2.1 Thực trạng trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ và ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ bằng pháp luật ở Việt Nam
2.1.2 Thực trạng pháp luật về ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
Pháp luật điều chỉnh về ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ quy định về các hành vi trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ và biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi đó Dưới đây là một số nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm phi nhân thọ nhằm ngăn chặn trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ:
* Nhóm quy định về các nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
- Quy định về Đ Đây là nhóm quy định thể hiện khá rõ và bao quát phần lớn các nguyên tắc trong hoạt động KD như nguyên tắc trung thực tuyệt đối, nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm, nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc thế quyền. Nhằm mục đích ngăn ngừa TLBH, pháp luật điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng giữa D và người tham gia bảo hiểm có quy định khá rõ ràng về người tham gia bảo hiểm, về nội dung hợp đồng, hình thức hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng Đây là những nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa TLBH vì nếu nó được quy định rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ trong Đ thì sẽ không còn kẽ hở để các bên tham gia hợp đồng lợi dụng để TLBH21. Về cơ bản, quy định về Đ đã đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn thị trường, tuy
21 Nguyễn Thị Lan Anh (2012), Trục lợi bảo hiểm - thực trạng đáng quan tâm và những kiến nghị nhằm
hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, Hội thảo đánh giá thực trạng và giải pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính.
nhiên, để các quy định về Đ phát huy tác dụng hơn nữa trong việc ngăn ngừa TLBH, theo tác giả còn một số vấn đề cần được quan tâm như sau
Một là, quy định về quyền lợi được bảo hiểm heo quy định tại Điều 13 Luật KDBH hiện hành, quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Có thể suy luận rằng các quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, quyền tài sản là các quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với bảo hiểm phi nhân thọ uy nhiên, quy định này chỉ dừng lại ở việc liệt kê chung chung mà không quy định cụ thể những quyền nào thuộc về quyền lợi có thể được bảo hiểm của loại hình bảo hiểm nào.
Hai là, về nội dung Đ , Luật KDBH hiện hành quy định rõ Đ gồm có những nội dung như tên, địa chỉ của DNBH, bên mua bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm, thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường, ngày tháng năm giao kết hợp đồng, các quy định giải quyết tranh chấp và các điều khoản khác do các bên thỏa thuận22. Về cơ bản, các quy định về nội dung của Đ đã đảm bảo thống nhất theo quy định của pháp luật về hợp đồng nói chung uy nhiên, quy định này vẫn còn một số kẽ hở có thể bị các chủ thể lợi dụng để L như pháp luật chưa đề cập đến việc người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm trực tiếp kê khai, cung cấp đầy đủ thông tin đến đối tượng bảo hiểm cho DNBH và phải ký tên trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm Điều này dễ dẫn đến tình trạng TLBH từ phía người tham gia bảo hiểm vì khi có sự kiện bảo hiểm hoặc tổn thất xảy ra, bên mua bảo hiểm có thể TLBH bằng cách bác bỏ những thông tin đã được cung cấp trên hồ sơ bảo hiểm, cho rằng đó là những thông tin do người khác cung cấp hộ và D không có cơ sở để từ chối chi trả bảo hiểm cho họ.
Ba là, về hình thức Đ , Luật KDBH hiện hành quy định Đ phải được lập thành văn bản, việc quy định hình thức văn bản đối với Đ của pháp luật Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong giao dịch dân sự, đã là sự thỏa thuận thì hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, văn bản hay bằng hành vi pháp lý cụ
22 Quốc hội (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010, Điều 13.
34
thể23. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên yếu thế trong các giao dịch, mà Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có quy định bắt buộc hợp đồng phải được lập bằng văn bản, có những trường hợp bắt buộc phải công chứng. Nếu không tuân thủ điều kiện về hình thức này thì hợp đồng có thể bị vô hiệu, nghĩa là không được thừa nhận giá trị pháp lý, và các bên phải trao trả cho nhau những gì đã nhận.
Điều 14 Luật KD quy định: “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định”.
Thực tiễn pháp luật và hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở các nước trên thế giới cho thấy, giao dịch bảo hiểm thường được thực hiện thông qua các hợp đồng được lập bằng văn bản. Có nhiều lí do khiến cho hình thức hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản được đặt ra:
Thứ nhất, do yêu cầu an toàn trong kinh doanh bảo hiểm và tính phức tạp của hoạt động bảo hiểm trong khâu xác định rủi ro và định phí. Và bởi đặc điểm của bảo hiểm là một cam kết dân sự trong đó D đưa ra cam kết bồi thường theo những điều kiện và cách thức nhất định cho những rủi ro tổn thất được bảo hiểm.
