CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO DƯỚI GÓC ĐỘ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
2.4 Thực trạng xử lý hành vi quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh
2.4.1 Thực trạng pháp luật xử lý hành vi vi phạm quảng cáo dưới góc độ cạnh
Hiện nay, hoạt động quảng cáo được điều chỉnh ở nhiều lĩnh vực pháp luật. Điều chỉnh trực tiếp hoạt động quảng cáo là Luật Quảng cáo của Quốc hội, số 16/2012/QH13; Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 6/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo hiện nay được quy định ở các văn bản: Nghị định số 189/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ công thương; Nghị định 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định 185/2007/NĐ- CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Dưới góc độ là hoạt động thương mại, quảng cáo được điều chỉnh bởi Luật Thương mại năm 2005; Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (sau đây gọi tắt
là Nghị định số 37/2006/NĐ-CP) và Nghị định số 68/2009/NĐ-CP ngày 6/8/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 7 điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, trong các văn bản chuyên ngành cũng có các quy định về hoạt động quảng cáo như Luật Dược; Thông tư 08/2013/TT-BYT ngày 13/3/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Dưới góc độ cạnh tranh, điều chỉnh hoạt động quảng cáo có Luật Cạnh tranh năm 2004; Nghị định số 71/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/7/2014 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (sau đây gọi là Nghị định 71/2014/NĐ-CP); Nghị định số 05/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9 tháng 1 năm 2005 về thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh đã được thay thế bởi Nghị định số 07/2015/NĐ- CP ngày 16 tháng 1 năm 2015 quy định chức năn, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh; Nghị định số 06/2005/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2005 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản Lí Cạnh Tranh23.
Đây được coi là cơ sở pháp lý tiền đề để chúng ta phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo.
Nhưng kể từ khi được áp dụng đến nay thì có khá nhiều vấn đề bất cập liên quan đến các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành trong việc xác định hành vi vi phạm cụ thể.
Thực trạng pháp luật quy định xử lý những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng còn khá nhiều bất cập về thẩm quyền, mức xử phạt và biện pháp ngăn chặn24như sau .
- Về việc thực hiện quyền khiếu nại còn chưa thực sự đề cao lợi ích người tiêu dùng: “Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật này (sau đây gọi chung là bên khiếu nại) có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh” Điều 58 Luật cạnh tranh. Quy định này
23Hồ Thị Duyên (2016), Luận án tiến sĩ đề tài “ Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay”. tr.68
24Nguyễn Phương Linh (2014),luận văn thạc sĩ “ Kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam”.tr.53
mặc dù đã đảm bảo cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp cạnh tranh có quyền bảo vệ lợi ích cho mình nhưng quyền khiếu nại này lại chịu sự ràng buộc từ quy định về thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh. Theo đó thì: “Bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho việc xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật” khoản 3 điều 59 Luật cạnh tranh. Mức cụ thể về tạm ứng chi phí cho việc xử lý vụ việc quảng cáo gây nhầm lẫn là 3 triệu đồng. Mục đích của việc đặt ra mức phí này là ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền khởi kiện như một biện pháp “quấy rối” hoạt động của các doanh nghiệp khác và gây ra tình trạng quá tải cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Tuy nhiên, dễ nhận thấy rằng mức tạm ứng này không phải là trở ngại đối với các doanh nghiệp nhưng lại ngăn cản người tiêu dùng thực hiện quyền lợi chính đáng của họ.
Rất nhiều người tiêu dùng bị xâm phạm lợi ích nhưng sẽ “ngậm bồ hòn làm ngọt” bởi rào cản này. Điều này sẽ làm cho nhiều hành quảng cáo gây nhầm lẫn không được xử lý, các doanh nghiệp sẽ được đà lạm dụng hình thức quảng cáo này trong kinh doanh.
- Các quy định về biện pháp ngăn chặn hành chính chưa đầy đủ: Trong các quy định của pháp luật Việt Nam, chưa có quy định nào cho phép cơ quan quản lý cạnh tranh tạm thời đình chỉ quảng cáo đang bị điều tra. Bởi để có kết luận cuối cùng từ cơ quan điều tra cũng phải mất một thời gian, khi có kết luận thì hành vi đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác, việc xử lý vi phạm pháp luật lúc này sẽ không đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm.
- Quy định về mức xử phạt hành chính chưa thật sự răn đe : Nghị định 71/2014/NĐ-CP25 mới có hiệu lực đã điều chỉnh mức xử phạt hành chính đối với hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn là từ 15 triệu đồng đến 50 triệu đồng sang 80 triệu đồng đến 140 triệu đồng, đối với hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa,dịch vụ và quảng cáo bắt chước thì 60 triệu đến 80 triệu. Quy định về bồi thường thiệt hại chưa quy định rõ ai là người giải quyết quyền yêu cầu bồi thường :“Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” khoản 2 điều 117 Luật cạnh tranh. Tuy nhiên, để yêu cầu bồi thường thiệt hại thì bên khiếu nại phải tiến hành hai thủ tục tố tụng song song tại cơ quan quản lý cạnh tranh và tòa án chứ không riêng lẻ ai có thẩm quyền giải quyết yêu
25 Nghị định 71/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật cạnh tranh xử lý vi phạm pháp luật lĩnh vực cạnh tranh
cầu bồi thường cho doanh nghiệp. Điều này gây nhiều khó khăn cho bên khiếu nại, với tâm lý “ngại” thủ tục, nhiều đơn vị mặc dù bị thiệt hại nhưng đã không tiến hành các thủ tục khiếu nại như quy định. Đây cũng là nguyên nhân khiên cho số lượng vụ việc cạnh tranh được đưa ra xử lý tại cơ quan cạnh tranh không nhiều.
- Các quy định về hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: Các quy định này mặc đù đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 71/2014/NĐ-CP nhưng có nhiều điểm vẫn chưa đủ sức răn đe doanh nghiệp vi phạm, thậm chí là khó thực hiện. Ví dụ như quy định tịch thu lợi nhuận thu được từ hành vi quảng cáo rất khó áp dụng vì trên thực tế không dễ để tính toán chính xác tác động của quảng cáo tới việc gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Hoặc biện pháp buộc cải chính công khai cũng chưa rõ ràng về hình thức thực hiện, mức độ và nội dung cải chính, dẫn tới quy định chỉ mang tính hình thức, không được áp dụng triệt để trên thực tế.
- Còn tồn tại sự chồng chéo trong các quy định của pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Hành vi quảng cáo nói chung cũng như hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh mà còn được quy định trong Luật Quảng cáo 2012 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Điều này dẫn tới việc nhiều quy định giữa hai hệ thống văn bản này chưa ăn khớp. Có thể lấy ví dụ điển hình là mức phạt tiền về hành vi vi phạm. Điểm d Khoản 5 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐCP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo có quy định mức phạt tiền đối với hành vi quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn cho khách hàng là 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
- Trong khi đó pháp Luật Cạnh tranh lại quy định mức phạt này là 80 triệu đồng đến 140 triệu đồng. Hay quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về quảng cáo thì đơn vị vi phạm phải tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm. Mặc dù trên thực tế Cơ quan quản lý cạnh tranh áp dụng cả biện pháp trên khi xử lý hành vi vi phạm nhưng pháp luật cạnh tranh chưa hề đề cập tới biện pháp này.