Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu Pháp luật về trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ ở việt nam (Trang 30 - 34)

1.3 Khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt

1.3.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ

hư đã trình bày ở phần trước, có thể thấy trục lợi BHPNT là một hành vi nguy hiểm cho xã hội và chứa đựng nhiều nguy cơ đe doạ đến sự phát triển của hoạt động KDBH nói riêng và nền kinh tế nói chung Do đó, xuất phát từ sự nhận thức này mà trục lợi BHPNT phải được pháp luật điều chỉnh nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHPNT.

* Xuất phát từ bản chất của BHPNT và sự gia tăng hoạt động trục lợi đối với loại hình này ở Việt Nam

Bảo hiểm là sự chia sẻ rủi ro giữa một số đông với một số ít trong số họ phải gánh chịu những rủi ro. Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Không ai khẳng định là mình chưa bao giờ gặp rủi ro, trước rủi ro của cuộc đời, con người thường có 4 sự lựa chọn: Chấp nhận rủi ro, né tránh rủi ro, kiểm soát rủi ro, chuyển giao rủi ro, trong đó chuyển giao rủi ro là phương án tốt nhất để con người có thể đối phó với rủi ro, hình thức này được hiểu là chuyển giao rủi ro cho một công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ thay cho con người chịu gánh nặng rủi ro khi chuyện không may xảy đến với họ, mọi người sẽ cùng chia sẻ rủi ro, đó cũng chính là ý nghĩa của BHPNT.

Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân, ví dụ như ác rủi ro do môi trường thiên nhiên; Các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học và kỹ thuật;

Các rủi ro do môi trường xã hội, v.v... Bất kể do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất việc hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, v.v… làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung.

ra đời, rủi ro sẽ chuyển giao lại cho các công ty bảo hiểm, khi rủi ro xảy đến, một khoản tài chính sẽ được bù đắp đảm bảo cho người được bảo hiểm an tâm rằng sẽ không phải chịu những khoản tài chính lớn. BHPNT bảo vệ tài chính cho người được bảo hiểm và gia đình để sự không may mắn đó được giảm nhẹ đi chứ không bị nhân lên do phải gánh chịu thêm khoản tài chính lớn sau đó

hư vậy, thực chất BHPNT là một bản hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm và công ty , mà trong đó công ty sẽ trả cho người tham gia hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm một số tiền nhất định khi có các sự kiện đã định trước xảy ra. Khi rủi ro xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ căn cứ trên Đ để chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm với một điều cơ bản là không có phí bảo hiểm nào lại cao hơn tổng số tiền bảo hiểm mà công ty bảo hiểm thanh toán khi đáo hạn hợp đồng hính điều này đã khơi gợi sự tham vọng lợi ích kinh tế của những người tham gia bảo hiểm, bản thân người tham gia bảo hiểm không mong muốn rủi ro sẽ xảy ra với mình, nhưng họ vẫn muốn nhận tiền bảo hiểm, tiền bồi thường bảo hiểm từ phía công ty bảo hiểm do đó đã thực hiện những hành vi tạo dựng sự kiện bảo hiểm giả nhằm mục đích L từ công ty bảo hiểm,

26

thậm chí có những trường hợp khi biết việc tham gia BHPNT khi sự kiện bảo hiểm xảy ra sẽ đem lại cho bản thân một khoản tiền lớn, người tham gia bảo hiểm đã tìm cách cung cấp những thông tin sai sự thật để nhằm che đậy tình trạng thực tế của mình hay người được bảo hiểm trước khi giao kết Đ , để trục lợi BHPNT với sự tin tưởng chắc chắn rằng sự kiện bảo hiểm sẽ xảy ra.

Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng trục lợi BHPNT ở nước ta hiện nay, dù chỉ là một loại hình bảo hiểm mới xuất hiện trên thị trường bảo hiểm, nhưng hoạt động trục lợi xảy ra đối với lĩnh vực BHPNT lại có sự gia tăng nhanh về số lượng.

Bằng chứng là, theo thống kê của Cục quản lý và giám sát bảo hiểm, năm 2012 doanh thu của thị trường BHPNT đạt 22.757 tỉ đồng tăng trưởng 10,33%, bồi thường đạt 8.873 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 39%16. rong 6 tháng đầu năm 2013, thị trường bảo hiểm tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của toàn ngành kinh tế. Tổng doanh thu thị trường đạt 12.225 tỉ đồng, tăng trưởng hơn 6%

Bồi thường toàn thị trường là 5.110 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường là 41,8%17. Với tiền bồi thường hợp đồng hằng năm lên tới hàng ngàn tỉ đồng thì chỉ với tỉ lệ nhỏ số tiền trục lợi được cũng rất lớn.

