Thực trạng pháp luật quảng cáo gây nhầm lẫn dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh (Trang 40 - 46)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO DƯỚI GÓC ĐỘ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

2.2 Quảng cáo gây nhầm lẫn dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh

2.2.1 Thực trạng pháp luật quảng cáo gây nhầm lẫn dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh

Luật pháp Việt Nam không có định nghĩa hay những quy định chi tiết về hành quảng cáo gây nhầm lẫn nhằm cạnh tranh không lành mạnh nhưng pháp luật Việt Nam cũng không bỏ qua chi tiết này để có thể kiểm soát được các hoạt động kinh doanh cụ thể đối với hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn được quy định dưới góc độ của cạnh tranh không lành mạnh theo khoản 3 điều 45 Luật Cạnh Tranh 2004 đó là:

19 Ths. Nguyễn Thị Trâm (2007), Áp dụng các quy định của Luật Cạnh tranh về Quảng cáo so sánh và một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn,tr.46

Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;

b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;

c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác ;

Đồng thời điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 cũng bảo vệ quyền được cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch và chính xác của người tiêu dùng bằng cách đưa ra quy định về các hành vi bị cấm, trong đó có hành vi gây nhầm lẫn thông qua hoạt động quảng cáo:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;

b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Với hành vi gây nhầm lẫn này được quy định trên cả hai Luật vậy thì có một số bất cập sau:

Thứ nhất, tương tự với hành vi quảng cáo so sánh thì quảng cáo gây nhầm lẫn cũng chưa có một khái niệm pháp lý cụ thể nào so với bản chất phức tạp của nó.

Thứ hai, về điều kiện nhận diện hành vi vi phạm, đến lúc vi phạm sẽ căn cứ vào đâu để đưa ra hành vi này là vi phạm, dù được quy định trên nhiều luật nhưng hầu như chỉ là nêu khái quát, chung chung về hành vi cấm chứ không có nêu cụ thể vấn đề này. Điển hình bất cập của khoản 3 điều 45 Luật cạnh tranh có quy định cấm đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lãn khách hàng về các nội dung sau và tương ứng mỗi nội dung này không có một văn bản luật nào làm căn cứ để xác định hành vi như thế nào là gian dối là gây nhầm lẫn cụ thể

- Thứ ba, quy định cấm quảng cáo gây nhầm lẫn khi đưa thông tin gian dối về giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công. Với quy định này luật không có nói cụ thể gian dối gây nhầm lẫn như nào.

Bởi vì hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn khó nhận biết bởi để khẳng định một hành vi quảng cáo có gây nhầm lẫn cho người nhận hay không không hề đơn giản. Nó không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào những thông tin, hình ảnh quảng cáo đưa ra mà nó còn phụ thuộc vào nhận thức của người tiếp nhận. Có người khi xem không cảm thấy nhầm lẫn về sản phẩm được quảng cáo, nhưng số khác lại bị nhầm lẫn. Do vậy, để kết luận một quảng cáo là gây nhầm lẫn cho người xem cần phải có sự kiểm định chặt chẽ của cơ quan chức năng chuyên môn có thẩm quyền20

- Thứ tư, không quy định về hình thức quảng cáo gây nhẫm lẫn trong khi hành vi quảng cáo ngày các đa dang với nhiều hình thức so sánh về giá, về chất lượng, khuyến mãi, giảm giá. Quảng cáo đến từ mọi thành phần doanh nghiệp, với các hình thức và nội dung truyền tải ngày một đa dạng, hấp dẫn, phong phú và cách thức gây nhầm lẫn ngày một tinh vi hơn, khó nhận biết hơn.

Từ những bất cập trên trên ta nhận thấy nổi bật để nói về một hành vi vi phạm nhưng ngược lại thì có một sự mơ hồ về việc xác định một quảng cáo có vi phạm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng hay không thì vẫn còn thiếu khá nhiều cơ sở để xác định bởi vì quảng cáo ngày càng sử dụng tinh vi hơn và che mắt người tiêu dùng bởi những hình ảnh hoàn hảo, hấp dẫn, còn doanh nghiệp thì vì mục đích cạnh tranh, giành sự tin dùng từ khách hàng mà có nhiều thủ thuật để né tránh pháp luật.

2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh

Một số hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn ngày nay được các doanh nghiệp thường xuyên áp dụng:

- Hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn về giá: Hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn về giá rất phổ biến bởi giá cả là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi người tiêu dùng lựa chọn một sản phẩm. Khi theo dõi những quảng cáo này, người tiêu dùng luôn tin rằng mức giá đưa ra là mức giá hết sức hợp lý, do họ khó có thể đối chiếu được giá quảng

20 Kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam, tr.8

cáo đưa ra và giá thực tế của sản phảm. Các hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn về giá có một số hành vi cơ bản sau21:

• So sánh về giá: Các doanh nghiệp sẽ phóng đại mức giá của những sản phẩm tương tự để tác động vào tâm lý của người mua. Người tiêu dùng luôn nghĩ rằng mình được sử dụng sản phẩm, dịch vụ với giá tốt mà chất lượng vẫn không đổi. Ví dụ như quảng cáo chỉ với 500 ngàn bạn có thể mua được sản phẩm hút bụi so với những chiếc máy hút bụi thông thường giá đến 1 triệu đồng.

