CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
1.2. Khái quát về phán quyết Trọng tài
1.2.3. Hiệu lực và thực hiện phán quyết của Trọng tài thương mại
* Hiệu lực của phán quyết Trọng tài thương mại
Luật TTTM 2010 có quy định về hiệu lực phán quyết Trọng tài thương mại như sau: “Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực từ ngày ban hành”11. Vậy, ngày ban hành hiệu lực là thời gian nào? Để nói đến hiệu lực của một phán quyết,
11 Khoản 5 Điều 61 LTTTM 2010.
15
trước tiên chúng ta cần biết đến phán quyết ấy được ban hành từ thời điểm nào và có thời hạn để ban hành phán quyết ấy hay không?
“Thời hạn trọng tài là thời gian áp dụng cho Trọng tài để ban hành phán quyết cuối cùng của mình”.12 Pháp luật Việt Nam ta cũng quy định về thời hạn để ban hành phán quyết kể từ phiên họp cuối cùng. Cụ thể, theo khoản 3 Điều 61 LTTTM 2010 quy định: “phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.” Như vậy, ta có thể hiểu rằng phán quyết của Trọng tài có thể được ban hành vào thời điểm nào cũng được trong thời hạn 30 ngày và không nhất thiết phải đợi đến một ngày cụ thể nào trong thời hạn 30 này để thi hành phán quyết Trọng tài. Tóm lại, trong vòng 30 ngày sau kể từ phiên họp cuối cùng thì Trọng tài sẽ ban hành phán quyết , đây là phán quyết chung thẩm và phán quyết sẽ có hiệu lực sau khi được Trọng tài ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên có trường hợp trong thời hạn đó Trọng tài có thể sửa chữa sai sót về lỗi “kỹ thuật”, ví dụ sai sót trong việc thiếu số hoặc khấu trừ sai số tiền án phí của các bên tranh chấp thì vẫn có thể khắc phục được. Trừ trường hợp các bên chứng minh được phán quyết của Trọng tài là vô hiệu dẫn đến phán quyết của Trọng tài bị hủy.
Riêng đối với hiệu lực của phán quyết TTNN thì hiệu lực được tính kể từ khi Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết tại Việt Nam, phán quyết này sẽ có hiệu lực pháp luật như quyết định của Tòa án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật.13
* Thực hiện phán quyết Trọng tài thương mại
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên giải quyết tranh chấp lựa chọn Trọng tài vụ việc để giải quyết thì phán quyết của Trọng tài vụ việc phải được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết, việc đăng ký phán quyết Trọng tài phải diễn ra trước khi yêu cầu Cơ quan THADS có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó.
12 Sách chuyên khảo. Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam bản án và bình luận án tập 1.
PGS.TS. Đỗ Văn Đại, trang 667.
13 Khoản 2, Điều 427 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
16
Sau khi có phán quyết Trọng tài, bên được thi hành án nộp đơn yêu cầu thi hành phán quyết đến cơ quan THADS có thẩm quyền thì bên phải thi hành án phải tự nguyện thi hành trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành phán quyết. Nếu sau 10 ngày mà bên phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì CQTHADS sẽ tổ chức cưỡng chế THA.14
Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết của Trọng tài.
Tự nguyện ở đây có nghĩa, khi nhận được phán quyết trọng tài, các bên thỏa thuận thống nhất thi hành theo phán quyết, tức là các bên tự mình, không cần có sự can thiệp của bất kỳ tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào, tự giác thi hành phán quyết đó. Đến khi hết thời hạn thi hành phán quyết mà các bên không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết thì bên được thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan THADS thi hành phán quyết Trọng tài thương mại.
Quy định này không yêu cầu phán quyết trọng tài phải có sự công nhận của Tòa án mới được đem thi hành. Do đó, khi pháp luật đã thừa nhận sự tồn tại của của Trọng tài thương mại thì Nhà nước phải có những thiết chế để bảo đảm tính thực thi của các phán quyết trọng tài. Vì phương thức giải quyết bằng Trọng tài thương mại là ngoài Tòa án, nói một cách chính xác hơn là phi chính phủ, nên Trọng tài thương mại không mang quyền lực nhà nước, không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với một công dân nào, do vậy CQTHADS sẽ đảm nhận việc thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại, giống như thi hành một bản án của Tòa án.
14 Tham khảo Điều 45,46 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.
17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thi hành án là quá trình diễn ra sau quá trình xét xử của Toà án. Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật là cơ sở để tiến hành các hoạt động thi hành án. Vì vậy, việc tiến hành các thủ tục thi hành án sẽ có mối quan hệ mật thiết đối với bản án, quyết định có hiệu lực mà Tòa án đã tuyên. Thủ tục Thi hành án là thủ tục thi hành phán quyết, quyết định của Tòa án, Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Thi hành án gắn liền với hoạt động xét xử, hoạt động xét xử là tiền đề để thi hành án dân sự. Đây là dạng hoạt động có tính chấp hành đó chính là chấp hành phán quyết của cơ quan xét xử trước đó nhưng THA với cách thức và biện pháp khác nhau nhằm buộc người có nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định phải thi hành. Trong việc thi hành án dân sự sẽ có hai vụ việc: vụ việc chủ động và vụ việc theo yêu cầu.
Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Phán quyết trọng tài được xem là quyết định cuối cùng mang tính chung thẩm của Trọng tài viên hoặc của Hội đồng trọng tài về việc giải quyết tranh chấp. Có hai hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: trọng tài thường trực và trọng tài vụ việc. Có hai điều kiện để Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết trong một vụ tranh chấp: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, các bên tranh chấp phải thỏa thuận sẽ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.
Vậy khi cơ quan thi hành án dân sự thi hành phán quyết Trọng tài sẽ có những quy định cụ thể như thế nào, hãy cùng theo dõi ở chương 2 của bài khóa luận này.
18