CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.4. TỔNG QUAN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1.4.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đền môi trường và sức khỏe con người
Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất
Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dƣ lƣợng thuốc BVTV, cho dù hóa chất đƣợc áp dụng trên lá của các loài thực vật, trên bề mặt đất hay đƣợc đƣa vào trong đất, một tỷ lệ khá cao của những hóa chất cuối cùng cũng di chuyển vào trong đất do các nguồn: phun xử lý đất, các hạt thuốc BVTV rơi vào đất, theo mƣa lũ, theo xác sinh vật. Khoảng 50% thuốc BVTV phun lên hoa màu bị rơi xuống đất [1]. Lƣợng thuốc BVTV, đặc biệt là nhóm clo hữu cơ quá lớn trong đất có thể gây hại cho thực vật. Ngoài ra do thuốc thuộc nhóm clo hữu cơ rất khó phân hủy nên chúng có thể tồn tại trong đất nhiều năm. Sau một thời gian nó sinh ra các hợp chất mới thường có tính độc cao hơn bản thân nó. Ví dụ, sản phẩm tồn lưu của DDT trong đất là DDE cũng có tác dụng nhƣ thuốc trừ sâu nhƣng có tác hại đối với sự phát triển của phôi bào trứng chim độc hơn DDT từ 2 đến 3 lần. Loại thuốc Aldrin cũng đồng thời với DDT, có khả năng tồn lưu trong môi trường sinh thái đất và cũng tạo thành sản phẩm
“diedrin” mà độc tính của nó cao hơn aldrin nhiều lần. Còn thuốc diệt cỏ 2,4 – D tồn lưu trong MTST đất và cũng có khả năng tích lũy trong quả hạt cây trồng [2].
Theo Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng (2004) nghiên cứu dƣ lƣợng hóa chất BVTV nhƣ clo hữu cơ có thể tồn tại trong đất nhiều năm mặc dù là một lƣợng lớn HCBVT đã bay hơi. Tại Đăk Lăk, trong đất canh tác các loại có chứa dƣ lƣợng HCBVTV chung là 62.22% số mẫu và 44.44% mẫu có dƣ lƣợng HCBVTV và 33.33% số mẫu có dƣ lƣợng vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép. Đất trồng rau, màu 66.66% số mẫu có dƣ lƣợng và 60.0% mẫu có dƣ lƣợng vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép.
29
Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước
Thuốc BVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trôi từ những cánh đồng có phun thuốc xuống ao, hồ, sông hoặc dụng cụ TBVTV thừa sau khi đã sử dụng, phun thuốc trực tiếp xuống những ruộng lúa nước để trừ cỏ, trừ sâu, bệnh, thuốc BVTV lẫn trong nước mưa ở các vùng có không khí bị ô nhiễm TBVTV. Ngoài ra do dùng thuốc BVTV ở các hồ để giết cá và bán cho người tiêu dùng gây ngộ độc hàng loạt. Hàng năm có hàng chục ngàn tấn DDT được cho vào nước để diệt muỗi [2].
Ô nhiễm môi trường đất dẫn đến ô nhiễm môi trường nước. Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác dụng của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy và lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông, ao, hồ,… sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu có thể phát hiện trong giếng, ao, hồ, sông, suối cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài km.
Thuốc trừ sâu phun lên cây trồng thì trong đó có khoảng 50% rơi xuống đất, sẽ tạo thành lớp mỏng trên bề mặt, một lớp chất lắng gọi là dƣ lƣợng gây hại đáng kể cho cây trồng. Sự lưu trữ của thuốc trừ sâu trong đất là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường và cây trồng. Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc BVTV là hiện tượng phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước giếng đào, nước ngầm nông, nguồn nước mạch lộ thiện tại Thành Phố Buôn Mê Thuột có nhiễm thuốc BVTV, với giếng đào có dƣ lƣợng thuốc BVTV gốc Chlor hữu cơ và có 11 trong tổng số 15 loại húa chất chuẩn, cú hàm lƣợng 0.01 – 0.558 àg/l. Nguồn nước mạch lộ thiên có dư lượng thuốc BVTV gốc hữu cơ 6 trên tổng số 15 loại hóa chất, tuy ở nồng đồ 0.002 – 0.0084 àg/l dưới tiờu chuẩn cho phộp [6].