Thứ hai, thời gian thực hiện hợp đồng có thể kéo dài có khi nhiều năm Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm có khả năng chuyển nhượng Đây là một quy định căn cứ vào thực tiễn đặc biệt là trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
gười nhập hàng chính là người được bảo hiểm có thể bán hàng bằng hình thức chuyển nhượng chúng từ ngày khi hàng hóa đang được vận chuyển trên biển, nếu không có quy định HĐ có thể chuyển nhượng sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa không được bảo hiểm khi người nhập hàng bán hàng cho người khác.
Thứ tư, hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bồi thường; sau khi tổn thất xảy ra, lợi ích tài chính của người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm là khác về nội dung mà họ đã thỏa thuận nếu các thỏa thuận đó không được ghi lại bằng văn bản.
hư vậy, pháp luật quy định hình thức của hợp đồng bảo hiểm là văn bản nhằm nâng cao tính xác thực về những nội dung đã cam kết. Khi có tranh chấp, hợp
23 Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 119.
đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn cho các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình.
hường thì Đ là mẫu soạn sẵn của D để điền những nội dung và được người tham gia bảo hiểm chấp nhận ghi vào giấy yêu cầu bảo hiểm. Theo Bộ luật Dân sự 2015 những hợp đồng soạn sẵn nếu có điều kiện từ ngữ nào không được đề cập đến hoặc có cách hiểu không rõ ràng thì được giải thích sao cho có lợi cho người tham gia bảo hiểm.
Thế nhưng, quy định về hình thức của Đ vẫn còn một số kẽ hở trong việc ngăn ngừa L như pháp luật chưa quy định rõ những văn bản tạo nên hình thức của Đ rên thực tế, Đ thường bao gồm nhiều văn bản với nội dung khác nhau như giấy đề nghị bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm... mà tổng hợp những văn bản này mới tạo thành Đ uy nhiên, có thể bên mua bảo hiểm không nhận thức được điều này, do đó không đọc kỹ nội dung của các văn bản khác như điều khoản, quy tắc của sản phẩm bảo hiểm, dễ dẫn đến việc không nắm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình là gì; còn D cũng dễ lợi dụng các kẽ hở này để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
Bốn là, về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu, quy định này còn có những cách hiểu và quan điểm giải quyết khác nhau. Luật KDBH hiện hành quy định về các trường hợp Đ vô hiệu, trong đó có quy định Đ vô hiệu do
“bên mua bảo hiểm hoặc DNBH có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm”24. Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì “khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”25. heo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 thì “khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”. ăn cứ theo các quy định trên, trường hợp bên mua bảo hiểm hoặc DNBH có hành vi lừa dối khi giao kết Đ thì hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu (do tòa án tuyên bố) và hoàn trả lại phí đã đóng uy nhiên, Điều 19 Luật KDBH hiện hành quy định“DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng khi bên mua bảo hiểm có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng…”.
hư vậy, hậu quả pháp lý của “hợp đồng vô hiệu” và “đơn phương chấm dứt/đình chỉ hợp đồng” theo các quy định nêu trên là khác nhau: Hợp đồng vô hiệu không có
24 Quốc hội (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010, Điều 22.
25 Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 127.
36
hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận.
ó nghĩa là, hợp đồng coi như không tồn tại từ trước (Hợp đồng bị tiêu hủy); các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Còn khi đơn phương chấm dứt/đình chỉ hợp đồng, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm thông báo chấm dứt (Hợp đồng ngưng hiệu lực); bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. Tuy nhiên cả hai đều cùng chỉ một nguyên nhân là do hành vi lừa dối/kê khai thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng. Dẫn đến việc giải quyết khác nhau trong thực tế thực hiện Đ (lúc thì hoàn phí, lúc thì không) Điều này dẫn đến hệ quả của mỗi trường hợp áp dụng không thống nhất, hai chế tài khác nhau cho cùng một vấn đề cũng dẫn đến việc khó khăn cho việc xử lý tranh chấp mà trên thực tế đa số trường hợp, phần lớn phụ thuộc vào cách hiểu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Bên cạnh đó, quy định này dễ dẫn đến tình trạng TLBH từ phía bên mua bảo hiểm. Vì nếu áp dụng Đ vô hiệu thì cùng với việc hoàn phí bảo hiểm, DNBH sẽ phải tính toán mức thiệt hại như hoa hồng bảo hiểm, chi phí phát hành hợp đồng, các chi phí khác có liên quan và khi đó có thể lớn hơn phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã nộp để yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường bổ sung Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của DNBH vì nếu chỉ dừng lại ở việc hoàn trả phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm mà không tính đến thiệt hại của DNBH thì bên mua bảo hiểm luôn có lý do để kê khai không trung thực thông tin khi có vấn đề về sức khỏe, nghề nghiệp… nhằm TLBH.