• Giảm giá: Hình thức này được sử dụng với mọi sản phẩm, dịch vụ và trên mọi phương tiện quảng cáo. Các doanh nghiệp đưa ra mức giảm giá hấp dẫn có thể lên tới 50%; 70% hoặc thậm chí tới 90%. Tuy nhiên giá trước khi giảm lại được đẩy cao hơn nhiều so với mức giá thực tế. Người tiêu dùng rất chuộng hình thức mua hàng này và tin tưởng rằng mình tiết kiệm được một khoản tiền lớn nhưng không hề biết rằng mình đã “mắc lừa” nhà cung cấp. Ví dụ giá khuyến mãi một cửa hàng giảm giá các mặt hàng, dịch vụ du lịch với mức giảm giá 80% so với giá gốc nhưng thực tế họ đã nâng mức giá gốc lên vì vậy dù có sale thì món hàng đó vẫn là như giá gốc thực của nó.

• Bán hàng thanh lý: Đây cũng là một hình thức quảng cáo gây nhầm lẫn về giá bởi người tiêu dùng luôn nghĩ rằng giá thanh lý thấp hơn giá ban đầu rất nhiều. Ngày nay đi ngoài đường chúng ta thường thấy xả kho, thanh lý toàn bộ mặt hàng với giá hấp dẫn nhưng thực tế chỉ thấp hơn so với giá gốc không là bao nhiêu và việc thanh lý này kéo dài không có dấu hiệu hết thời hạn thanh lý.

• Giá khuyến mại: Nhiều doanh nghiệp đưa ra mức giá khuyến mãi rất hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng, tuy nhiên mức giá này thường không bao gồm VAT hoặc các khoản phí, phụ phí. Ví dụ Điển hình là khuyến mãi mua 1 tặng 1, dùng thử miễn phí, giá rẻ

Các hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn về chất lượng: Các doanh nghiệp thường phóng đại về chất lượng hoặc công dụng của sản phẩm bởi đây là yếu tố hàng đầu khi lựa chọn một sản phẩm. Hình thức quảng cáo này rất khó kiểm định ngay về độ chính xác, bởi chất lượng của sản phẩm không thể cân, đong, đo, đếm được. Quảng cáo gây nhầm lẫn về chất lượng được sử dụng với nhiều loại sản phẩm, dịch vụ nhưng chủ yếu là những sản phẩm, dịch vụ không xác định được ngay chất lượng như chăm sóc

21 Kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam, tr.10

sức khỏe, sắc đẹp, đồ ăn, thực phẩm… Trong một số quảng cáo về đồ ăn, các doanh nghiệp đưa ra những hình ảnh minh họa và ngôn ngữ rất ấn tượng về sản phẩm. Ví dụ như quảng cáo mỳ tôm với hình ảnh một tô mỳ thơm ngon với rất nhiều tôm, gia vị hấp dẫn nhưng thực tế thì khác xa nhiều. Và nhà quảng cáo cũng rất thông minh khi tránh vi phạm các quy định của pháp luật bằng cách ghi chú: “Hình ảnh mang tính chất minh họa” với phương thức mà người xem không dễ nhận ra. Hoặc sử dụng những ngôn từ hoa mỹ như “Làn da trắng hồng chỉ sau 7 ngày”; “Trị tận gốc tàn nhang, nám má”; “Hết đau tức thì”…. Nhưng chất lượng thực tế của sản phẩm thì chỉ có những người đã sử dụng lâu mới có thể nhận xét chính xác được….

*Một vụ việc cạnh tranh quảng cáo gây nhầm lẫn nổi bật

Ngày 14/11/2008, Panasonic22Việt Nam giới thiệu dòng máy điều hòa không khí mới Envio I2 và Envio P2. Dòng máy điều hòa Envio I2 và P2 mới không chỉ làm lạnh hiệu quả, tiết kiệm đến 50% lượng điện năng tiêu thụ mà còn có khả năng lọc không khí tuyệt vời, làm sạch đến hơn 99% bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc. Hệ thống lọc khí e-ion đã chứng tỏ khả năng thu gom bụi nhanh 5,5 lần so với thông thường và hiệu quả hơn 10% so với các model năm 2007,… Bên cạnh đó, Panasonic còn cho ra đời sản phẩm tủ lạnh mới mà theo quảng cáo thì tủ lạnh này có tính năng tăng cường thành phần vitamin của thực phẩm lên tới 12%. nhận thấy có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh đã điều tra, xử lý Công ty TNHH Panasonic Việt Nam về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Ngày 22/ 3 /2010, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã ban hành Quyết định số 36/QĐ- QLCT về việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh đối với Công ty TNHH Panasonic Việt Nam. Ngày 22/ 4/ 2010, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã ký Quyết định số 50/QĐ-QLCT về việc điều tra chính thức đối với Công ty TNHH Panasonic Việt Nam do đã thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Sau khi điều tra, kết quả điều tra cho thấy, Quảng cáo của Panasonic với tính năng “bất hoạt đến 99,9% vi khuẩn và nấm mốc” là không đúng thực tế, trong khi doanh nghiệp mới chỉ thử nghiệm tác động kháng khuẩn với đối với 02 loại vi khuẩn là Staphylocccus và Escherichia Coli mà không thể diệt hay vô hiệu hóa tất cả các loại virus, vi khuẩn.

