CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THU GOM, PHÂN LOẠI CTR TẠI THỊ TRẤN GIỒNG TRÔM
3.1. Xây dựng mô hình thu gom, phân loại rác thải tại nguồn
3.1.2. Sơ đồ thu gom, phân loại
Theo kết quả khảo sát về khả năng tham gia của cộng đồng trong PLCTRTN thì phương án tách các thành phần rác tại nguồn thành 2 nhóm chính (nhóm dễ phân hủy và nhóm khó phân hủy) là phương án khả thi và được lựa chọn. Tuy nhiên bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn chính là tuyên truyền về cách thức phân loại rác cho người dân. Theo đó các bước tiến hành phân loại CTRSH tại nguồn cụ thể như sau:
Tuyên truyền phân loại rác tại nguồn
- Tổ chức các lớp dạy kiến thức về PLCTRTN cho những người có trách nhiệm hướng dẫn lại cho người dân thực hiện việc phân loại rác
- Họp các ấp và tiến hành chọn các ấp thực hiện phân loại. Trên cơ sở đó chọn ra các ấp đạt yêu cầu và tiến hành triển khai thực hiện thí điểm chương trình PLCTRTN.
Ngoài ra sẽ tiến hành biểu dương khen thưởng nếu tổ ấp nào thực hiện tốt chương trình nhằm khích lệ, động viên các tổ làm tốt hơn.
- Tuyên truyền PLCTRTN trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo đài, internet, phát tờ rơi với những hình ảnh trực quan sinh động về công tác PLCTRN (mục đích, ý nghĩa, cách thức phân loại) để nâng cao nhận thức của người dân.
47
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và đặc biệt là vấn đề PLCTRTN tại các ấp hay tại các trường học để người dân có cơ hội tiếp cận và nâng cao nhận thức về vấn đề này.
- Tiến hành thí điểm PLCTRTN tại một số trường học và nhân rộng mô hình ra quy mô toàn tinh. Đây là một đề xuất mang tính khả thi cao vì trường học là nơi rèn lượng tri thức của con nguời cho nên nếu ngay từ đầu đưuọc hướng dẫn kiến thức về vệ sinh môi trường thì học sinh sẽ dễ tiếp nhận và thực hiện.
- Tại giai đoạn này có thể đề xuất thêm việc sử dụng các túi nilon tự phân rã vì đây cũng là một sản phẩm thân thiện với môi trường. Mặc dù giá cả của túi nilon tự phân rã đắt hơn túi thường khoảng 20% song nếu xét trên số tiền phải chi trả cho việc đầu tư thu gom, xử lý và tái chế chất thải thì đây là một con số không đáng kể.
48
-
Mô hình thu gom rác thải sinh hoạt
RÁC SINH HOẠT
Rác chợ Rác công sở,
trường học Rác từ hộ dân
Rác sh xây dựng Rác các cơ sở sx, kinh doanh
Trạm trung chuyển
Ban quản lý công ty CTCC (hoặc đơn vị dân lập) đảm nhiệm
Do nhà nước hoặc tư nhân đầu tư xây dựng Điểm hẹn
thu gom
Trạm trung chuyển
Khu liên hợp xử lý và tái
chế rác ủ phân qui mô
gia đình, ủ biogas
Hình 3.2 : Mô hình thu gom, vận chuyển CTRSH đề xuất cho thị trấn Giồng Trôm
49
a. Đối với rác hộ dân
Đối với các hộ dân tham gia chương trình PLCTRTN được phát miễn phí (3 tháng đầu) 2 thùng rác có màu khác nhau (màu xanh và màu đỏ), các bao nilon có dung tích 15 lít với 2 màu tương phản để thực hiện tốt công tác phân loại rác tại nguồn.
Nhiệm vụ của người dân: phân loại rác thành 2 loại và chứa vào 2 loại bao nilon được phát và đóng phí thải hàng tháng.
Thùng màu xanh chứa rác thải dể phân hủy ( rau quả, thức ăn thừa,..) và thùng màu đỏ chứa các chất khó phân hủy ( cao su, nhựa, da, kim loại,…). Rác thải trong ngày đổ vào bao và đậy kín.
