Trình tự, thủ tục thi hành phán quyết Trọng tài thương mại theo quy định

Một phần của tài liệu Pháp luật về thủ tục thi hành phán quyết trọng tài (Trang 36 - 48)

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI VỚI PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

2.2. Thủ tục thi hành đối với phán quyết của tổ chức Trọng tài thương mại

2.2.2. Trình tự, thủ tục thi hành phán quyết Trọng tài thương mại theo quy định

Hướng dẫn yêu cầu THADS

Sau khi ra phán quyết, Trọng tài giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu thi hành án cho các bên tranh chấp được hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình phải thực hiện để bên được thi hành án viết đơn yêu về cơ quan THA để thi hành quyết định mà trọng tài đã phán quyết.

31 Cấp quyết định

Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại có hiệu lực pháp luật; quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam thì phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “để thi hành”. Sau đó, Trọng tài thương mại sẽ bàn giao quyết định đó cho cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết của mình.

Tiếp nhận yêu cầu và từ chối thi hành án38

Về nguyên tắc, việc tiếp nhận yêu cầu thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại cũng không khác việc tiếp nhận bản án của Tòa án. Khi nhận quyết định của Trọng tài thương mại chuyển giao, cơ quan Thi hành án dân sự phải kiểm tra, vào sổ nhận bản án, quyết định.

Sổ nhận quyết định phải ghi rõ số thứ tự; ngày, tháng, năm nhận quyết định;

số, ngày, tháng, năm của quyết định và tên Trọng tài thương mại đã ra bản án, quyết định; tên, địa chỉ của đương sự và tài liệu khác có liên quan.

Việc giao, nhận trực tiếp bản án, quyết định phải có chữ ký của hai bên;

trường hợp nhận được bản án, quyết định và tài liệu có liên quan bằng đường bưu điện thì cơ quan Thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án, Trọng tài thương mại đã chuyển giao biết.

Đương sự sẽ tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện.

Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.

Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây: Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

Tên cơ quan Thi hành án dân sự nơi yêu cầu; Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; Nội dung yêu cầu thi hành án; Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có; Ngày, tháng, năm làm đơn;

38 Điều 29 LTHADS 2008-2014.

32

Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.

Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan Thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung, có chữ ký của người lập biên bản;

biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.39

Thường những phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại sẽ xuất phát từ án kinh doanh thương mại cho nên chủ thể đứng tên trong yêu cầu THA là những chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, do đó, chủ thể được hưởng quyền và chịu nghĩa vụ trong các vụ án này thường là các doanh nghiêp chứ không phải cá nhân.

Vì vậy, người được quyền ký vào văn bản yêu cầu THA là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó.

Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì người đại diện theo pháp luật là khác nhau:

+ Đối với công ty TNHH, công ty cổ phần thì có thể một hoặc nhiều người đại diện pháp luật. Vì vậy, khi tiếp nhận THA cơ quan THA phải đối chiếu người phải ký tên trong đơn yêu cầu THA với điều lệ của công ty trong phần người đại diện theo pháp luật.

+ Đối với công ty hợp danh, các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật của công ty, nhưng Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước. Do đó, người ký đơn yêu cầu THA cũng là Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty hợp danh.

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân thì Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, mặc dù chủ doanh nghiệp có thuê Tổng giám đốc hay quản lý thì người đại đại diện vẫn là Chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đối với hợp tác xã thì Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã.

Ví dụ: Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 35/17 ngày 25/4/2018 của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam tại Hà Nội.

39 Điều 31 LTHADS 2008-2014.

33

Bên liên quan: Công ty TNHH MTV tòa nhà Điện VL. Người đại diện theo ủy quyền: ông Nguyễn Đặng Nhật M, ông Lê Trung K, ông Nguyễn Anh T, ông Bùi Hồng H và ông Phan Công T theo giấy ủy quyền lập ngày 28/7/2018.

Bên yêu cầu: Công ty cổ phần Tu tạo và PTN. Người đại diện theo pháp luật:

ông Đinh Ngọc D- chức vụ: Giám đốc; Người đại diện theo ủy quyền: bà Nguyễn Thị Hồng V theo giấy ủy quyền ngày 12/6/2018.

Ngày 25/4/2018, Hội đồng trọng tài đã ban hành Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 35/17 giữa bên yêu cầu và bên liên quan trong đó, chấp nhận một phần yêu cầu của bên liên quan như sau:

- Buộc bên yêu cầu phải thanh toán cho bên liên quan số tiền gốc theo Hợp đồng XL 3.2/2009/VLBC là 11.562.734.660 đồng; buộc bên yêu cầu thanh toán số tiền lãi chậm trả tính trên số tiền nợ gốc là 6.737.982.959 đồng, tính theo lãi suất 9%/năm.

