CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH VĨNH LONG
2.1.3. Điều kiện thủy văn và nguồn nước tại tỉnh Vĩnh Long
Nguồn nước:
+ Nguồn nước ngầm:
nước ngầm ngọt có chất lượng tốt ở độ sâu 200- 350m, hiện có trên 320 giếng, chủ yếu ở tầng Pliocen đƣợc sử dụng phổ biến cho sinh hoạt. - Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn, một số vùng trên triều tự chảy hòan toàn. Xâm nhập mặn một phần nhỏ diện tích với độ mặn dưới 2g/l;
36
Theo kết quả nghiên cứu của một số công trình thăm dò thì nguồn nước ngầm ở Vĩnh Long rất hạn chế và chỉ phân bố ở một số khu vực nhất định. Các tầng nước ngầm của Vĩnh Long nhƣ sau:
- Tầng nước ngầm ở độ sâu trung bình 86,4 m, nước nhạt phân bổ chủ yếu ở vùng ven sông Hậu và sông Tiền, bề dày tầng chứa nước không lớn. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 46.169 m3/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 150 m, nước nhạt phân bổ khu vực ven sông Hậu và một số xã phía Nam tỉnh Vĩnh Long. Bề dầy tầng chứa nước khá lớn. Trữ lƣợng khai thác tiềm năng khoảng 86.299 m3/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 333,2 m, chất nước kém không thể khai thác.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 425 m. Bề dầy tầng chứa nước khá lớn. Đây là tầng chứa nước đang được khai thác nhiều bằng các giếng khoan công nghiệp. Trữ lƣợng khai thác tiềm năng khoảng 31.669 m3/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình từ 439 m trở xuống. Nước nhạt chỉ phân bổ ở khu vực thành phố Vĩnh Long (ven sông Tiền). Bề dầy tầng chứa nước khá lớn. Đây là tầng chứa nước đang được khai thác nhiều bằng các giếng khoan công nghiệp. Đặc biệt đây là tầng chứa nước khoáng. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 19.520 m3/ngày.
Nước mặt:
Nguồn nước mặt: sông Tiền và sông Hậu có tổng chiều dài đi qua tỉnh 80km và mạng lưới kênh rạch 114 km kênh chính, 1.728 km kênh mương nội đồng hệ thống kênh rạch được chi phối bởi sông Tiền và sông Hậu, chế độ dòng chảy tương đối điều hoà. Chất lượng nước mặt nhìn chung thích hợp cho sự phát triển của cá tôm cũng nhƣ thủy sinh vật;
Với 91 sông, kênh, rạch trên địa bàn nguồn nước mặt của Tỉnh Vĩnh Long được phân bổ đều khắp trong tỉnh. Ba con sông lớn cung cấp nước cho hệ thống kênh rạch này là:
- Sông Cổ Chiên nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, có chiều rộng từ 800-2500m, sâu từ 20-40m với khả năng tải nước cực đại lên tới 12.000-19.000m³/s.
37
- Sông Hậu chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam, song song với sông Cổ Chiên, chạy dọc theo phía Tây Nam của Tỉnh, sông có chiều rộng từ 1500-3000m, sâu từ 15-30m, khả năng tải nước cực đại lên tới 20.000-32.000m³/s.
- Sông Măng Thít : gồm 1 phần kênh thiên nhiên, 1 phần kênh đào nối từ sông Cổ Chiên tại Quới An sang sông Hậu tại Trà Ôn, sông dài 47km, có bề rộng trung bình từ 110-150m, lưu lượng cực đại chảy ra và vào tại 2 cửa sông như sau:
Phía sông Cổ Chiên: 1500-1600m³/s; Phía sông Hậu: 525-650m³/s. Chất lượng nước tại 3 con sông lớn này hoàn toàn ngọt, chế độ thuỷ văn điều hoà, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, ít chịu chi phối của thuỷ triều, tuy bị ô nhiễm nhẹ nhƣng hoàn toàn dùng cho sinh hoạt được khi đã qua công trình xử lý nước, như vậy với tất cả các đô thị, khu dân cư có 3 con sông này chảy qua đều có thể lấy nước mặt (xử lý đạt tiêu chuẩn) để phục vụ cho nhu cầu nước ăn uống, sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, du lịch, đây là những thuận lợi lớn mà ít tỉnh nào có đƣợc.