Kết quả phân tích dƣ lƣợng HCBVTV trong đất tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ cho thấy hàm lƣợng DDT trong đất bằng 1.56 mg/kg, ở Thanh Sơn, Phú Thọ là 30 mg/kg, huyện diễn Châu, Nghệ An vƣợt ngƣỡng tới mức từ 15 đến 2,800 mg/kg (JA Ming, 2006). Sự tích tụ hóa chất này trong đất thấm vào nguồn nước ngầm làm cho nguồn nước giếng nhiễm thuốc BVTV ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thƣ tại các làng xã tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Phú Thọ, Tuyên Quang.
Trong nước, thuốc BVTV có thể tồn tại ở các dạng khác nhau và đều có thể tác động đối với sinh vật đó là: hòa tan, bị hấp thụ bởi các thành phần vô sinh hoặc
30
hữu sinh và lơ lửng trong nguồn nước hoặc lắng tụ xuống đáy, tích tụ trong cơ thể sinh vật.
Ảnh hưởng của thuốc BVTV lên sức khỏe con người
Các độc tố trong thuốc xâm nhập vào rau quả, cây lương thực, thức ăn gia súc và động vật sống trong nước rồi xâm nhập vào các loại thực phẩm, thức uống như:
thịt, cá, sữa, trứng,… Một số loại thuốc trừ sâu và hợp chất của chúng qua xét nghiệm cho thấy các tác dụng trực tiếp gây ra quái thai và bệnh ung thƣ cho con người và gia súc [2]. Con đường lây nhiễm độc chủ yếu là qua ăn, uống (tiêu hóa) 97.3%, qua da và hô hấp chỉ chiếm 1.9% và 1.8%. Thuốc gây độc chủ yếu là Wolfatox (77.3%), sau đó là 666 (14.7%) và DDT (8%) [3].
Năm 1990, một thống kê quý của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy có khoảng 25 triệu lao động trong ngành nông nghiệp bị nhiễm độc thuốc BVTV mỗi năm. Cho đến nay, chúng vẫn chƣa có những con số ƣớc tính trên phạm vi toàn cầu, nhƣng hiện có đến 1,3 tỷ lao đọng trong ngành nông nghiệp và có thể hàng triệu ca nhiễm độc vẫn xảy ra hàng năm.
Năm 2000, Bộ y tế Brazil ước tính trong một năm nước này có 300,000 ca nhiễm độc và 5,000 ca tử vong do thuốc BVTV.
Dư lượng thuốc BVTV trong cơ thể con người: DDT trong mô mỡ của người ở Hungải là 12400 ppb, ở Mỹ là 164 ppb, ở Canada là 3,800ppd, ở Hà Lan là 2,200 – 7,100 ppb, ở Việt Nam là 2,400 – 14,396 ppb [1]. Một loại thuốc trừ sâu ít gây tác hại độc đối với con người và động vật nhưng vì tính hòa tan trong mỡ cao, khi con người có mang một lượng DDT lớn trong mỡ bị đối trường diễn, mỡ được huy động rất nhanh và gây ra tăng nồng độ DDT trong máu dẫn đến tác động lên hệ chuyển hóa và gây ra ung thƣ.
Thông thường, các loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể con người và động vật chủ yếu từ 3 con đường sau:
- Thuốc dây rớt trên da, xâm nhập vào bên trong cơ thể: trong quá trình pha và phun thuốc BVTV, tay chân là bộ phận dễ bị nhiễm thuốc nhất; mắt miệng và bộ phận sinh dục là nơi dễ mẫn cảm với thuốc nhất. Trời nóng nực, mồ hôi ra nhiều càng làm cho thuốc dễ xâm nhập qua da vào bên trong cơ thể.
