CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ TƯ PHÁP TRONG LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2010
2.2 Quy định về bổ trợ tƣ pháp theo yêu cầu
2.2.4 Cơ quan thi hành án hỗ trợ thi hành phán quyết trọng tài
Trong tất cả các tranh chấp được đưa ra giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài, điều mà bên thắng kiện mong muốn đạt được là phán quyết được đảm bảo thi hành. Đối với một cơ quan tài phán tư như Trọng tài thì việc được hỗ trợ thi hành phán quyết từ phía cơ quan nhà nước là điều hết sức cần thiết. Chính vì lẽ đó, dù đã có quy định “Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài”55 nhưng LTTTM 2010 vẫn quy định “Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài”.56 Tương tự, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014
54 Tham khảo khoản 2 Điều 53 LTTTM 2010.
55 Điều 65 LTTTM 2010.
56 Điều 66 LTTTM 2010.
40
(LTHADS) cũng quy định “phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại”57 là đối tượng được áp dụng cơ chế thi hành án.
Như vậy, một bên vẫn có thể yêu cầu Cơ quan thi hành án hỗ trợ thi hành phán quyết trọng tài nếu bên còn lại không hợp tác trong việc thi hành phán quyết đó. Tuy nhiên, đối với phán quyết trọng tài vụ việc, bên được thi hành phải thực hiện thủ tục đăng ký phán quyết trọng tài (như đã đề cập ở mục b, phần 2.1.3 của bài khóa luận này) tại Tòa án có thẩm quyền thì mới có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án hỗ trợ thi hành phán quyết trọng tài. Thủ tục thi hành phán quyết trọng tài được quy định tại LTHADS, cụ thể như sau:
- Khi ra phán quyết, Trọng tài thương mại phải giải thích rõ cho đương sự về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án.58 Bên cạnh đó, Trọng tài thương mại phải cấp cho đương sự phán quyết có ghi “Để thi hành”.59 - Khi nhận phán quyết của trọng tài chuyển giao, Cơ quan thi hành án phải kiểm tra,
vào sổ nhận bản án, quyết định. Việc giao nhận trực tiếp phải có chữ ký của hai bên, trong trường hợp giao bằng đường bưu điện thì Cơ quan thi hành án phải thông báo cho cơ quan trọng tài đã chuyển giao biết.60
- Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phán quyết có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người phải thi hành có quyền làm đơn yêu cầu gửi Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.61
- Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết của trọng tài là Cơ quan thi hành án cấp tỉnh.62
- Đối với quyết định thi hành án dân sự, đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái với quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.63
57 Điểm e khoản 1 Điều 2 LTHADS.
58 Tham khảo Điều 26 LTHADS.
59 Tham khảo Điều 27 LTHADS.
60 Tham khảo Điều 29 LTHADS.
61 Tham khảo Điều 30 LTHADS.
62 Tham khảo điểm d, đ khoản 1 Điều 35 LTHADS.
63 Tham khảo khoản 1 Điều 140 LTHADS.
41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong hoạt động bổ trợ tư pháp đối với tố tụng trọng tài, để tiện cho việc phân tích, đánh giá, ta có thể chia hoạt động này thành hai nhóm chính là: những hoạt động hỗ trợ tư pháp bắt buộc và những hoạt động hỗ trợ tư pháp theo yêu cầu.
Hoạt động hỗ trợ tư pháp bắt buộc bao gồm: Tòa án hỗ trợ chỉ định, thay đổi Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc; Tòa án xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài và thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; Tòa án hủy phán quyết trọng tài hoặc đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc; Tòa án công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Hoạt động hỗ trợ tư pháp theo yêu cầu bao gồm:
Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ; Tòa án hỗ trợ triệu tập người làm chứng; Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Cơ quan thi hành án hỗ trợ thi hành phán quyết trọng tài.
Mỗi hoạt động bổ trợ tư pháp đều đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tố tụng trọng tài. Nếu không có hoạt động hỗ trợ chỉ định Trọng tài viên của Tòa án, tiến trình tố tụng trọng tài sẽ bị tạm hoãn, không thể tiếp tục thực hiện; hoặc đối với phán quyết trọng tài, nếu không có sự hỗ trợ thi hành của Cơ quan thi hành án thì phán quyết trọng tài có thể bị một trong các bên trì hoãn, nghiêm trọng hơn là không chấp hành phán quyết, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại.
Như vậy, việc bổ trợ tư pháp là rất cần thiết cho hoạt động trọng tài. Với bản chất là một cơ quan tài phán tư, cơ quan trọng tài cần có sự hỗ trợ từ phía cơ quan tài phán công – cơ quan quyền lực nhà nước, để giúp cho hoạt động tố tụng trọng tài được diễn ra một cách thuận lợi, đạt được mục đích đương sự mong muốn cũng như đạt được mục tiêu mà nhà nước đặt ra là giảm bớt gánh nặng cho phía Tòa án. Tuy nhiên, quy định pháp luật là vậy, nhưng thực tiễn áp dụng lại khác, có thể mang lại kết quả tốt hoặc có thể chưa thật sự đáp ứng được tinh thần, định hướng mà các nhà làm luật đã đề ra. Để tìm hiểu việc áp dụng trong thực tiễn những quy định pháp luật về hoạt động bổ trợ tư pháp trong tố tụng trọng tài, hãy tiếp tục tìm hiểu thêm ở Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư pháp trong tố tụng trọng tài thương mại.
42