➢ Công ty Công trình đô thị sẽ trực tiếp thu gom rác thải:
+ Đối với các loại rác nhóm 1: sẽ được chôn lấp ở BCL Tân Thanh + Đối với các loại rác nhóm 2:
• Nhóm 2A: Công ty Công trình đô thị sẽ trao đổi với các cơ sở tái chế, tái sinh để phân phát túi nilon miễn phí cho các hộ dân.
• Nhóm 2B: tùy theo tính chất độc hại của rác, Công ty Công trình đô thị sẽ có những biện pháp xử lý riêng (đốt)
Các hộ dân phải đóng phí thu gom hàng tháng cho nhân viên của công ty CTĐT.
Sau khi chứa rác mỗi hộ gia đình sẽ đem rác đổ lên xe thu gom rác 1 lần / ngày đối với rác hữu cơ và 2 lần/ tuần đối với rác tái chế để thu gom vận chuyển đến nơi thu hồi vật liệu.
Khi đến giờ thu gom, các bao rác được để trước nhà, bên lề đường, lực lượng công nhân công ty CTĐT theo xe sẽ thu các bao rác. Trên các trục đường chính, rác được thu gom đưa lên xe ép rác rác cùng với rác đường phố. Còn trong các ấp sâu, rác được công nhân thu gom lên xe thô sơ đưa tới điểm hẹn hoặc điểm trung chuyển để xe ép rác vận chuyển ra bãi rác.
50
b. Rác công sở và trường học
Đối với các cơ quan, công sở và trường học do tính chất đặc thù của các nơi này là sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên, học sinh chỉ lưu lại trong giờ hành chính là chủ yếu vì vậy thành phần rác tại các công sở chủ yếu là giấy, túi nilon, chai và một phần là các sản phẩm từ thực phẩm.
Đối với nhóm đối tượng này thì có thể đề nghị chia thành 3 loại thùng chứa:
➢ Thùng chứa chất hữu cơ
➢ Thùng chứa giấy và túi nilon
➢ Thùng chứa các loại khác
Tuy nhiên bước đầu chỉ phân thành 2 loại tương đối như đối với hộ gia đình c. Đối với rác chợ
Theo đặc tính về thành phần rác chợ thì chủ yếu là rác tươi ( rác có chứa nhiều CHC) chiếm số lượng cao nhất và còn loại là các loại khác. Vì vậy có thể đề nghị quy trình quản lý như sau:
RÁC CHỢ
CHC dễ phân hủy
CHC khó phân hủy
ủ phân, ủ biogas
Điểm hẹn
Khu liên hợp xử lý và tái chế
rác
Do nhà nước hoặc tư nhân đầu tư xây dựng
Hình 3.3 : Quy trình vận chuyển rác hữu cơ từ chợ được đề xuất
51
Đối với rác chợ đòi hỏi phải gom sạch, nhanh, không ảnh hưởng tới kinh doanh của các hộ. Nguyên tắc thực hiện việc thu gom rác các chợ là giải quyết rác ngày nào hết ngày đó, việc để dồn rác một ngày sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết rác ngày hôm sau gấp nhiều lần do tồn dư thực phẩm rửa nát, hôi thối khó thu gom, nồng độ ô nhiễm cao gây ảnh hưởng đến thao tác, lao động của công nhân.
Trong các chợ sẽ đặt 2 thùng rác lớn cố định có màu sắc khác nhau và dán nhãn quy định, thùng sử dụng để chứa rác dễ phân hủy ( thùng màu xanh) và thùng chứa các loại rác trơ khó phân hủy (thùng màu xám) trong khắp chợ và các xe chứa rác lưu động tại các nơi có nhiều rác như khu bán thực phẩm tươi sống, khu bán trái cây…để mọi người có thể bỏ rác vào các thùng hoặc xe. Xe chứa rác lưu động còn có chức năng vận chuyển rác từ trong chợ đến điểm hẹn. Từ điểm hẹn, rác sẽ được đưa lên xe tải đưa tới bãi rác.
