Tòa án hủy phán quyết trọng tài hoặc đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc 24

Một phần của tài liệu Pháp luật về bổ trợ tư pháp trong tố tụng trọng tài thương mại (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ TƯ PHÁP TRONG LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2010

2.1 Quy định về bổ trợ tƣ pháp bắt buộc

2.1.3 Tòa án hủy phán quyết trọng tài hoặc đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc 24

Như ta đã biết, phán quyết trọng tài là chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị, không có thêm bất kỳ giai đoạn xét xử nào. Chính vì thế, để đảm bảo phán quyết trọng tài phải thật chính xác, hạn chế những sai lầm, các nhà làm luật đã ban hành thêm một cơ chế đảm bảo, đó là cơ chế hủy phán quyết trọng tài. Và cơ quan có thẩm quyền hủy phán quyết không ai khác chính là Tòa án – cơ quan quyền lực nhà nước.

Tại khoản 1 Điều 69 LTTTM 2010 quy định, sau khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, một trong các bên có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét hủy phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu phải được gửi kèm với tài liệu, chứng cứ chứng minh phán quyết trọng tài thuộc một trong những trường hợp bị hủy được quy định tại khoản 2 Điều 68 LTTTM 2010. Đó là những trường hợp như sau:

(i) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Căn cứ này cần được diễn giải kết hợp với Điều 1628 và Điều 1829 LTTTM 2010 và điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP. Một lưu ý là đối với trường hợp không có

27 Tham khảo Điều 71 LTTTM 2010.

28 Quy định hình thức thỏa thuận trọng tài.

29 Quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

25

thỏa thuận trọng tài mà một trong các bên vẫn tiến hành tố tụng trọng tài, bên còn lại không phản đối thì được xem là các bên có thỏa thuận trọng tài mới.

(ii) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của LTTTM 2010. Căn cứ này có thể chia thành hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất là thành phần trọng tài không phù hợp, đây chính là trường hợp về thực hiện quyền chỉ định Trọng tài viên hoặc thành phần Hội đồng trọng tài không đúng theo thỏa thuận hoặc trái với quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài mà các bên đã lựa chọn; Trường hợp thứ hai là thủ tục trọng tài không phù hợp, Tòa án sẽ hủy phán quyết trọng tài khi phát hiện các vi phạm nghiêm trọng và Hội đồng trọng tài không thể khắc phục được hoặc không thể khắc phục theo yêu cầu Tòa án theo quy định tại khoản 7 Điều 71 LTTTM 2010.30

Như vậy, đối với xem xét yêu cầu hủy phán quyết trong trường hợp này, Tòa án cần xem xét ở hai khía cạnh, đó là Hội đồng trọng tài có vi phạm hay không và vi phạm đó phải là vi phạm nghiêm trọng. Vì nếu có vi phạm mà vi phạm đó không phải là vi phạm nghiêm trọng thì Tòa án không hủy phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, vấn đề như thế nào mới là vi phạm nghiêm trọng thì pháp luật trọng tài chưa có quy định cụ thể, cần được bổ sung trong tương lai.

(iii) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ. Đối với trường hợp này, Thẩm phán sẽ tiến hành so sánh các điều khoản của thỏa thuận trọng tài với yêu cầu của các bên đệ trình lên Hội đồng trọng tài để xem xét việc Hội đồng trọng tài có vượt quá thẩm quyền hay không.

(iv) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài. Trong trường hợp này, bên yêu cầu hủy phán quyết phải đưa ra tài liệu, bằng chứng chứng minh chứng cứ được Hội đồng trọng tài sử dụng trong vụ tranh chấp là giả mạo.

Nếu bên yêu cầu không đưa ra được bằng chứng xác thực cho vấn đề trên thì yêu cầu hủy phán quyết của một trong các bên sẽ bị bác bỏ.