Vùng ĐBSCL có các loại hình cấp nước chủ yếu, bao gồm công trình cấp nước tập trung (CTCN), giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước mưa, bể lọc chậm và lu chứa nước mặt hộ gia đình (HGĐ). Tổng dân số nông thôn vùng ĐBSCL là trên 14 triệu dân, trong đó số dân được sử dụng nước HVS đạt 75,82 %, số dân sử dụng nước đạt QC02 chiếm tỷ lệ 36,52%. Theo đó tỉnh có tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh cụ thể theo bảng sau:
38
Bảng 2.1. Tỉ lệ cấp nước theo các giải pháp cấp nước vùng ĐBSCL trên địa bàn tỉnh
STT Tỉnh/huyện
Tỉ lệ cấp nước HVS 2012 (%) Tỉ lệ cấp nước đạt QC02 2011 (%) Dân số
nông thôn 2012
Tổng
số CTCN
Giếng đơn lẻ
Nước mƣa
Nước sông, kênh, ao làng
1 Long An 1,196,731 89.8 63.24 17.13 9.21 11.6
2 Tiền Giang 1,434,705 84.55 74.93 6.35 2.63 0.64 55.05
3 Bến Tre 1,080,237 76 32
4 Trà Vinh 947,010 66 26,16 39,94 6,42 40
5 Vĩnh Long 869,320 73 37 37
6 Đồng Tháp 1,482,850 63.44 43.82 3.3 16.32 43.82
7 Cần Thơ 778,552 71.46 39 27.5 2.4 3.7 57.76
8 Hậu Giang 579,235 82.57 15.21 50.1 7.82 9.44 44.96
9 Sóc Trăng 1,173,241 87.2 28.88 56.41 1.92 28.51
10 Bạc Liêu 696,776 74.36 7.7 60.18 52
11 Cà Mau 988,937 78 7.8 0
12 Kiên Giang 1,372,208 74.66 14.94 47.15 12.57 27.51
13 An Giang 1,567,282 57.02 42.70 4.56 0.67 9.82 48.82
Toàn vùng 14,167,084 75.82 36.52
(Nguồn: Đánh giá hiện trạng cấp nước nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp phát triển)
Tại Vĩnh Long, Chủ trương đưa nước sạch về nông thôn được triển khai khá đồng bộ và đạt nhiều kết quả ấn tượng như: năm 2015 có 89,4% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch, năm 2016 đạt tỷ lệ 90% hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; trong đó 60% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch từ trạm cấp nước tập trung và phấn đấu đến năm 2020 có 100% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 90% người dân sử dụng nước sạch [4]
Theo báo cáo của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long, tính đến tháng 9 năm 2016, có 98% hộ dân nông thôn tỉnh Vĩnh
39
Long sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 65,2% hộ dân sử dụng nước sạch qua các trạm cấp nước tập trung.
Tại 28 xã điểm nông thôn mới (giai đoạn 2016-2020), 98% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 64,8% hộ dân sử dụng nước sạch qua các trạm cấp nước tập trung. Tính đến thời điểm hiện nay đã có 44/51 xã điểm nông thôn mới đạt tiêu chí nước sạch (giai đoạn 2011-2020), trong đó 21/28 xã điểm nông thôn mới (giai đoạn 2016-2020) mới đạt tiêu chí nước sạch. Các xã chưa đạt tiêu chí nước sạch gồm xã Hiếu Nghĩa, xã Tân Quới Trung (huyện Vũng Liêm), xã Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh), xã Xuân Hiệp, xã Thiện Mỹ, xã Thuận Thới (huyện Trà Ôn), xã Bình Ninh (huyện Tam Bình).
Ƣớc thực hiện đến cuối năm 2016, có hơn 66,5% hộ dân nông thôn tỉnh Vĩnh Long sử dụng nước sạch qua các trạm cấp nước tập trung và phấn đấu năm 2017 có 70% hộ dân nông thôn tỉnh Vĩnh Long sử dụng nước sạch qua các trạm cấp nước tập trung theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Theo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và những nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2018 của tỉnh Vĩnh Long, đến hết tháng 6/2018 công tác cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn được quan tâm thực hiện tốt, đã lắp đặt mới hơn 12.000 đồng hồ nước, nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung lên 78% [5].
Nhiều hộ đã đăng ký sử dụng nước của nhà máy nước và đóng tiền đầu tư hạ tầng đường ống đến tận nhà nhưng gần 10 năm qua không có đủ nước để sinh hoạt, hàng ngày phải bơm nước từ sông, rạch lên sử dụng
Tỷ lệ sử dụng nước mưa cao ở các vùng khó khăn về nguồn nước, như ở một số huyện thuộc các tỉnh nhƣ Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang. Ở nhiều vùng, đặc biệt tại các hải đảo ở khu vực biển Tây nhƣ Phú Quốc, Kiến Hải... nước mưa là nguồn nước ngọt chủ yếu cho ăn uống, sau đó mới đến lượng nước ngầm và nước mặt. Nước mưa được thu hứng đúng cách có chất lƣợng tốt, đƣợc sử dụng cho sinh hoạt. Tuy nhiên với đặc điểm mùa khô kéo dài, dụng cụ thu hứng và trữ nước mưa HGĐ ở hầu hết các địa phương chưa đáp ứng yêu cầu trữ và cấp nước cho mùa khô.
40
Các hộ dùng nước sông, kênh rạch hầu hết áp dụng xử lý sơ bộ bằng phèn, không qua khử trùng, không đảm bảo vệ sinh. Nước mặt hộ gia đình được sử dụng phổ biến ở một số địa phương thuộc tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang và An Giang. Thời gian qua, để đối phó với BĐKH – NBD, các công trình thủy lợi như hệ thống đê sông ngăn triều cường, các công trình ngăn mặn ngọt hóa nước được xây dựng giúp mở rộng ranh giới nước ngọt nhưng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước do nước từ các kênh rạch bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và chăn nuôi tù đọng, phổ biến nhƣ ở An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre.
Nhu cầu nước sinh hoạt nông thôn vùng ĐBSCL được tính toán dựa trên TCXDVN 33:2006 “Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế”, tiêu chuẩn cấp nước nông thôn đến năm 2015 là 80 l/người. ngày, đến năm 2020 là 100 l/người. ngày. Dự báo nhu cầu nước nông thôn 13 tỉnh vùng ĐBSCL đến năm 2020, 2030 và 2050 và nhu cầu nước tăng thêm trong các giai đoạn được tính toán dự báo, cho thấy tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt nông thôn
vùng ĐBSCL vào khoảng 1.700.00 0, 2.230.000 và gần 3.000.000 m3/ngày.đêm vào các năm 2015, 2020 và 2050.