d. Đối với rác ở các cơ sở sản xuất kinh doanh
Rác thải tại các cơ sở kinh doanh bao gồm 2 loại: rác thải sinh hoạt của các cán bộ, công nhân làm việc tại đó và rác thải mang đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh (gọi chung là rác thải công nghiệp). Hướng giải quyết rác thải của các cơ sở này như sau:
Đối với rác thải sinh hoạt hoặc rác thải công nghiệp có thành phần gần giống rác sinh hoạt thì cơ sở đó sẽ chứa rác trong thùng rác màu sắc hoặc dán nhãn để tiện thu gom và xử lý, đồng thời có kế hoạch hợp đồng đối với các đơn vị phụ trách thu gom rác của địa phương hàng ngày (hoặc buổi) đến thu gom và xử lý tại bãi rác tập trung.
Đối với rác thải công nghiệp có thành phần và tính chất khác xa so với rác thải sinh hoạt như chất trơ, kim loại, chất thải dễ cháy, dễ nổ, nguy hại đến con người, động vật, thực vật, chất thải dễ bay hơi, gây mùi,…phải được chứa trong thùng rác có màu sắc khác với thùng chứa rác thải sinh hoạt và được thu gom xử lý riêng, cục bộ. Tùy theo khối lượng, tính chất và thành phần của rác thải và tình hình thực tế tại cơ sở mà việc xử lý có thể áp dụng theo phương pháp: tái chế, tiêu hủy, chôn lấp,…
52
e. Rác xây dựng
Do tính chất của loại phế thải này hầu như hoàn toàn là rác vô cơ nên không cần phải thực hiện phân loại. Đề nghị địa phương ban hành các văn bản quy định việc sử dụng lề đường, các vỉa hè tạm thời, chủ công trình có nhiệm vụ phối hợp với công ty công trình công cộng sắp xếp vận chuyển đến đổ ở những nơi trũng xác định trước.
3.1.2.2. Đối với rác của bệnh viện, trung tâm y tế
Dựa vào đặc tính của rác thải bệnh viện có thể đề nghị qui trình quản lý như sau:
CƠ SỞ Y TẾ
Bô ép kín BCL CTR
sinh hoạt
Thùng kín
Nhà chứa rác RTYT
Lò đốt CTRYT
Bãi chôn
tro CTR sinh hoạt
CTR y tế
Xe đầu kéo > 4
Xe gắn máy Xe ba gác
Hình 3.4: Qui trình vận chuyển rác thải được đề xuất
53
Để xử lý rác thải bệnh viện một cách khoa học và triệt để, việc thu gom rác thải bệnh viện, các trạm y tế phải được tiến hành phân loại triệt để ngay tại nguồn, các bệnh viện, các cơ sở y tế nhất thiết phải trang bị cho các khoa khám và chữa bệnh, các khu vực công cộng và các khu điều trị tối thiểu 3 thùng rác có màu sắc khác nhau với quy định cụ thể:
➢ Thùng màu xanh: dùng đựng rác thải sinh hoạt như rau cỏ, vỏ trái cây, thức ăn dư thừa và các loại rác tương tự.
➢ Thùng màu đỏ: dùng để đựng các loại rác thải y tế như bông băng phẩu thuật, kim tiêm, các chất dễ cháy,…
➢ Có thể thêm thùng màu vàng: dùng để đựng chai lọ, vỏ đồ hộp, sành sứ và các loại chất thải khác bằng kim loại có thể tái chế.
Theo phương pháp thu gom nói trên, sau khi rác thải sinh hoạt và rác thải y tế đã được phân loại ngay từ đầu, rác thải sinh hoạt (trong thùng màu xanh) hằng ngày sẽ được xe rác tới thu gom tới bãi rác. Rác y tế đựng trong các thùng đỏ sẽ được đem đi đốt trong lò đốt chuyên dụng và rác trong thùng màu vàng có thể đem đi chôn lấp hoặc tái sử dụng. Mỗi khu vực (thành phố, thị trấn) có thể xây dựng một hệ thống lò đốt để sử dụng chung cho tất cả bệnh viện và các trạm y tế phường xã. Nhưng việc sử dụng chung chỉ cho phép khi có phương tiện chuyên chở chuyên dụng, đảm bảo kín không rơi rớt, bốc mùi trong quá trình chuyên chở và thời gian vận chuyển không quá dài.