2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện nhằm ngăn ngừa trục lợi bào hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
2.2.1 Kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp luật
* Hoàn thiện các quy định về các nguyên tắc trong hoạt động KDBH
- Một là, quy định về Đ Để đảm bảo hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa TLBH, theo tác giả, cần phải tiếp tục hoàn thiện theo hướng đảm bảo các quy định về Đ chặt chẽ hơn, rõ ràng hơn, tránh mâu thuẫn, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Quy tắc, điều khoản bảo hiểm cũng cần được hoàn thiện hơn để có thể đáp ứng phù hợp nhiều đối tượng khách hàng, đồng thời đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ, đánh giá một cách thận trọng các rủi ro được bảo hiểm trước khi mở rộng điều khoản bảo hiểm để tránh hiện tượng TLBH30. Cụ thể:
+ Đối với quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm: Từ những nhận định đã phân tích ở mục 2.1.2 trên, tác giả cho rằng cần hoàn thiện quy định này theo hướng quy định riêng quyền lợi có thể được bảo hiểm theo các nghiệp vụ bảo hiểm.
heo đó, đối với bảo hiểm tài sản, quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản đối với đối tượng được bảo hiểm;
đối với bảo hiểm trách nhiệm, quyền lợi có thể được bảo hiểm là trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba…
+ Đối với quy định về nội dung Đ , cần bổ sung quy định bên mua bảo hiểm phải trực tiếp ký tên trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm để hạn chế TLBH khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
+ Đối với quy định về hình thức Đ , cần quy định rõ các bộ phận được hợp thành Đ như đơn đề nghị bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm... Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của DNBH phải cung cấp đầy đủ các văn bản này trong Đ để đảm bảo quyền lợi của bên mua bảo hiểm.
+ Đối với quy định về hậu quả của hợp đồng vô hiệu, cần hoàn thiện theo hướng bãi bỏ khoản 3 Điều 19 Luật KDBH hiện hành vì trong trường hợp này, Đ sẽ vô hiệu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 và sẽ xử lý theo quy
30 Ngô Thị Minh Tâm (2012), Chống trục lợi bảo hiểm cần có những giải pháp đồng bộ, Hội thảo đánh giá thực trạng và giải pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính.
52
định tại khoản 2 Điều này. Ngoài ra, cần sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 19, theo đó bỏ cụm từ “nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm” Khi đó, khoản 2 Điều 19 sẽ áp dụng trong khi thực hiện Đ với nội dung là DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện Đ và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi như cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được trả tiền bảo hiểm hoặc cố ý không cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
- Hai là, quy định về bồi thường bảo hiểm:
Đối với căn cứ bồi thường, cần hoàn thiện theo hướng đảm bảo quy định khách quan và không làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. Cụ thể là cho phép DNBH và bên mua bảo hiểm thống nhất với nhau về cách thức và biện pháp xác định giá trị của tài sản bảo hiểm tại thời điểm và nơi xảy ra tổn thất Đồng thời tại khoản 1 và 2 Điều 46 Luật KDBH hiện hành nên bỏ cụm từ “trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm” để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
goài ra, để đảm bảo thống nhất với quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, cần sửa đổi khoản 1 Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm theo hướng: “Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm”.
Đối với nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất đối với bên mua bảo hiểm, cần bổ sung chế tài nặng hơn đối với hành vi cố ý vi phạm quy định áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất để ngăn chặn ý đồ TLBH của bên mua bảo hiểm, cũng như có cơ sở pháp lý để bắt buộc các bên tham gia bảo hiểm chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế tổn thất khi có rủi ro xảy ra.
Về nghĩa vụ bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm của D , để tạo điều kiện cho D có đủ thời gian để thẩm định các vụ việc nghi ngờ có dấu hiệu TLBH, cần sửa đổi quy định này theo hướng tăng thời hạn trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm từ 15 ngày lên 30 ngày.
- a là, quy định về quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Cần hoàn thiện theo hướng nâng cao tính chủ động của DNBH trong việc tự giám sát các giao dịch nội bộ của doanh nghiệp, tránh cấu kết với người được bảo hiểm để TLBH.
heo đó, quy trình kiểm soát nội bộ cần được phân tách thành từng khâu, từng nội dung nhưng phải có sự liên hệ với nhau để kiểm soát đồng bộ. Cần đảm bảo khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt và nhanh chóng từ nhiều nguồn, có khả năng kiểm tra chéo để đảm bảo chính xác Đồng thời cần quy định theo hướng cho phép D được chủ động thành lập phòng/bộ phận kiểm soát nội bộ hoặc bố trí cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp tùy theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của doanh nghiệp31.
- Bốn là, quy định về nghĩa vụ công khai, minh bạch thông tin: Cần được hoàn thiện theo hướng quy định rõ hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin heo đó, nếu hành vi cố ý cung cấp thông tin xảy ra trước khi giao kết hợp đồng làm cho phía bên kia nhầm lẫn để đi đến quyết định giao kết hợp đồng thì hợp đồng sẽ vô hiệu Đối với DNBH, cần bổ sung quy định yêu cầu DNBH phải công bố đầy đủ nội dung điều khoản trên trang thông tin điện tử trước và trong quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm; đồng thời quy định rõ chế tài xử phạt đại lý trong trường hợp không giải thích đầy đủ với khách hàng.
* Hoàn thiện quy định về quản lý, giám sát hoạt động KDBH của cơ quan quản lý nhà nước
- Đối với quy định về cấp phép thành lập DNBH: Cần hoàn thiện theo hướng đảm bảo quy định chặt chẽ hơn, thận trọng hơn, đảm bảo công bằng và thống nhất heo đó, cần bổ sung các điều kiện để quản lý chặt chẽ các tổ chức phụ trợ của bảo hiểm như công ty giám định, xưởng sửa chữa xe để hạn chế việc cấu kết với người được bảo hiểm nhằm TLBH.
