Căn cứ thi hành phán quyết Trọng tài

Một phần của tài liệu Pháp luật về thủ tục thi hành phán quyết trọng tài (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI VỚI PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

2.1. Pháp luật Thi hành án dân sự

2.1.2. Căn cứ thi hành phán quyết Trọng tài

Để thực hiện việc thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại thì điều tất nhiên là phải có phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài và phán quyết đó phải có hiệu lực (xem mục 1.2.3). Sau khi phán quyết có hiệu lực các bên có quyền yêu cầu CQTHADS có thẩm quyền thi hành phán quyết và phán quyết của Trọng tài được căn cứ thi hành theo luật THADS22, có nghĩa là phán quyết của Trọng tài trong nước được thi hành mà không cần phải trải qua thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, thì có hai quyết định mà Hội động trọng tài có thể dẫn tới các bên phải thi hành, đó là quyết định áp dụng biện pháp khẩn

21 Điều 424 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

22 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

Điều 66. Quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài

1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

2. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

Điều 67. Thi hành phán quyết trọng tài

Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

23

cấp tạm thời và Phán quyết trọng tài (bao gồm quyết định công nhận hòa giải thành). Trước đây, khi giải quyết bằng phương thức Trọng tài thương mại, thì việc yêu cầu sử dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ có sự hỗ trợ của Tòa án. Hiện nay luật Trọng tài thương mại đã có những thay đổi tích cực theo hướng chấp nhận cho Hội đồng trọng tài được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo khoản 1 Điều 48 LTTTM 2010 quy định rằng: “Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.” Vậy tại sao Trọng tài thương mại đã có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà còn yêu cầu Tòa án hỗ trợ. Bởi khi các bên có thỏa thuận trọng tài, người có nhu cầu áp dụng biện pháp khẩn tạm thời có thể yêu cầu Trọng tài thương mại can thiệp nhưng Trọng tài chỉ có thẩm quyền đối với các bên tranh chấp và chỉ đối với một số BPKCTT cụ thể. Theo quy định tại Điều 49 luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì Hội đồng trọng tài có quyền áp dụng các BPKCTT sau:

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;

Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hay một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;

Kê biên tài sản đang tranh chấp;

Yêu cầu bảo tồn, cất trữ; bán hoặc định đoạt bất ký tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;

Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;

Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

Như vậy, trong 6 BPKCTT mà Hội đồng trọng tài được quyền áp dụng thì chỉ có 3 BPKCTT giống với BPKCTT do Tòa án áp dụng, như biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Các BPKCTT mà Tòa án ban hành không giới hạn đối với các bên trong thủ tục trọng tài mà còn có hiệu lực đối với bên thứ ba. Điều đó chứng minh rằng, Tòa án là cơ quan mang quyền lực Nhà nước, cho nên khi áp dụng BPKCTT, Tòa án có thể sử dụng được những biện pháp

“cưỡng chế”, còn Trọng tài thương mại chỉ là một tổ chức “tài phán tư” không

24

mang quyền lực Nhà nước nên sẽ cần sự bổ trợ tư pháp từ Tòa án để có thể áp dụng BPKCTT một cách triệt để.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc một số BPKCTT mà lại có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT thì Tòa án phải từ chối và trả lại đơn yêu cầu.23Các bên trong tố tụng trọng tài được quyền yêu cầu Tòa án ban hành quyết định áp dụng BPKCTT để dễ hỗ trợ tố tụng trọng tài. Tòa án chỉ xem xét đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT của các bên nếu các bên chưa yêu cầu Hội đồng trọng tài điều này24. Tuy nhiên, trường hợp các bên muốn áp dụng BPKCTT mà Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền quyết định, thì họ có quyền yêu cầu Tòa án, mặc dù trước đó họ đã yêu cầu Hội đồng áp dụng biện pháp khác.

Thêm một căn cứ để thực hiện thi hành phán quyết Trọng tài nữa là phán quyết Trọng tài sẽ không bị yêu cầu hủy. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, nếu một bên có đủ ăn cứ để chứng minh rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết mà các bên cho rằng phán quyết của Trọng tài:

Không có thỏa thuận Trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;

Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với quy định;

Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị hủy;

Chứng cứ25 do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan công bằng của phán quyết trọng tài;

Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của luật Việt Nam.26 Thì một bên tranh chấp có quyền làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

23 Khoản 5 Điều 53 LTTTM 2010.

24 Điều 48 và điều 53 LTTTM 2010.

25 Được quy định tại chương VII, từ Điều 91-Điều 110 tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

26 Khoản 2 Điều 68 LTTTM 2010.

25

Hết thời hạn thi hành phán quyết của Trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài, bên được thi hành phán quyết có quyền làm đơn yêu cầu CQTHADS có thẩm quyền thi hành Phán quyết trọng tài.27

Về căn cứ thực hiện thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã dành 02 chương để quy định: “Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài và thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài”, tại chương XXXV, chương XXXVI.

Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định: “Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết TTNN chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật”28. Điều này có nghĩa rằng phán quyết TTNN có hiệu lực sau thời điểm quyết định công nhận và cho thi hành của Tòa án Việt Nam có hiệu lực, nếu phán quyết của TTNN chưa được công nhận thì chưa có hiệu lực pháp luật, dù phán quyết đó đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành nhưng quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực thì phán quyết TTNN đó cũng không có hiệu lực thi hành phán quyết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thủ tục thi hành phán quyết trọng tài (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)