31
- Nuốt phải thuốc: Thuốc theo cùng đồ ăn, uống xâm nhập vào cơ thể; nếu thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể theo con đường này thường gây trúng độc nặng nhất.
- Hít phải hơi độc của thuốc: Hơi độc sẽ đi qua mũi xâm nhập vào phổi
Chỉ khi xâm nhập đƣợc vào bên trong cơ thể, thuốc BVTV mới gây độc cho người và gia súc. Các con đường nhiễm độc rất khác nhau đối với từng loại hóa chất.
Ví dụ dichlorvos (DDVP) dễ bay hơi và dễ nhiễm qua đường hô hấp; endosulfan gây độc khi nhiễm qua da hơn là qua đường hô hấp, còn chlorpyrisfos lại dễ gây nhiễm qua đường tiêu hóa hay đường hô hấp hơn là qua da. Việc nhiễm độc hóa chất BVTV qua đường tiêu hóa có thể xảy ra ngẫu nhiên khi người nông dân ăn, uống hay hút thuốc khi đang phun thuốc BVTV hoặc sau khi phun thuốc một thời gian ngắn mà không rửa tay. Nhiễm độc HCBVTV qua đường hô hấp dễ xảy ra khi phun thuốc không có mặt nạ bảo vệ. Đồng thời, thuốc BVTV có thể hấp thụ qua da nếu người phun để da và quần áo ẩm ƣớt trong khi phun thuốc, trộn các loại thuốc BVTV bằng tay không hay đi chân trần trên những cánh đồng khi đang phun thuốc.
32
Bảng 1.12.Các triệu chứng biểu hiện sau khi phun thuốc
Triệu chứng Tần suất Tỷ lệ %
Mệt mỏi, khó chịu 122 78,7
Đau mũi, họng 45 29.0
Đau đầu 103 66.4
Giảm xúc giác 20 12.9
Ra nhiều mồ hôi 78 50.3
Đỏ mắt 32 20.6
Chóng mặt 132 85.2
Khó thở 37 23.9
Da ngứa, mẩn đỏ 64 41.3
Đờm nhiều 19 12.3
Rối loạn giấc ngủ 57 36.8
Run chân, tay 21 13.5
Chảy nhiều nước bọt 32 20.6
Tiêu chảy 24 15.5
Tê bàn tay 37 23.8
Khô miệng 47 30.3
Mắt bị mờ 19 12.3
Da tái xanh 71 45.8
Buồn nôn 68 43.8
(Tạp chí Phát triển Khoa học & Công Nghệ, Tập 9, Số 2 – 2006) Khi hóa chất BVTV được sử dụng với nồng độ lớn và mức độ thường xuyên hay vào thời điểm gần thu hoạch, lƣợng thuốc tồn dƣ rất cao trong các sản phẩm thu được. Người tiêu dùng do đó cũng có nguy cơ bị nhiễm độc cao.
Nước uống cũng có thể bị ô nhiễm, dù đó là ô nhiễm trực tiếp hay từ hệ thống đường cấp nước hay do sử dụng chung thùng chứa vận chyển nước uống với thuốc BVTV. Một nguy cơ lớn, đặc biệt ở các nước đang phát triển, là các bữa ăn kiêng với lượng protein thấp có thể làm tăng độ mẫn cảm của con người với những tác động
33
của một loại hóa chất BVTV nào đó. Trên thể giới mỗi năm có khoảng 3 triệu ca nhiễm độc nghiêm trọng liên quan đến HCBVTV, gây ra 220,000 ca tử vong. Trong đó, 99% trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển, cho dù những nước này chỉ chiếm 20% lƣợng tiêu dùng thuốc BVTV, con số thực tế có thể còn cao hơn.
34