Phân loại rác tại nguồn

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thu gom phân loại rác thải tại nguồn tại thị trấn giồng trôm bến tre (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

1.4. Phân loại rác tại nguồn

1.4.1. Mục đích, ý nghĩa phân loại chất thải rắn tại nguồn 1.4.1.1. Mục đích

15

- Mục đích chính của việc phân loại rác tại nguồn (PLRTN) là thu hồi lại các thành phần có ích trong rác thải mà chúng có thể được sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng;

- Thu gom hiệu quả (triệt để) các thành phần rác đã được tách ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xử lý;

- Quản lý nhà nước dễ dàng và không cồng kềnh;

- Hiệu quả kinh tế từ hoạt động phân loại tại nguồn (tái chế, tái sử dụng, tiền tiết kiệm thu lại từ việc bán ve chai);

- Phù hợp với xu hướng xã hội hóa các công tác quản lý chất thải 1.4.1.2. Ý nghĩa

Phân loại rác tại nguồn là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với các hệ thống quản lý CTR hiện đại. Công việc này liên quan trực tiếp đến việc tách riêng (phân loại) một số thành phần rác ngay tại nguồn thải trước khi nó được chở đi.

Việc phân loại rác tại nguồn có một số ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Trước hết, nó góp phần làm tăng tỉ lệ chất thải cho mục đích tái sinh. Điều này kéo theo nhiều tác động tích cực như: hạn chế khai thác các tài nguyên sơ khai, giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển và xử lý do đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển và xử lý rác, kể cả tiết kiệm mặt bằng cho việc chôn lấp rác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các thành phần có khả năng tái chế tốt. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các Thành phố vì hiện nay các công trường xử lý rác của thành phố đều vướng phải những vấn đề nan giải về môi trường (nước rỉ rác, mùi hôi, khí thải,…) mà nguyên nhân sâu xa của nó là chưa thục hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn.

Một ý nghĩa khác của việc phân loại rác tại nguồn là sự phát triển của ngành nghề tái chế vật liệu, qua đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động. Trong lĩnh vực tái sử dụng các thành phần hữu cơ trong rác sinh hoạt để sản

16

xuất phân compost. Qua đó sẽ mở rộng thị trường phân compost vốn chưa được ưa chuộng lắm hiện nay.

Hoạt động phân loại rác tại nguồn được thực hiện mang lại những lợi ích thiết thực về kinh tế - xã hội và môi trường như:

Lợi ích về kinh tế

- Tái sử dụng lại hầu như toàn bộ lượng rác hữu cơ dễ phân hủy để sản xuất compost.

- Tiết kiệm diện tích sử dụng để chôn lấp rác do giảm lượng rác đưa đến BCL.

- Tiết kiệm chi phí xử lý nước rỉ rác.

- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên như nước, năng lượng, các tài nguyên dùng để sản xuất năng lượng.

Khía cạnh môi trường : phân loại rác thải tại nguồn góp phần cải thiện môi trường sống của cộng đồng : sạch, vệ sinh, văn minh; khắc phục được những nhược điểm của hệ thống kỹ thuật quản lý CTRSH hiện tại.

Khía cạnh xã hội

- Giúp người dân ngày càng nhận thức rõ hơn ý nghĩa của việc tận dụng phế thải, sản phẩm thừa để tạo những sản phẩm có ích cho nền KT – XH và môi trường

- Nâng cao sức khỏe cũng như phúc lợi xã hội cho nhân dân thông qua ý thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình. Bên cạnh đó, khi đã thực hiện PLRTN, tại các BCL, các điểm tập trung sẽ không còn các thành phần có thể nhặt lại để bán phế liệu nên sẽ giảm hoặc ngưng hẳn hoạt động của đội quân nhặt rác, nhờ đó giảm được bệnh tật do rác thải gây ra đối với những người nhặt rác.

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ địa phương, nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các nhà doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, họ sẽ tự giác hơn trong việc đóng góp phí thu gom và xử lý CTR.

17

Ngoài ra chương trình cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa công tác quản lý CTR và giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước về các khoản công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và xử lý CTR đô thị.