- Đối với quy định về quản lý, giám sát sản phẩm bảo hiểm: Cần hoàn thiện theo hướng không trao hoàn toàn quyền chủ động cho doanh nghiệp triển khai sản phẩm, mà đối với một số sản phẩm có tính cạnh tranh cao cần phải có sự quản lý của cơ quan nhà nước heo đó, cần bổ sung quy định DNBH phải đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ ài chính đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (trừ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới) trước khi triển khai.
31 Nguyễn Văn hỉnh (2012), Phòng chống gian lận, trục lợi bảo hiểm cần có giải pháp từ các doanh nghiệp bảo hiểm và cơ quan quản lý nhà nước, Hội thảo đánh giá thực trạng và giải pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính.
54
- Đối với quy định về quản lý, giám sát kênh trung gian bảo hiểm: Cần hoàn thiện theo hướng nâng cao trách nhiệm, đạo đức hành nghề đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm Đối với đại lý bảo hiểm, cần bổ sung quy định để tránh hiện tượng cấu kết giữa đại lý, phòng giám định và phía khách hàng nhằm TLBH. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm minh các trường hợp doanh nghiệp cố tình sử dụng các đại lý đã từng có hành vi TLBH. Ngoài ra, cần bổ sung thời hạn của chứng chỉ đại lý bảo hiểm để buộc đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi dưỡng nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng tư vấn cho người tham gia bảo hiểm. Về kênh phân phối qua môi giới bảo hiểm, cần bổ sung quy định yêu cầu DNMGBH chuyển tiền ngay cho DNBH khi được ủy quyền thu phí để tránh nợ đọng phí, gây ra những tranh chấp khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh. Đối với quy định về phương thức giám sát: Cần hoàn thiện theo hướng mở rộng thẩm quyền cũng như nội dung quản lý, giám sát, hiện đại hóa công cụ giám sát. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện quy định về mô hình giám sát nội bộ của DNBH vì nếu DNBH thực hiện tốt việc tự giám sát sẽ hạn chế được TLBH.
* Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể thực hiện hành vi TLBH
- Đối với trách nhiệm hành chính: Cần hoàn thiện theo hướng quy định rõ ràng, mở rộng đối tượng áp dụng, tăng chế tài xử phạt và đảm bảo thống nhất với hệ thống pháp luật khác có liên quan Để đảm bảo thống nhất giữa pháp Luật KDBH hiện hành và pháp luật hình sự, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 98/2013/ Đ- theo hướng bổ sung quy định đối với 02 hành vi vi phạm mà so với Bộ luật Hình sự hiện hành (Điều 213) thì Nghị định 98/2013/ Đ-CP ngày 28/8/2013 chưa có quy định Đó là hành vi giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; và hành vi tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
- Đối với trách nhiệm dân sự: heo quan điểm của tác giả, việc xây dựng và áp dụng trách nhiệm dân sự, kinh tế với một loại hình trách nhiệm pháp lý độc lập hoặc là trách nhiệm pháp lý song song cùng với việc áp dụng trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hành chính là không thể thiếu đối với các chủ thể thực hiện hành vi TLBH. Hiện nay, mặc dù Bộ luật Dân sự 2015 có ưu điểm là đã bỏ chương Đ nhưng một số quy định vẫn cần được hoàn thiện thêm như bổ sung quy định hậu quả pháp lý trong trường hợp người được bảo hiểm không chuyển quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn tiền bồi thường đã nhận, tăng cường công tác cưỡng chế thực thi trách nhiệm pháp lý dân sự, đảm bảo hiệu quả và khả thi trên thực tế.
- Đối với trách nhiệm hình sự: Cần hoàn thiện quy định về trách nhiệm hình sự theo hướng tránh mâu thuẫn với hệ thống pháp luật KD , đảm bảo thống nhất và nghiêm minh khi áp dụng trên thực tế32.
Quy định mới về tội phạm hình sự trong lĩnh vực bảo hiểm liên quan nhiều vấn đề. Mặc dù các điều luật này viết ngắn gọn nhưng có phạm vi và đối tượng chịu trách nhiệm hình sự rất rộng. Các hành vi vi phạm như thế nào, đối tượng cụ thể và các tình tiết liên quan như tinh vi, xảo quyệt, gian dối, gian lận, tham ô, lạm dụng chức vụ cần có hướng dẫn cụ thể.
Muốn phòng chống và xử lý trục lợi có hiệu quả đương nhiên cần thực hiện nghiêm ngặt tại các DNBH, ngoài ra cần có sự phê phán, lên án, tố cáo hành vi trục lợi của công chúng, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng iện pháp hiệu quả nhất là đưa trục lợi bảo hiểm thành một tội danh trong Bộ luật Hình sự33.
Vì vậy đề nghị trong Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung nên có một điều về tội danh trục lợi bảo hiểm cho các tổ chức, cá nhân thu lợi bất chính từ hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm với các hành vi:
+ Cung cấp thông tin không trung thực hoặc tạo dựng hiện trường, chứng cứ, tài liệu, chứng từ giả tạo để đưa thiệt hại xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm nhằm nhận tiền bồi thường hoặc tiền bảo hiểm.
+ Giao kết hợp đồng bảo hiểm trong khi biết chắc rủi ro sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, khi đối tượng bảo hiểm không còn tồn tại hoặc khi đối tượng bảo hiểm không thuộc quyền lợi của người tham gia bảo hiểm;
+ Cố ý gây ra thiệt hại để thu lợi bất chính.