Ông hùng Đắc Lộc - Tổng thư ký iệp hội Bảo hiểm Việt Nam - cho biết theo thống kê của các DNBH thuộc hiệp hội thì tỉ lệ hồ sơ nghi vấn trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 10%, tăng đáng kể so với cùng kỳ Đáng chú ý, trong 10% số hồ sơ mà D đưa vào diện nghi vấn thì có 50% hồ sơ D phát hiện được bằng chứng, còn 50% các DN buộc phải thanh toán18.

Chia sẻ về vấn đề này, đại diện của BHPNT Bảo Việt cho rằng các DNBH hiện gặp nhiều khó khăn trong chống trục lợi bảo hiểm do nhiều hình thức ngày càng tinh vi. Hành vi trục lợi không chỉ gây thiệt hại tài chính cho các DNBH và còn thiệt hại tới người mua bảo hiểm chân chính vì làm tăng phí bảo hiểm “Các DNBH hiện nay chống trục lợi chỉ như hình thức tự vệ và nhược điểm rất lớn trong chống trục lợi bảo hiểm là chưa có sự quan tâm cũng như hành lang pháp lý đầy đủ. Ngoài ra, mối liên kết giữa các DNBH để chống trục lợi rất hạn chế và DNBH cũng chưa có hệ thống, bộ máy cũng như con người chuyên nghiệp về chống trục lợi bảo hiểm”- vị đại diện này cho biết.

16 Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2012.

17 Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2013.

18 hùng Đắc Lộc (2013), Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam - Cầu nối phát triển. Nguồn:

http://tinnhanhchungkhoan.vn/, truy cập lúc 10 giờ ngày 15/5/2019.

Từ lẽ đó, việc đặt ra một cơ chế pháp lý vững chắc là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

* Xuất phát từ hậu quả nguy hại của hành vi trục lợi BHPNT

Trục lợi BHPNT nói riêng và TLBH nói chung là một hoạt động không chỉ gây bất lợi đối DNBH mà còn ảnh hưởng đến khách hàng và nguy hiểm hơn là tác động tiêu cực đến xã hội nói chung.

Thứ nhất, L để lại những hậu quả rất nặng nề đối với DNBH. Hậu quả trực tiếp sẽ làm cho doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh thua lỗ phải ngừng triển khai sản phẩm bảo hiểm (Điều 40 hông tư 124/2012/ ) Nó không những làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của D mà còn gây tác động xấu đến uy tín của D đó trên thị trường õ ràng, cơ quan truyền thông, báo chí có xu hướng đứng về phía người tham gia bảo hiểm. Cho nên, khi xảy ra bất kỳ trường hợp nào DNBH từ chối giải quyết quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm thì truyền thông, dư luận thường lên án D đó, mặc dù việc từ chối giải quyết quyền lợi có thể xuất phát từ hành vi trục lợi từ phía người tham gia bảo hiểm chứ ít khi quan tâm đến những mất mát, thiệt hại của DNBH.

Thứ hai, L cũng gây ra tác động xấu đến quyền lợi của các khách hàng đã ký hợp đồng với DNBH bị trục lợi. Có thể thấy, bản chất của hoạt động bảo hiểm là việc DNBH gom góp, tích luỹ những khoản phí bảo hiểm mà khách hàng đã đóng và dùng khoản tiền đã tích luỹ đó để giải quyết quyền lợi cho các trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nếu muốn đủ tiền Quỹ bảo hiểm để bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm thì DNBH phải tăng phí bảo hiểm. Cho nên, hành vi L cũng gây thiệt hại một cách gián tiếp đến quyền lợi của các khách hàng tham gia bảo hiểm chân chính vì khoản phí mà họ đã đóng được sử dụng để chi trả cho những hành vi gian lận, lừa đảo.

Thứ ba, đối với xã hội, L cũng gây ra những tác động xấu đến đạo đức, cách hành xử của con người trong xã hội. Bỡi lẽ, TLBH sẽ làm mất đi tính lành mạnh, công bằng của môi trường kinh doanh, hơn nữa còn tha hoá, biến chất một bộ phận công chức hà nước (do một số thủ đoạn TLBH phải có sự phối hợp, móc nối với những người có thẩm quyền trong các cơ quan hà nước), và thậm chí có thể dẫn đến thái độ xem thường pháp luật.

28

Từ những lý do trên, có thể kết luận rằng, trong giai đoạn hiện nay, TLBH đã trở thành một nguy cơ lớn cho xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế thị trường và do đó nó cần phải bị ngăn chặn bởi một cơ chế pháp lý vững chắc, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Pháp luật về trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ ở việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)