Ngày 16/6/ 2010, Cục Quản lý cạnh tranh đã ra quyết định số 66/QĐ- QLCT xử phạt

22https://luatduonggia.vn/vu-viec-thuc-tien-ve-quang-cao-nham-canh-tranh-khong-lanh-manh/

Công ty TNHH Panasonic Việt Nam với số tiền là 30 triệu đồng đối với hành vi Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 45 Luật Cạnh tranh.

=> Đối với vụ việc công ty TNHH Panasonic Việt Nam giới thiệu về dòng máy điều hòa không khí mới (Envio I2, Envio P2) và tủ lạnh Panasonic, công ty đã đưa ra quảng cáo về sản phẩm của mình như sau:

* Máy điều hòa Envio I2 và Envio P2: có khả năng lọc không khí tuyệt vời, làm sạch đến hơn 99% bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc.

* Tủ lạnh Panasonic: có tính năng tăng cường thành phần vitamin của thực phẩm lên tới 12%.

Trong khi đó, căn cứ vào kết quả điều tra của Cục Quản lí cạnh tranh, quảng cáo điều hòa Envio I2 và Envio P2 của Panasonic với tính năng “bất hoạt đến 99,9%

vi khuẩn và nấm mốc” là không đúng thực tế, trong khi doanh nghiệp mới chỉ thử nghiệm tác động kháng khuẩn với đối với 02 loại vi khuẩn là Staphylocccus và Escherichia Coli mà không thể diệt hay vô hiệu hóa tất cả các loại virus, vi khuẩn.

Đối với tủ lạnh, kết quả thử nghiệm sản phẩm mà công ty cung cấp lại chỉ áp dụng với rau quả chứ không phải thực phẩm nói chung. Hơn nữa, điều kiện thử nghiệm sản phẩm phải đáp ứng điều kiện môi trường nghiêm ngặt mà không phải được tiến hành trong môi trường bình thường.

Nếu như người tiêu dùng chỉ đọc thông tin mà công ty quảng cáo, rõ ràng họ sẽ hiểu rằng sản phẩm điều hòa Envio có các tính năng ưu việt, tác dụng bất hoạt 99,9%

đối với tất cả các loại vi khuẩn, nấm mốc, còn Tủ lạnh có thể làm tăng cường vitamin của thực phẩm (bao gồm cả rau củ, thịt, cá,…) lên đến 12% mà không nghĩ rằng các sản phẩm này không hề có tính năng ưu việt đến vậy, những thông tin mà họ nhận được về sản phẩm là sai lệch so với thực tế.

Hành vi đưa thông tin quảng cáo sản phẩm đến khách hàng hoàn toàn khác với kết quả thử nghiệm sản phẩm của Công ty TNHH Panasonic Việt Nam rõ ràng là hành vi cố ý đưa thông tin gây nhầm lẫn về công dụng sản phẩm. Đây là hành vi không trung thực, trái với chuẩn mực đạo đức thông thường trong kinh doanh, nhằm mục đích cạnh tranh.

Xem xét kĩ quảng cáo của Công ty Panasonic thì hành vi quảng cáo của công ty không thể là quảng cáo so sánh bởi Công ty không đưa ra bất cứ một sản phẩm cùng

loại nào để nhằm so sánh tính năng của sản phẩm, cũng không thể là hành vi quảng cáo bắt chước bởi quảng cáo của công ty không khiến khách hàng nhầm tưởng tủ lạnh, điều hòa của Panasonic là sản phẩm của một doanh nghiệp khác.

Về việc gây thiệt hại của hành vi quảng cáo trên, dựa vào các thông tin quảng cáo, người tiêu dùng sẽ đem so sánh với các sản phẩm cùng loại của công ty khác, họ sẽ có xu hướng muốn tiêu dùng sản phẩm điều hòa và tủ lạnh của Công ty Panasonic hơn, vì thế sẽ làm giảm sức tiêu thụ sản phẩm của công ty khác. Việc công ty TNHH Panasonic quảng cáo sản phẩm đưa ra thông tin sai lệch đến khách hàng đã gây cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp đối thủ.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng Công ty TNHH Panasonic Việt Nam đã thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo Điểm a Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 , cụ thể là hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)