CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.2.4 Khà năng gây ảnh hưởng của chất thải rắn
Ảnh hưởng đến môi trường nước
Chất thải rắn không đƣợc thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm mô trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân hủy và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu. Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không đƣợc xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa,..; chất thải độc hại; từ bao bì đựng phân bón, thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Vấn đề ô nhiễm amoni ở tầng nông (nước dưới đất) cũng là hậu quả của nước rỉ rác và của việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên không có biện pháp xử lý nghiêm ngặt.
Ảnh hưởng đến môi trường đất
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông,...trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, niken,... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc BVTV, thuốc nhuộm màu, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất,.. Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất.
CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố nhƣ hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ,..nếu không đƣợc xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp nhƣ rác thải thông
18
thường thì quy trình chế biến làm giàu năng quặng làm phát sinh chất thải dưới dạng quặng đuôi, chứa các kim loại và các hợp chất khác ảnh hưởng đến môi trường. Một vài mỏ hiện vẫn thải quặng đuôi trực tiếp xuống đất, làm đất bị ảnh hưởng xấu.
Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 – 63,8%, CO2 – 33,6%, và một số khí khác). Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 – 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Khối lƣợng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lƣợng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông.
Đối với các bãi chôn lấp, ƣớc tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào.
Khi vận chuyển lưu trữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR. Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, hydrosunfua mùi trứng thối, sunfua hữu cơ mùi bắp cải thối rửa, mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá uoƣn, Diamin mùi thịt thối, C12 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trƣng.
Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các hợp chất chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn.
Mặc khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lí khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR không đƣợc tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, đioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người.
Ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe con người
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một nghiên cứu tại
19
Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu, hô hấp tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh hưởng.
Hiện tại chưa có số liệu đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức độ cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh cúm, lỵ, gun, lao, dạ dày, tiêu chảy, vá các vấn đề về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,.. có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khỏe con người (lây ô nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS,..) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân,... Một vấn đề cần được quan tam là do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Hai thành phần chất thải rắn đƣợc liệt kê vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giám khả năng trao đổi chất trong máu, ung thƣ và có thể di chứng dị tật sang thế hệ thứ 3.
Chất thải nông nghiệp, đặc biệt là chất thải chăn nuôi đang là một trong những vấn đề bức xúc của người nông dân. Có những vùng chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm cả không khí, nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khỏe người dân ở nông thôn. Trong một điều tra tại tỉnh Thái Nguyên đối với 113 hộ gia đình chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên đã cho thấy gần 50% các hộ có nhà ở gần chuồng lợn từ 5 – 10m và giếng nước gần chuồng lợn 5m thì chiếm tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc và sổ trứng giun trung bình của người chăn nuôi cao gần gấp hai lần tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột của người không chăn nuôi và có sự tương quan thuận chiều
20
giữa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột với ký sinh trùng trong đất ở các hộ chăn nuôi.