Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thu gom phân loại rác thải tại nguồn tại thị trấn giồng trôm bến tre (Trang 29 - 37)

CHƯƠNG 2:DỰ BÁO MỨC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN TẠI THỊ TRẤN GIỒNG TRÔM ĐẾN NĂM 2030

2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2017, là năm thứ hai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020, kinh tế huyện nhà gặp không ít khó khăn, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp: một số cây trồng vẫn còn bị ảnh hưởng của hạn mặn năm trước như: dừa, bưởi, chanh,…tình hình chăn nuôi không thuận lợi, giá heo hơi giảm sâu và kéo dài, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, với sự chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh,

21

sự hỗ trợ của các sở, ngành tỉnh và sự lãnh đạo tập trung của Huyện ủy; giám sát của Hội đồng nhân dân huyện; sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân huyện, tình hình kinh tế - xã hội của huyện năm 2017 đạt kết quả cụ thể như sau:

- Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 33,60 triệu đồng/năm, đạt 99,34% so nghị quyết.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp-thủy sản (tính theo giá 2010) đạt: 3.004 tỷ đồng, đạt 83,86%

so nghị quyết, giảm 8,25% so năm 2016.

- Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (tính theo giá 2010) ước đạt 1.306 tỷ đồng, đạt 117,34% nghị quyết, tăng 6,7% so năm 2016.

- Giá trị sản xuất thương mại-dịch vụ ước đạt 2.428,8 tỷ đồng, đạt 118,1% so nghị quyết, tăng 12,01% so năm 2016, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.977 tỷ đồng, đạt 114,28% so nghị quyết, tăng 12,65% so năm 2016.

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm 2017, ước đạt 83,01 tỷ đồng, đạt 98,95% so nghị quyết.

- Tổng chi ngân sách ước đạt 498,275 tỷ đồng, đạt 103,91% so nghị quyết.

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 0,53%, đạt nghị quyết.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%, (nghị quyết từ 1,2-1,5%)

- Giải quyết việc làm mới cho 3.922/2.700 lao động, đạt 145,26% nghị quyết.

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,95%, đạt nghị quyết.

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh 96,4%, (nghị quyết 96,5%), trong đó nước sạch đạt 41,5%, (nghị quyết 40%).

Sản xuất nông nghiệp và thủy sản a. Nông nghiệp

- Giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản (tính theo giá năm 2010) đạt 3.004 tỷ đồng đạt 83.86% so với nghị quyết

Ngay từ đầu năm huyện đã sớm chủ động triển khai công tác phòng, chống hạn mặn, với nhiều giải pháp đồng bộ đã góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp. Tập trung chỉ đạo cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu

22

quả và bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện, bước đầu đạt hiệu quả khá tốt.

- Về trồng trọt: giá trị sản xuất ước đạt 1.059 tỷ đồng, đạt 82.54% kế hoạch.

Cây lúa, diện tích gieo trồng 7.130 ha giảm 798 ha so với năm 2016, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng năng xuất, sản lượng tăng 8.516 tấn do cùng kỳ năm 2016 (năng suất bình quân đạt 4.75 tấn/ha/vụ. Mặc dù ngành chuyên môn khuyến cáo người dân sản xuất lúa 2 vụ/năm, nhưng do điều kiện thời tiết thuận lợi nên một số khu vực vẫn còn xuống giống vụ 3 (thu đông). Diện tích dừa tăng 166 ha, nhưng sản lượng giảm 2.9 triệu trái do vẫn còn ảnh hưởng của độ mặn năm trước. Tuy nhiên giá dừa khô luôn ổn định, ở mức 10.000đ/trái, giá dừa nguyên liệu tăng khoảng 15% so với năm 2016. Cây ăn trái dần phục hồi sau hạn mặn năm 2016, diện tích tăng 136 ha. Cây mía diện tích giảm 365 ha, do chuyển đổi trồng các loại cây khác, nhưng sinh trưởng và phát triển tốt. Sản xuất rau màu theo tiêu chuẩn an toàn đang được người dân quan tâm phát triển, tập trung ở 2 xã (Tân Thanh và Hưng Nhượng), với diện tích 15.47 ha.

- Về chăn nuôi: Giá trị sản xuất ước đạt 819 tỷ đồng, đạt 76.47% kế hoạch.

Tình hình chăn nuôi, nhất là heo, gia cầm gặp nhiều khó khăn, do giá cả thị trường biến động theo hướng giảm mạnh và kéo dài ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư của người chăn nuôi. Ước tính quy mô đàn heo, đàn gia cầm giảm khoảng 52.500 con riêng đàn bò, đàn dê quy mô tổng đàn tiếp tục tăng 2310 con. Ngành chức năng tiếp tục theo dõi tình hình thị trường để khuyến cáo, định hướng và dự báo thông tin rộng rải để giúp người dân chăn nuôi có kế hoạch sản xuất phù hơp, nhất là tập huấn hướng dẫn nông dân liên kết các doanh nghiệp trong tiêu thụ và tham gia Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất thịt heo của TP.HCM. Công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm được tập trung thực hiện.

b. Thủy sản

- Giá trị thủy sản ước đạt 1016 tỷ đồng, đạt 91.64% kế hoạch

23

Nuôi thủy sản thuận lợi, giá cả tăng khá, tuy nhiên diện tích nuôi thủy sản giảm 23ha; sản lượng giảm 1868 tấn so với năm 2016 ( 2016 sản lượng đạt 60906 tấn).

