CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI VỚI PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
2.2. Thủ tục thi hành đối với phán quyết của tổ chức Trọng tài thương mại
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ giữa các bên tranh chấp
Theo luật Thi hành án dân 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 thì các đương sự khi thực hiện thi hành án được định nghĩa như sau:
Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.32
Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.33
Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng mặc dù là bản án của tòa án hay phán quyết của Trọng tài thì các bên chấp được định nghĩa tên gọi giống nhau là người được thi hành án và người phải thi hành án, nên trong bài khóa luận này tôi sẽ sử dụng thuật ngữ người được thi hành án, người phải thi hành án để dễ phân biệt tên gọi giữa các bên tranh chấp. Để xác định quyền và nghĩa vụ của bên được thi hành án và bên phải thi hành án, chúng ta không chỉ căn cứ vào luật THADS mà còn là luật TTTM.
Người được thi hành án có quyền và nghĩa vụ sau34:
+ Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;
+ Được thông báo về thi hành án;
+ Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;
+ Yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai trong phán quyết; yêu cầu Hội đồng trọng tài giải thích cụ thể hoặc phần nội dung của phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia; một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi trong phán quyết;
32 Khoản 2 Điều 3 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.
33 Khoản 3 Điều 3 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.
34 Điều 7 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, Điều 63 LTTTM 2010.
28
+ Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
+ Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;
+ Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
+ Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
+ Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;
+ Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
+ Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
Người được thi hành án có các nghĩa vụ sau đây35:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định;
+ Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án;
thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
+ Chịu phí, chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.
Người phải thi hành án có các quyền sau đây36:
+ Tự nguyện thi hành án; thỏa thuận với người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án; tự nguyện giao tài sản để thi hành án;
+ Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật này;
+ Được thông báo về thi hành án;
35 Khoản 2 Điều 7 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.
36 Khoản 1 Điều 7a Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, Điều 63 LTTTM 2010.
29
+ Yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai trong phán quyết; yêu cầu Hội đồng trọng tài giải thích cụ thể hoặc phần nội dung của phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia; một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi trong phán quyết;
+ Chuyển giao nghĩa vụ thi hành án cho người khác theo quy định của Luật này;
+ Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
+ Được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; được xét miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này;
+ Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
Người phải thi hành án có các nghĩa vụ sau đây37:
+ Thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định;
+ Kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó;
+ Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án;
thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
+ Chịu chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.
Nhìn vào quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì chúng ta có thể nhận ra rằng quyền của bên được thi hành sẽ nhiều hơn quyền của bên phải thi hành án, đồng thời nghĩa vụ của bên được thi hành án cũng ít hơn bên phải thi hành án. Nhưng cũng không đồng nghĩa với việc bên được thi hành án sẽ có những quyền mà người phải thi hành án có. Cụ thể, quyền của bên được thi hành án có những ưu tiên hơn quyền của bên phải thi hành án là: Người phải thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
37 Khoản 2 Điều 7a Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.
30
Còn người phải thi hành án thì không có quyền đình chỉ thi hành hoặc áp dụng BPKCTT hay áp dụng biện pháp cưỡng chế vì họ là chủ thể thực hiện nghĩa vụ đó, nhưng người phải thi hành án cũng có quyền yêu cầu thi án và có thể ủy quyền yêu cầu THA mà người được thi hành án không có quyền ủy quyền yêu cầu thi hành án.
Điều này chứng minh cho việc người được thi hành án không có những quyền mà người phải thi hành án có chính là tự nguyện THA, như câu trên vừa phân tích thì người phải THA chính là chủ thể thi hành bản án cho nên họ được xem là “người ở thế bị động”, tương tự như quyền chuyển giao nghĩa vụ cho người khác và được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; được xét miễn hoặc giảm một phần hay toàn bộ chi phí cưỡng chế THA nếu như trong hoàn cảnh khó khăn và không thể chi trả được chi phí này.
Ngược lại, người được thi hành án được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác. Ở đây, người được thi hành án có lợi thế hơn đó là được miễn thi hành án trong trường hợp cung cấp đầy đủ thông tin và điều kiện thi hành án của người phải thi hành án chứ không phải là xét miễn giống như người phải thi hành án, điều này sẽ giúp cho cơ quan THA tiết kiệm được thời gian kiểm tra điều kiện của ngươi phải thi hành án hơn rất nhiều,…
Về mặt nghĩa vụ, bên phải thi hành án là bên bồi thường thiệt hại cho bên được thi hành án cho nên nghĩa vụ của họ sẽ nhiều hơn nghĩa vụ của bên được thi hành án là điều tất yếu.