CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.3 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
1.3.3 Phân loại chất thải chăn nuôi
Chất thải rắn Phân và nước tiểu gia súc
Lượng phân và nước thải gia súc thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi, khẩu phần thức ăn, trọng lƣợng gia súc
Bảng 1.4: Lượng phân các loại vật nuôi thải ra mỗi ngày dựa theo thể trọng (Lochr, 1984) Loại vật nuôi Lƣợng phân mỗi ngày (% thể trọng)
Heo 6-8
Bò sữa 7-8
Bò thịt 5-8
Gà 5
21
Theo Hill và Toller, lượng phân và nước tiểu thải trung bình trong một ngày đêm của một số loài vật nuôi đƣợc nêu bảng I.1
Bảng 1.5: Lượng phân và nước tiểu một số vật nuôi thải ra trung bình trong một ngày đêm (Hill và Toller, 1974)
Phân heo nói chung đƣợc xếp vào loại phân lỏng hoặc hơi lỏng, thành phần phân heo chủ yếu gồm nước (56 – 83%) và các chất hữu cơ, ngoài ra còn có tỷ lệ NPK dưới dạng các hợp chất vô cơ.
Theo nghiên cứu của Trương Thanh Cảnh (1997,1998) thì N tổng trong phân heo chiếm từ 7,99 – 9,32 g/kg. Đây là nguồn dinh dƣỡng có giá trị, cây trồng dễ hấp thu và góp phần cải tạo đất nếu sử dụng hợp lí.
Loại gia súc Lƣợng phân trung bình/
ngày đêm (kg/ngày.đêm)
Nước tiểu trung bình/
ngày đêm (kg/ngày.đêm)
Trâu 18 – 25 8 – 12
Bò 15 – 20 6 – 10
Ngựa 12 – 18 4 – 6
Heo < 10kg 0,5 – 1 0,3 – 0,7
Heo 15 – 45 kg 1 – 3 0,7 – 2
Heo 45 – 100 kg 3 – 5 2 – 4
Dê 1,5 – 2,5 0,6 – 10
Gà, vịt 0.02 – 0,05 -
22
Bảng 1.6: Thành phần hóa học của phân heo có trọng lượng từ 70 – 100 kg (Trương Thanh Cảnh và CTV, 1997 – 1998)
Đặc tính Đơn vị tính Giá trị
Vật chất khô g/kg 213 – 342
NH4 – N (Ammonia – Nitơ) g/kg 6,66 – 0,76
Nt (Nitơ tổng) g/kg 7,99 – 9,32
Tro g/kg 32,5 – 93,3
Chất xơ g/kg 151 – 261
Carbonates g/kg 0,23 – 2,11
Các axit béo mạch ngắn g/kg 3,86 – 4,47
pH 6,47 – 6,95
Thành phần hóa học của phân phụ thuộc nhiều vào dinh dƣỡng, tình trạng sức khỏe, cách nuôi dƣỡng, chuồng trại, loại gia súc, gia cầm, biện pháp kỹ thuật chế biến khác nhau.
Nước tiểu của heo có thành phần chủ yếu là nước (chiếm 90% khối lượng nước tiểu) ngoài ra còn có hàm lượng Nitơ và urê khá cao có thể dung để bổ sung đạm cho đất và cây trồng.
Chất thải lỏng
Chất thải lỏng là loại chất thải có khối lƣợng lớn nhất có nguồn gốc từ việc tắm rửa gia súc, vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống… và nước thải do vật nuôi bài tiết. Thành phần nước thải có chứa các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ, phốt pho và các thành phần khác. Các thành phần hữu cơ trong nước thải chăn nuôi đều dễ phân hủy, chiếm 70 – 80% gồm xenlulo, protit, axit amin, chất béo, hydrat cacbon và các dẫn xuất của chúng trong phân, thức ăn thừa. Các thành phần vô cơ chiếm 20 – 30% gồm cát, đất, ure … (Nghiên cứu của Trung tâm Công Nghệ Môi Trường – ENTEC). Thành phần hóa học của nước thải thay đổi một cách nhanh chóng trong quá trình dự trữ. Trong quá trình đó, một lƣợng lớn các chất khí đƣợc tạo ra bởi các hoạt động của vi sinh vật nhƣ SO2, NH3, CO2, H2S, CH4 … và các vi sinh vật có
23
hại nhƣ Enterobacteriacea, Ecoli, Proteus,… có thể làm nhiễm độc không khí và nguồn nước ngầm.
Nước thải chăn nuôi không chứa chất độc hại nhưng chứa rất nhiều ấu trùng, vi trùng , trứng giun sán. Có thể nói đặc trưng ô nhiễm của nước thải chăn nuôi là hàm lƣợng các chất lơ lửng, chất hữu cơ hòa tan và vi sinh vật gây bệnh.
Bảng 1.7 Tính chất nước thải chăn nuôi gia súc
Đặc tính Giá trị Đơn vị
Độ đục 420 – 550 mg/l
Nhiệt độ 26 – 30 0C
pH 6,1 – 7.9 mg/l
Độ mặn 200 – 500 mg/l
COD 5000 – 12000 mg/l
DO 0 – 0,3 mg/l
Tổng P 36 – 72 mg/l
Tổng N 220 – 460 mg/l
Dầu mỡ 5 – 58 mg/l
SS 180 – 450 mg/l
NH4+ 15 – 28,4 mg/l
E.coli 12,6.106 – 68,3.103 MPN/100ml Trứng giun sán 28 - 280 Trứng/l
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh & cộng tác viên, 1997, 1998)
Chất thải khí
Mùi hôi chuồng nuôi là hỗn hợp khí đƣợc tạo ra bởi quá trình phân hủy kỵ khí và hiếu khí của các chất thải chăn nuôi. Quá trình thối rửa các chất hữu cơ trong phân, nước tiểu gia súc hay thức ăn dư thừa sinh ra các khí độc hại các khí có mùi hôi thối khó chịu. Thành phần các khí trong chuồng nuôi biến đổi tùy theo giai đoạn phân hủy chất hữu cơ tùy theo thành phần của thức ăn, hệ thống vi sinh vật. Các khí gây ô nhiễm chính, các khí này có thể gây hại đến sức khỏe con người và vật nuôi, trong đó NH3, H2S và H2S đƣợc quan tâm nhất.
24