Năm là, về hợp đồng bảo hiểm trùng: Trong các loại Đ , có thể nói đây là loại hợp đồng dễ dẫn đến TLBH nhất. Pháp luật hiện hành cho phép bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm trùng cho tài sản bởi vì đây là quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản. Chủ tài sản được quyền mua bảo hiểm cho tài sản tại nhiều DNBH khác nhau với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đối với tài sản uy nhiên, bên được bảo hiểm không được phép lợi dụng yếu tố phí bảo hiểm phải trả cho một tài sản là rất nhỏ so với giá trị tài sản để yêu cầu bảo hiểm nhiều lần cho tài sản tại nhiều DNBH khác nhau nhằm mục đích nhận được khoản tiền bảo hiểm lớn hơn nhiều lần so với giá trị của tài sản bảo hiểm.
Để ngăn chặn L đối với hành vi mua bảo hiểm trùng, Luật KDBH hiện hành quy định: “Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ
lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các DNBH không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản”26. hư vậy, trong trường hợp giao kết Đ trùng, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua bảo hiểm không được đòi các DNBH bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng, tức sau khi nhận tiền bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng thì số tiền này lớn hơn nhiều lần thiệt hại của tài sản bảo hiểm.
Theo tác giả, quy định pháp luật về bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản đã đảm bảo phù hợp với bản chất và nguyên tắc của hoạt động KDBH.
- Quy định về bồi thường bảo hiểm:
Về căn cứ bồi thường, theo quy định của Luật KDBH hiện hành, số tiền bồi thường mà DNBH phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế.
hông thường, số tiền bồi thường mà DNBH trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác Quy định này đã đảm bảo thể hiện được nguyên tắc về giới hạn bồi thường trong hoạt động KD , tuy nhiên, cũng còn một số kẽ hở để các chủ thể dễ lợi dụng để TLBH, cụ thể:
Một là, quy định căn cứ để xem xét bồi thường trong quan hệ bảo hiểm tài sản là “giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế” còn chưa phù hợp do việc xác định giá thị trường là một việc khá khó khăn vì thực tế, giá thị trường thường tính được đối với những tài sản còn mới, trong khi đó, có trường hợp bảo hiểm là các tài sản đã qua sử dụng. Vì vậy, việc xác định thiệt hại thực tế xảy ra đối với tài sản bảo hiểm chỉ mang tính ước đoán, dễ trở thành nguyên nhân dẫn đến TLBH khi xảy ra tổn thất vì người được bảo hiểm có thể cấu kết với các cá nhân, tổ chức có liên quan kê khai hoặc định giá cao hơn giá trị thật của tài sản.
Hai là, mục đích của Điều 46 Luật KDBH hiện hành là nhằm ngăn ngừa L , trong khi đó lại cho phép các bên thỏa thuận về số tiền bồi thường mà không
26 Quốc hội (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010, Khoản 2
Điều 44.
38
dựa vào căn cứ bồi thường Do đó, làm cho quy định pháp luật thiếu thống nhất, giảm tính nghiêm minh.
Ba là, theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
hư vậy, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại theo nguyên tắc suy đoán lỗi. Bên có yêu cầu bồi thường thiệt hại chỉ cần chứng minh có thiệt hại thực tế và thiệt hại là do hành vi của người bị yêu cầu gây ra rong khi đó, khoản 1 Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm”. Do đó, quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm cần được sửa đổi, bổ sung để thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Về nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất đối với người được bảo hiểm: rong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì DNBH có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì DNBH có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện Đ goài ra, pháp luật cũng quy định DNBH có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. hư vậy, việc pháp luật cho phép D được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện Đ là biện pháp ngăn chặn người được bảo hiểm thực hiện ý đồ TLBH của mình.
Ngoài ra, pháp luật còn ngăn chặn mục đích trục lợi trong quan hệ bảo hiểm tài sản thông qua quy định người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm, trừ trường hợp người được bảo hiểm từ bỏ tài sản để tránh tổn thất chung, cứu người trong trường hợp khẩn cấp... Quy định này cũng nhằm tránh tình trạng lợi dụng rủi ro để hủy hoại tài sản nhằm mục đích trục lợi của bên được bảo hiểm. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật vẫn có kẽ hở là chưa có chế tài đối với hành vi không thực hiện việc đề phòng, hạn chế tổn thất đối với tài sản bảo hiểm của người được bảo hiểm. Trên thực tế đã từng xuất hiện những hành vi tự gây thiệt hại cho tài sản để