30 Tham khảo điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 01/2014.

26

(v) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Đây là trường hợp gây tranh cãi khi đưa ra áp dụng trong thực tiễn. LTTTM 2010 không định nghĩa như thế nào là “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Cho đến khi Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP ra đời, thuật ngữ “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” được giải thích là “vi phạm các nguyên tắc xử xự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam”. Xét thấy, Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực cao nhất, hướng các văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo.

Vậy ta có thể hiểu, nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam được hiểu là những nguyên tắc được tuyên bố trong Hiến pháp Việt Nam hoặc những nguyên tắc về hành vi ứng xử được đưa vào luật khác của Việt Nam. Tuy nhiên, để một phán quyết trọng tài bị hủy, ngoài việc chỉ ra được phán quyết trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì Thẩm phán còn phải đánh giá thêm hai điều kiện như sau: thứ nhất, “Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết”; thứ hai, “phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba”.

b) Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc

Để phán quyết trọng tài vụ việc được hỗ trợ thi hành từ phía cơ quan nhà nước, mà cụ thể là Cơ quan thi hành án dân sự, bên có yêu cầu phải tiến hành đăng ký phán quyết trọng tài tại Tòa án. Việc đăng ký không mang tính chất bắt buộc, đây chỉ nhằm mục đích hỗ trợ từ phía nhà nước đối với phán quyết trọng tài nếu các bên không tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài. Quy định này trước đây chưa xuất hiện trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 (PLTTTM 2003), đến khi Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (LTTTM 2010) ra đời thì tại Điều 62 quy định, khi có yêu cầu Cơ quan thi hành án thi thành phán quyết trọng tài vụ việc, một trong các bên phải nộp đơn đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết. Tuy nhiên, trong trường hợp phán quyết trọng tài vụ việc đang được xem xét, giải quyết theo thủ tục hủy phán quyết thì khi nhận được đơn đăng ký phán quyết trọng tài, Tòa án đợi kết quả giải quyết yêu cầu hủy phán quyết.

27

Phán quyết trọng tài phải được đăng ký trong thời hạn một năm, kể từ ngày phán quyết được ban hành. Tòa án sẽ bác đơn yêu cầu nếu nộp quá thời hạn một năm kể từ ngày ban hành phán quyết. Khi nộp đơn đăng ký phán quyết trọng tài, các bên lưu ý phải nộp các tài liệu kèm theo như sau: “a) Phán quyết trọng tài do Hội đồng trọng tài vụ việc ban hành; b) Biên bản phiên họp giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài vụ việc, nếu có; c) Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.” Trên thực tế thì có một số Tòa án vẫn chấp nhận đăng ký phán quyết trọng tài khi tài liệu kèm theo đơn yêu cầu chỉ bao gồm bản sao phán quyết trọng tài và bản sao thỏa thuận trọng tài đã được chứng thực hợp pháp.

Sau khi đương sự nộp đơn đăng ký phán quyết trọng tài, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đăng ký phán quyết và các tài liệu kèm theo, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán giải quyết. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải kiểm tra tính xác thực của các tài liệu được gửi kèm theo đơn đăng ký. Khi xem xét đăng ký phán quyết, Thẩm phán không phải mở phiên họp và không xem xét lại nội dung của phán quyết, Thẩm phán chỉ có nhiệm vụ xác minh lại các tài liệu kèm theo có hợp pháp hay không. Ngoài ra, Thẩm phán có thể triệu tập một hoặc cả hai bên tranh chấp khi xét thấy cần thiết.

Nếu xét thấy các tài liệu đính kèm là xác thực, Thẩm phán thực hiện đăng ký thông qua việc ra quyết định đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP. Ngược lại, nếu Thẩm phán xác định phán quyết trọng tài là không có thật, Thẩm phán sẽ ban hành quyết định từ chối đăng ký phán quyết trọng tài theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2014/NQ- HĐTP, trong đó phải nêu rõ lý do từ chối. Sau khi có quyết định từ chối, Thẩm phán phải thông báo ngay cho người nộp đơn và trả lại các tài liệu kèm theo.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bổ trợ tư pháp trong tố tụng trọng tài thương mại (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)