CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO DƯỚI GÓC ĐỘ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
2.4 Thực trạng xử lý hành vi quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh
2.4.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý hành vi vi phạm về quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh
Tính đến thời điểm này thì số vụ việc được cơ quan quản lí nhà nước phát hiện ra rất nhiều phần nào thể hiện được sự tích cực của nhà nước trong vấn dề thúc đẩy nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh. Theo thống kê của Cục Quản Lý Cạnh Tranh, từ năm 2006 đến năm 2012, Cục Quản Lý Cạnh Tranh đã điều tra và xử lý tất cả 135 vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Trong đó, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là 95 vụ việc (chiếm 70,4%). Đặc biệt, năm 2012, Cục đã tiến hành điều tra đối với 41 vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có 37 vụ việc về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng (chiếm 90,2%)26. Bên cạnh những vụ việc này, trong quá trình rà soát hoạt động cạnh tranh, Cục Quản Lý Cạnh Tranh cũng điều tra tiền tố tụng đối với hơn 70 doanh nghiệp liên quan đến quảng cáo và khuyến mại, thì hầu hết, các vụ việc có dấu hiệu vi phạm khá rõ ràng, sẽ được xem xét để chuyển sang để điểu tra theo quy định của pháp luật về tố tụng cạnh tranh.
Năm 2013, Cục Quản Lý Cạnh Tranh đã tiến hành điều tra và xử lý 24 vụ việc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thực tế cho thấy có 2/3 vụ việc khởi xướng năm 2013 và 17/21 vụ việc khởi xướng năm 2012 là liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh 27. Năm 2014, Cục đã tiến hành điều tra tiền tố tụng 22 vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có 7 vụ việc được điều tra chính thức, 5 vụ việc đã xử lý, chủ yếu liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Theo Cục Quản Lý Cạnh Tranh, trong năm 2013, có số vụ việc giảm mạnh là do gặp vướng mắc về cơ sở pháp lý liên quan đến thẩm quyền xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Trước đó, Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008 đã quy định thẩm quyền phạt tiền tối đa của Cục trưởng Cục Quản Lý Cạnh Tranh là 70 triệu đồng. Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ tháng 7/2013 đã không quy định thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản Lý Cạnh Tranh. Điều này khiến cơ quan Quản Lý Cạnh Tranh gặp vướng mắc về thẩm quyền
26 Cục Quản lý Cạnh tranh, Báo cáo thường niên năm 2012. 23. Cục Quản lý Cạnh tranh, Báo cáo thường niên năm 2013.
27 Cục Quản lý Cạnh tranh, Báo cáo thường niên năm 2014
xử phạt và phải tạm ngừng công tác xử lý để tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý . Ngày 21 tháng 7 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2014/NĐCP về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2014 thay thế cho nghị định 120/2005/NĐ-CP.
Thực tiễn một số vụ việc chưa được pháp luật xử lý.
Vụ việc Acecook kiện Masan28 lên Cục Quản lý cạnh tranh vì cho rằng quảng cáo mì “Tiến Vua bò cải chua” vi phạm khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh cấm “so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của DN khác” và Khoản 3 Điều 45 thì cấm “đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng” khi Masan cho phát sóng một đoạn quảng cáo với hình ảnh so sánh một vắt mì màu vàng nhạt (vắt mì Tiến Vua bò cà chua - sản phẩm của Masan) và một vắt mì màu vàng sậm (của một Doanh Nghiệp khác) cùng với thông điệp rằng nếu cho nước vào vắt mì mà “nước chuyển sang vàng đục chứng tỏ sợi mì có nhuộm màu”.
Bên cạnh đó, quảng cáo có sử dụng cụm từ "phẩm màu độc hại " gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng và phản ứng tiêu cực với mì màu vàng sậm. Như vậy, Acecook có lập luận rằng, Masan đã "so sánh trực tiếp" với sản phẩm của Acecook và đưa thông tin gian dối – tất cả vắt mì khiến nước chuyển sang vàng đục đều có nhuộm màu và gây nhầm lẫn – tất cả các vắt mì màu vàng sậm đều có chứa phẩm màu độc hại.
Tuy nhiên, để giải thích cho khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh cấm “so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của Doanh Nghiệp khác”, thực tế không có văn bản luật nào giải thích khái niệm "so sánh trực tiếp". Theo cách giải thích của Cục Quản lý cạnh tranh, "so sánh trực tiếp" là phải
"trực tiếp" mới vi phạm quy định theo khoản 1 Điều 45. Quảng cáo này không hề nhắc tới Acecook nên không được coi là "so sánh trực tiếp". Song trên thực tế, rất hiếm khi doanh nghiệp vi phạm việc trực tiếp đề cập tới tên sản phẩm hoặc tên một doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc hiểu luật theo cách này khiến khoản 1 Điều 45 rất khó áp dụng vào xử lý vi phạm trong thực tế.
28 Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương (2012), Báo cáo rà soát quy định của pháp luật cạnh tranh, http://vca.gov.vn (15/10/2012).
Để giải thích cho Khoản 3, Điều 45, Cục Quản lý cạnh tranh giải thích thuật ngữ : “Gian dối hoặc gây nhầm lẫn” chỉ áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình (không áp dụng cho sản phẩm của doanh nghiệp khác) và bác bỏ đơn kiện của Acecook. Mặc dù, cách giải thích của Cục Quản lý cạnh tranh là hoàn toàn hợp lý trong trường hợp này.
Nhìn chung các quy định của pháp luật hiện hành về điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh đã góp phần xây dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của những quy định này, cần có giải pháp để khắc phục những bất cập, vướng mắc và nâng cao hiệu lực thực thi để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.
KÊT LUẬN CHƯƠNG 2
Mặc dù pháp luật Việt Nam đã chỉ điểm được những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh gây hại đến thị trường kinh tế thậm chí là được quy định bởi nhiều ngành luật khác nhau như thương mại, sở hữu trí tuệ, quảng cáo, cạnh tranh… cho thấy sự quan trọng của hoạt động quảng cáo đối với hoạt động kinh doanh ,thúc đẩy sự tiêu thụ của người tiêu dùng nhưng kể từ khi ra đời đến nay thì ngoài những ưu điểm là kiểm soát được phần nào các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng với tình hình kinh tế ngày càng phát triển, càng nhiều chiêu trò tinh vi trong quảng cáo vậy mà các nhà làm luật vẫn chưa hoàn thiện những quy định cụ thể và chi tiết hơn các hành vi quảng cáo so sánh, gây nhầm lẫn bắt chước là như thế nào, làm sao nhận biết nó giữa rất nhiều quảng cáo. Từ việc đó còn ảnh hưởng phần nào đến cách xử lý hành vi vi phạm để kịp thời hạn chế thiệt hại mà doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh mang lại. Tiếp nữa là những quy định về cơ chế xử lý vi phạm cũng chưa thực sự hợp lý về thẩm quyền xử lý , bồi thường thiệt hại, mức xử phạt cũng với một tiêu chí là chưa đảm bảo hoàn toàn lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Vì thế các nhà làm luật cần phải xem xét lại để góp phần tạo nên thị trường cạnh tranh lành mạnh công bằng.