1.4.2. Các nghiên cứu ở ngoài nước

Vấn đề ô nhiễm môi trường do CTR đã được cảnh báo và nghiên cứu rất chi tiết ở các nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển. Ở các nước này do tình hình kinh tế khá phát triển, đời sống và trình độ dân trí cao cộng với các ngành công nghiệp phát triển do vậy thành phần rác thải cũng khác xa rất nhiều so với Việt Nam. Do các ngành chế biến thực phẩm phát triển mạnh cùng với việc sử dụng bao bì đóng gói hoàn chỉnh nên thành phần CHC trong rác thải khá thấp. Mặt khác do được phân loại tại nguồn tốt nên hầu hết các CHC dễ phân hủy được xử lý ngay tại nhà bằng biện pháp xay nhỏ hòa trộn với nước và thải xuống hầm tự hoại như ở Nhật, Đức, Pháp,...hoặc chúng được chuyển ra BCL với khối lượng rất nhỏ. Ngược lại, khối lượng rác được tận dụng tái sinh và tái chế khá lớn và thường được chuyển thẳng từ nơi phân loại đến nhà máy tái chế. Một số nước do điều kiện thiếu đất lại rất ít xử dụng BCL như Singapore, Nhật, Pháp mà chủ yếu chỉ sử dụng cho tái sinh, tái chế. Các BCL rác của các nước phát triển hầu như không cần chú ý đến việc xử lý nước rác do khối lượng CHC trong BCL khá thấp. Có thể nói việc xây dựng mô hình thu gom, phân loại và vận chuyển, xử lý CTR ở các nước phát triển đã đi vào nề nếp và được người dân tự giác thực hiện như là pháp lệnh của nhà nước.Việc thu gom và phân loại rác ở các nước được thực hiện với quy mô khá đơn giản và thuận tiện cho người dân. Ví dụ ở Newzeland túi nilong đen được bán rất rẻ trong các siêu thị được người dân mua về từng cuộn trong nhà. Mỗi nhà dân được trang bị 2 thậm chí 3 thùng nhựa xanh chứa rác có nấp kín như ở Việt Nam. Tất cả các loại thực phẩm, thức ăn thừa, rau thừa, vỏ chuối, vỏ trứng…được bỏ vào ngăn nhỏ cạnh lavabo, xay nhuyễn và xả vào hệ thống thoát nước và đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong túi đen chỉ chứa rác hoàn toàn khô nên có thể để ngay trong nhà bếp mà tuyệt đối không có mùi hôi thối nào. Các loại CTR có thể tái chế được

18

phân loại riêng như lon bia, chai nhựa,…Các chất thải độc hại như pin, mạch điện tử,…được phân loại từ nhà. Trên mỗi thùng rác của các hộ gia đình đều có ghi tên, số nhà vào sáng thứ 6 sẽ do người dân đặt trước nhà, công ty dịch vụ sẽ đi thu gom riêng từng loại rác tùy theo chức năng của mình. CBEM (Community Baso Enviroment Management) là mô hình quản lý đã thành công ở tất cả các nước phát triển với ý thức cộng đồng rất cao và với các quy định, luật lệ nghiêm ngặt về thu gom, phân loại và xử lý rác tại nguồn.

1.4.3. Các nghiên cứu ở trong nước

Việc thu gom, phân loại và lựa chọn biện pháp xử lý CTR cho từng địa phương là vấn đề bức xúc hiện nay. Mỗi địa phương đều có những biện pháp cho riêng địa phương mình nhằm mục đích: nâng cao tỷ lệ thu gom đạt hiệu quả cao nhất có thể trong địa phương của mình; phân loại CTR ngay tại nguồn nhằm tận dụng các loại CTR có thể tái sinh, tái chế làm giảm chi phí vận chuyển đến BCL, giảm áp lực cho các BCL; Xây dựng thị trường trao đổi CTR trong khu vực nhằm nâng cao hiệu quả tận dụng; Tận dụng các chất thải là CHC làm phân bón hoặc chôn lấp trong các BCL hợp vệ sinh. Có thể kể đến một số địa phương đã có kế hoạch chi tiết quy hoạch, quản lý, xử lý CTR và đầu tư kinh phí thích đáng cho công tác này, ví dụ: TP.HCM, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Hà Nội, Hải Phòng,...Tuy nhiên đây chỉ mới là công việc khởi đầu. Mặc khác, mỗi địa phương có nét đặc thù riêng về đặc điểm địa lý tự nhiên, vị trí, KT – XH khác nhau, do vậy việc xây dựng các mô hình thu gom, phân loại và xử lý của từng địa phương cũng có nét đặc thù riêng phù hợp với địa phương đó.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thu gom phân loại rác thải tại nguồn tại thị trấn giồng trôm bến tre (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)