CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THU GOM, PHÂN LOẠI CTR TẠI THỊ TRẤN GIỒNG TRÔM
3.1. Xây dựng mô hình thu gom, phân loại rác thải tại nguồn
3.1.1. Nguyên tắc của mô hình thu gom, phân loại rác tại tại nguồn
Để thuận tiện cho các khâu tái chế và xử lý tiếp theo, các đối tượng thải rác trên địa bàn cần thực hiện việc PLCTRTN ra thành một số loại khác nhau thùy theo đặc điểm của từng nguồn thải. Một cách tổng quát, việc PLCTRTN cần tách riêng nhiều phần khác nhau càng tốt, tuy nhiên điều này đòi hỏi mỗi hộ gia đình phải trang bị nhiều thùng đựng rác khác nhau, điều này vừa tốn kém, vừa không thích hợp với những hộ gia đình có mặt bằng chật hẹp. Vì vậy yêu cầu đặt ra trước mắt là thực hiện tốt việc phân loại CTRSH từ nguồn ra thành 2 nhóm:
• Nhóm 1: rác hữu cơ dễ phân hủy với thành phần chủ yếu là rác thực phẩm (trừ các loại vỏ sò, vỏ nghêu, vỏ dừa, bao bì thực phẩm các loại);
• Nhóm 2: Bao gồm toàn bộ các thành phần còn lại.
Ở các giai đoạn tiếp theo tùy điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng nguồn thải, có thể từng bước trang bị thêm các thùng chứa, bao nilon để tiến tới phân loại rác sinh hoạt thuộc nhóm 2 ở trên ra thành nhiều phân nhóm nhỏ hơn (nhưng rác ở nhóm 1 vẫn giữ nguyên). Cụ thể theo sơ đồ cấu trúc phân loại như sau:
44
Các loại bao bì, vật dụng kim loại, nhựa, thủy tinh, cao
su
Các thành phần nguy hại
Các thành phần còn lại Các loại giấy
và bao bì carton
Tái sinh Tái chế
Xử lý đặc biệt Chôn lấp Nguồn rác sinh hoạt
Các thành phần hữu cơ dễ phân hủy
Phân loại tại nguồn
Các thành phần còn lại
Nhóm 1 Nhóm 2
Các vật liệu có khả năng tái chế (giấy, nilon, plastic, thủy tinh,
nhôm, các KL khác
Nhóm 2A Nhóm 2B
Nhóm 2A-1 Nhóm 2A-2
Nhóm 2B-1 Nhóm 2B-2
Hình 3.1 : Sơ đồ phân loại CTRSH tại nguồn
Các thành phần còn lại
45
Điều kiện cần và đủ để thực hiện phân loại CTR tại nguồn
▪ Về mặt kỹ thuật
- Khả năng vận động nhân dân phân loại ngay tại nhà mình là có thể thực hiện được, tuy nhiên cần lưu ý một số yếu tố sau: cần xác định rõ mục tiêu cuối cùng của việc PLCTR là gì để hướng dẫn cụ thể cho người dân những loại rác nào sẽ được bỏ vào đâu, nói cách khác là việc PLCTR nhầm phục vụ cho công tác xử lý thành phân bón thì cách phân loại sẽ tập trung vào việc để riêng rác dễ phân hủy sang một bên và nó sẽ được thu theo hệ thống chung đến nơi xử lý. Những loại rác còn lại sẽ được thu gom đến địa điểm phân loại nhằm lựa chọn những vật liệu có thể tái chế được đem bán, phần không tái chế được sẽ đem chôn tại BCL;
- Thiết kế quy trình thu gom riêng cho từng loại rác thải, công tác này nên phối hợp với lực lượng thu gom rác tại nhà để xác định quy trình thu gom cho phù hợp, có thể hoặc 3 ngày 1 lần nếu như lượng rác khó phân hủy ít và không gây mùi hôi. Cần xác định rõ địa điểm để giúp người thu gom rác cũng như những người nhặt rác có thể nhặt được những thứ tái chế được trước khi vận chuyển ra BCL;
- Hoạt động thành lập các tổ rác dân lập tại địa phương là hết sức quan trọng, giúp cho việc quản lý thu gom rác tại nhà cũng như việc tổ chức lại quy trình thu gom cho phù hợp với yêu cầu PLCTR tại nhà được thuận lợi hơn;
- Hoạt động của những người nhặt rác cần được nhìn nhận một cách tích cực hơn, không chỉ về khía cạnh môi trường ( xử lý rác sinh hoạt) mà còn dưới góc độ xã hội (người nghèo, trình độ học vấn thấp, không tay nghề, ít vốn). Từ đó có thể suy nghĩ đến việc tổ chức họ thành những nhóm hoạt động có tổ chức tại BCL;
- Hoạt động tái chế phế liệu phải được nhìn nhận một cách tích cực hơn như một hoạt động nhằm giảm thiểu chi phí xử lý rác thải. Trên cơ sở đó cần có những chính sách hổ trợ riêng nhằm giúp các cơ sở này tiếp tục hoạt động và có điều kiện giảm thiểu ô nhiễm gây ra trong quá trình tái chế;
46
- Kết quả PLCTR của người dân là một thái độ tích cực, nói khác đi là không nên đặt chỉ tiêu phân rác đúng loại tuyệt đối 100% mà chỉ yêu cầu ở mức độ tương đối từ đó việc phân loại tiếp theo ở TTC là hết sức cần thiết trước khi đưa vào quy trình tái chế rác (composting hay tái chế các sản phẩm khác);
- Sự tham gia của các công ty dịch vụ công ích tại địa phương là hết sức cần thiết và mang tính quyết định đối với việc PLCTR tại nguồn cả cộng đồng dân cư. Nó thể hiện bằng quy trình thu gom đã được phân loại cũng như tuyến đường vận chuyển đến những địa điểm có những công nghệ xử lý phù hợp theo thiết kế ban đầu.