Trong trường hợp này, người được THA là Công ty TNHH MTV tòa nhà Điện VL nên Cơ quan THA phải yêu cầu ông Đinh Ngọc D- chức vụ: Giám đốc hoặc Người đại diện theo ủy quyền: bà Nguyễn Thị Hồng V xuất trình giấy ủy quyền hợp lệ người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH MTV tòa nhà Điện VL.

Cơ quan Thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án khi nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:

Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này;

Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án:

Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.40

* Lưu ý: đối với đơn yêu cầu thi hành đối phán quyết TTNN phải sử dụng tiếng Việt, nhưng đương sự cũng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình với điều kiện họ phải có người phiên dịch41.

40 Khoản 5 Điều 31 LTHADS 2008- 2014.

34 Ra quyết định thi hành án42

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành đối với phán quyết Trọng tài khi có yêu cầu thi hành án và có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án sau:

Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; số, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tổ chức ban hành bản án, quyết định; tên, địa chỉ của người phải thi hành án, người được thi hành; phần nghĩa vụ phải thi hành án; thời hạn tự nguyện thi hành án.

Vì Trọng tài thương mại một hình thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án hay còn được là một hoạt động “phi chính phủ”, khi thực hiện thi hành phán quyết Trọng tài trong việc chủ động thì Trọng tài chỉ có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.43

Đối với việc ra quyết định thi hành phán quyết TTNN cũng giống như các loại việc khác. Tuy nhiên, khi ra quyết định thi hành án cần lưu ý về thẩm quyền thi hành án, cụ thể là Thủ trưởng CQTHADS cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương sẽ ra quyết định thi hành phán quyết Trọng tài.

Thông báo quyết định, văn bản về thi hành án44

Soạn thảo giấy báo THA: trong trường hợp người phải THA là doanh nghiệp thì khi soạn thảo giấy báo, phần báo cần ghi rõ tên công ty và người đại diện theo PL.

Cũng giống như các loại việc THA khác, đối với thi hành án với phán quyết của Trọng tài thương mại về kinh doanh thương mại thì các chấp hành viên cần phải làm là trực tiếp đến trụ sở của công ty để thông báo quyết định, giấy báo về THA. Nếu đến trụ sở của doanh nghiệp mà không có người đại diện hợp pháp, những người có trách nhiệm nhận văn bản hoặc người ủy quyền nhận

41 Điều 8 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

42 Điều 36 LTHADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

43 Tham khảo chương VII LTTTM 2010.

44 Điều 39, 40, 41 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

35

văn bản thì Chấp hành viên lập biên bản về việc không nhận biên bản trực tiếp, có chữ ký của người chứng kiến và tiến hành niêm yết công khai.

Xác minh điều kiện thi hành án45

Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan Thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Chủ thể chủ yếu là doanh nghiệp, do đó, hầu như người phải THA yêu cầu giao trả vật hoặc tiền nên trong quá trình xác minh có những điểm cần lưu ý sau:

Doanh nghiệp có thể sẽ có nhiều trụ sở, chi nhánh, rất nhiều doanh nghiệp còn có kho để hàng hóa. Vì vậy, cần phải xác minh chính xác ai đang quản lý vật phải trả, vật phải trả hiện đang ở trụ sở, chi nhánh nào để định hướng giải quyết hồ sơ.

Người phải THA phải thi hành nghĩa vụ trả tiền. Chấp hành viên đầu tiên phải xác minh tài khoản của doanh nghiệp vì đây là loại tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp nào cũng có. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp người phải thi hành án sẽ tẩu tán tiền trong tài khoản khiến cơ quan THADS không thể tiến hành phong tỏa, khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án khi cưỡng chế.

Xác minh các tài khoản khác. Nếu không có hoặc trong tài khoản chưa đủ để THA, Chấp hành viên cần làm việc với người phải thi hành án, yêu cầu họ cung cấp hệ thống sổ sách quản lý vốn, tài sản, báo cáo tài chính trong thời gian gần nhất.

45 Điều 44 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

36

Ngoài ra cũng cần quan tâm đến các tài sản đang di chuyển, ví dụ như hàng hóa trên tàu đang vận chuyển. Chưa kể các doanh nghiệp đang thuê đất 30 năm hay 50 năm thì cũng cần phải xác minh rõ doanh nghiệp đó có hình thức thuê như thế nào? Nộp tiền thuê hằng năm hay 1 lần? Trong trường hợp doanh nghiệp ủy thác đầu tư mua cổ phiếu, cổ phần thì cũng cần xác minh việc ủy thác có hợp pháp hay không?

