật.

24

Hai là, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm truy cứu trách nhiệm hành chính đối với những chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực KD trong đó L cũng là một trong những hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

Do vậy, trên cơ sở áp dụng một số quy định trong Nghị đinh 93/2013/ Đ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, kinh doanh xổ số, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện biện pháp pháp lý, mà cụ thể là biện pháp trách nhiệm pháp lý hành chính đối với những chủ thể thực hiện hành vi TLBH nhằm hạn chế TLBH.

Ba là, khi có tranh chấp về hợp đồng BHP mà người tham gia bảo hiểm khởi kiện ra Tòa án yêu cầu DNBH phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm, trên cơ sở những điều khoản loại trừ khi có hành vi L đã dự liệu trước trong Đ cùng với những quy định của pháp luật, đặc biệt là những kết quả thu được từ phía DNBH về việc giám định, xác minh những hành vi có dấu hiệu TLBH, Tòa án giải quyết các tranh chấp về hợp đồng BHPNT, từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm và áp dụng các chế tài được quy định trong Luật KD đối với những hành vi có dấu hiệu L hêm vào đó, khi những hành vi L , có đầy đủ những yếu tố cấu thành tội phạm chẳng hạn liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản..., Tòa án sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Một phần của tài liệu Pháp luật về trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ ở việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)