Ngành chức năng tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân tận dụng diện tích ao, mương, vườn nuôi thủy sản nước ngọt (tôm càng xanh, cá các loại). Phát triển vùng nuôi cá tra, tôm thẻ chân trắng thâm canh theo quy hoạch của tỉnh và chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ

Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (tính theo giá năm 2010) ước đạt 1.306 tỷ đồng đạt 179,34% nghị quyết, tăng 6.7% so với năm 2016

Nhiều làng nghề được duy trì và phát triển tốt, trang thiết bị máy sản xuất được đầu tư nâng cao. Toàn thị trấn có 68 cơ sở tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm cho hơn 454 lao động tại những cơ sở: xẻ gỗ, xay xát, hàn tiện…

Về thương mại dịch vụ

Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ ước đạt 2.428,8 tỷ đồng, đạt 118,1% so nghị quyết, tăng 12,01% so năm 2016, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.977 tỷ đồng, đạt 114,27% so nghị quyết, tăng 12,65% so năm 2016.

Toàn thị trấn có trên 700 hộ kinh doanh lớn nhỏ, trong đó có 4 hộ kinh doanh vàng bạc đá quý. Hoạt động thương mại cơ bản ổn định, hàng hóa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của người dân, giá cả mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng khác ổn định, không xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa, nhất là vào dịp tết, lễ. Công tác quản lý thị trường, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh được thực hiện thường xuyên. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương để huyện kêu gọi đầu tư Trung tâm thương mại huyện Giồng Trôm

Cơ sở hạ tầng và giao thông nông thôn

24

Lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng được nhiều ngành, nhiều cấp quan tâm và đông đảo người dân Thị trấn hưởng ứng. Giao thông đường bộ có tổng chiều dài gần 45km (đã trải nhựa, bê-tông gần 42km). Tuyến tránh Thị trấn Giồng Trôm đã hoàn thành (đoạn đi qua Thị trấn dài gần 4km). Điện đã phủ kín toàn Thị trấn, 100% hộ sử dụng điện. Nhân dân đã xây dựng nhà kiên cố, không còn nhà tạm bợ dột nát.

2.1.3.2. Điều kiện xã hội

Xây dựng đời sống văn hóa

Văn hóa, thông tin, thể thao: Các hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động phục vụ các ngày lễ lớn của đất nước, các sự kiện chính trị được tập trung thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Hoạt động mừng xuân Đinh Dậu diễn ra sôi nổi, an toàn, tiết kiệm, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Huyện đã tổ chức thành công cuộc gặp mặt truyền thống hàng năm: Họp mặt mừng Đảng, mừng Xuân; họp mặt Hội đồng hương Giồng Trôm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được giữ vững và phát triển sâu rộng gắn với xây dựng nông thôn mới.

Kiểm tra, giám sát đột xuất 05 xã văn hóa, kiểm tra theo kế hoạch 19/22 xã, thị trấn văn hóa và 03 xã văn hóa nông thôn mới, đạt 100%; kiểm tra thường xuyên việc nâng chất cơ quan, đơn vị văn hóa đối với 40 đơn vị, đạt 100% kế hoạch, kết quả kiểm tra, giám sát các đơn vị điều giữ vững danh hiệu văn hóa. Phong trào luyện tập thể thao quần chúng được duy trì phát triển. Tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao cấp cơ sở cho 22 xã, thị trấn, 04 trường THPT và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên. Công tác phổ cập bơi, phòng chống đuối nước cho trẻ em được quan tâm, tổ chức 140/140 lớp phổ cập bơi cho 3.264 học sinh, cấp 2.937 giấy chứng nhận, đạt 90% kế hoạch; lũy kế đến nay đã cấp 3.905 giấy chứng nhận. Duy trì hoạt động thường xuyên Cổng thành phần thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành tại các cơ quan hành chính nhà nước; triển khai ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại Một cửa huyện và các xã, thị trấn.

25

Công tác gia đình: Tổ chức hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3) gắn với ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân (27/3). Phối hợp phòng Nếp sống Văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác gia đình năm 2017, có 150 đại biểu tham dự. Tổ chức họp mặt và khen thưởng 22 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và tổ chức lễ ra mắt 02 địa chỉ tin cậy phòng, chống bạo lực gia đình ở xã Lương Quới và Bình Thành.

Sự nghiệp giáo dục

Hàng năm huy động trẻ vào lớp mẫu giáo đạt hơn 95%, độ tuổi vào lớp một đạt 100%, tốt nghiệp trung học cơ sở đạt từ 94-98%. Đã tập trung vận động phổ cập THCS đạt chuẩn và tiếp tục nâng cao qua các năm.

Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, phương châm xã hội hóa giáo dục để hoạt động tốt ở các cấp trường, có nhiều giáo viên giỏi vòng toàn quốc, tỉnh và huyện, các điểm trường đều được công nhận trường tiên tiến cấp huyện và tỉnh

Hoạt động y tế, dân số - gia đình – trẻ em

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 62 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam. Một số bệnh giảm so cùng kỳ: Tay chân miệng 17/58 ca, tiêu chảy 122/350 ca, sốt phát ban nghi sởi xảy ra 02/16 ca, thủy đậu 14/24 ca, sốt xuất huyết 52/94 ca, số lượt người đến khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện giảm so cùng kỳ, đã khám cho 57.688/62.717 lượt người (Đông y:20.923/22.939), điều trị nội trú 1.546/1.965 bệnh nhân. Có 10 đoàn về khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà cho 2.100 người nghèo với kinh phí trên 1,07 tỷ đồng.

Hiện có 11 xã được công nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020 (Châu Bình, Phong Nẫm, Lương Quới, Thị Trấn, Lương Phú, Mỹ Thạnh, Tân Lợi Thạnh, Hưng Lễ, Thuận Điền, Long Mỹ, Phước Long). Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng nhất là trong dịp Tết, đã kiểm tra 61 cơ sở ở các xã, thị trấn, cơ bản đảm bảo vệ sinh.

26

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3, ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3. Tổ chức kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6). Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao vả Du lịch tập huấn công tác tuyên truyền pháp luật về công tác gia đình năm 2017, với 150 đại biểu tham dự.

Đưa 15 trẻ bị hở môi, hàm ếch tái khám tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Thăm và hỗ trợ 08 triệu đồng cho 03 trường hợp trẻ bị đuối nước tại xã Sơn Phú và Tân Thanh. Lập 30 hồ sơ đề nghị hỗ trợ xe đạp cho học sinh thuộc đối tượng hộ nghèo, cạn nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn học giỏi và 13 hồ sơ đề nghị Làng SOS Bến Tre hỗ trợ học bổng cộng đồng. Triển khai kế hoạch công tác Bình đẳng giới. Vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2017 và kể hoạch kiểm tra công tác trẻ em, Vì sự tiến bộ phụ nữ 9 tháng đầu năm 2017.

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG

Năm 2017, sản xuất nông nghiệp cơ bản được phục hồi và tiếp tục phát triển, công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được triển khai kịp thời; hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại tiếp tục phát triển; thu ngân sách đạt chỉ tiêu. Chất lượng giáo dục có nâng lên, tiếp tục duy trì được chuẩn phổ cập giáo dục ở các cấp học. Chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên, công tác phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm ở người và vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện có hiệu quả. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và công tác đảm bảo an sinh xã hội được duy trì, phát triển;

đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; đặc biệt là công tác tổ chức và chăm lo cho đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng và các hộ gia đình nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán, 27/7; công tác tư vấn, xuất khẩu lao động được đẩy mạnh. Công tác quản lý tài nguyên và môi trường được quan tâm thực hiện. Công tác cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức có chuyển biến tích cực. Công tác quân sự, quốc

27

phòng địa phương được thực hiện tốt; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế như: Còn một số chỉ tiêu ở lĩnh vực nông nghiệp chưa đạt nghị quyết. Kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng chưa bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích còn thấp, chưa đạt yêu cầu; chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục những khó khăn trong sản xuất, các yếu tố đầu vào của sản xuất luôn biến động theo chiều hướng tăng, trong khi giá cả nhiều mặt hàng nông sản còn thấp. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, tiến độ thi công một số công trình xây dựng cơ bản còn chậm. Hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác từng bước được củng cố, tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa cao, thiếu bền vững. Công tác xây dựng nông thôn mới ở một số xã thiếu quyết liệt và có xã chậm tiến độ; việc thực hiện tổ chức lại sản xuất ngành nông nghiệp tại một số địa phương đạt hiệu quả chưa cao. Một số loại thuế thu không đạt chỉ tiêu đề ra nên còn một số xã mất cân đối ngân sách. Công tác quản lý nhà nước về môi trường chưa chặt chẽ, nhận thức về bảo vệ môi trường ở một số người dân còn hạn chế, nhất là môi trường trong chăn nuôi, công tác thu gom và xử lý rác thải; tình hình khai thác cát trái phép còn diễn biến rất phức tạp. Tình trạng dạy thêm trái quy định còn xảy ra.

Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế như: Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, tiến độ giải ngân các công trình có vốn trái phiếu Chính phủ về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới còn chậm.

Công tác quản lý nhà nước về môi trường chưa chặt chẽ, nhận thức về bảo vệ môi trường ở một số người dân còn hạn chế; tình hình khai thác cát trái phép còn diễn biến rất phức tạp. Công tác cải cách hành chính, kỷ cương kỷ luật trong thi hành công vụ tuy đã được quan tâm chỉ đạo nhưng một số xã chuyển biến còn chậm. Phạm tội về trật tự xã hội tuy được kiềm chế, kéo giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, tai nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, nhất là tai nạn giao thông đường bộ.

28

Nguồn: Báo cáo về tình hình thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện về phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thu gom phân loại rác thải tại nguồn tại thị trấn giồng trôm bến tre (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)