Cơ quan Thi hành án dân sự có thể ủy quyền cho cơ quan Thi hành án dân nơi người phải thi hành án có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện thi hành án.

Thuyết phục các đương sự tự nguyện thi hành án

Sau khi nhận được bản án thì người phải thi hành án hầu như nhận tâm lý bất công hoặc không phục với phán quyết dành cho mình, nhằm tạo ra sự tự nguyện của bên phải thi hành án và cũng tránh trường hợp dùng đến biện pháp cưỡng chế thì cơ quan Thi hành án sẽ áp dụng biện pháp thuyết phục sự tự nguyện thi hành của bên phải thi hành án để họ tự nguyện thi hành trước khi dùng đến biện pháp cưỡng chế.

Phần nào đó vừa giữ được uy tín cho doanh nghiệp mà còn giảm chi phí khi bắt buộc phải cưỡng chế.

Để góp phần tạo nên sự thành công khi thuyết phục các đương sự tự nguyện, thì các chấp hành viên tìm hiểu kĩ về các lĩnh vực sau:

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp phải THA đang gặp khó khăn về tài chính, bên cạnh việc thuyết phục doanh nghiệp điều chỉnh THA thì cũng cần có tác động đến người được THA về sự khó khăn của người phải THA để họ có cách hành xử hợp lí.

Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thái độ của người đứng đầu doanh nghiệp đối với việc THA:

Rất nhiều doanh nghiệp do thiếu kinh nghiệm trong soạn thảo hợp đồng nên tự đặt mình vào thế yếu và bị đối tác “lật mặt”, khi đưa ra phân giải thì họ buộc phải bồi thường thiệt hại cho đối tác của mình. Vì vậy, dù khoản thi hành nhiều hay ít họ cũng có tư tưởng chống đối. Do đó, quan trọng hơn hết là người Chấp hành viên có tài thuyết phục, cảm thông, thể hiện thái độ khách quan trong quá

37

trình làm việc, đề ra phương án tối ưu, phân tích để người được THA nhận thấy rằng đó là phương án tốt nhất cho họ mà tự nguyện chấp hành THA.

Ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự

Khi thực hiện việc ghi nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự, các đối tượng tham gia thỏa thuận thi hành án cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp tư nhân: người có quyền tham gia thỏa thuận và đưa ra các quyết định về nội dung thỏa thuận là chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đối với công ty TNHH một thành viên: người có quyền tham gia thỏa thuận là đại diện theo pháp luật của công ty, còn người có quyền đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung thỏa thuận là chủ sở hữu công ty hoặc người đại diện theo pháp luật, điều này tùy thuộc vào điều lệ của công ty.

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: người tham gia thỏa thuận là đại diện theo pháp luật của công ty, còn quyền đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung thỏa thuận là của Hội đồng thành viên hoặc người đại diện theo pháp luật, phụ thuộc vào điều lệ của công ty.

Đối với công ty cổ phần: người tham gia thỏa thuận là người đại diện theo pháp luật của công ty, còn quyền đưa ra quyết định liên quan đến nội dung thỏa thuận là Đại hội đồng cổ đông của công ty hoặc Hội đồng quản trị của công ty hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty, tùy thuộc vào điều lệ của công ty.

Thực hiện biên pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án Biện pháp bảo đảm:

Khi Chấp hành viên và đương sự cho rằng bên phải thi hành án có dấu hiệu tẩu tán tài sản hoặc muốn bảo đảm tài sản không bị bên phải thi hành án thwujc hiện hành vi tẩu tán thì có thể sủ dụng biện pháp bảo đảm thi hành án để bảo vệ quyền lợi cho bên được thi hành án. Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện

38

pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.46

Các biện pháp bảo đảm thi hành án mà Chấp hành viên có thể áp dụng bao gồm ba biện pháp:

+ Phong tỏa tài khoản;

+ Tạm giữ tài sản, giấy tờ;

+ Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Biện pháp cưỡng chế:

+ Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

+ Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

+ Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

+ Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

+ Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

+ Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.47

Tuy nhiên khi cưỡng chế một doanh nghiệp càng phải lưu ý những tài sản không được kê biên đối với trường hợp người phải thi hành án thuê đất và việc thuê đất phải trả tiền thuê hằng năm. Mặt khác, cơ quan THADS chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, những tài sản khác có giá, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc do người thứ ba giữ mà không đủ để thi hành án.

Thanh toán tiền thi hành án48

Trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế xã hội thì việc chi trả tiền thi hành án thực hiện bằng chuyển khoản.

46 Điều 66 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

47 Điều 71 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

48 Tham khảo Điều 47 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thủ tục thi hành phán quyết trọng tài (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)