Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Một phần của tài liệu Pháp luật về bổ trợ tư pháp trong tố tụng trọng tài thương mại (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ TƯ PHÁP TRONG LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2010

2.2 Quy định về bổ trợ tƣ pháp theo yêu cầu

2.2.3 Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể nói là một công cụ của cơ quan tài phán dùng để bảo toàn chứng cứ, ngăn chặn khả năng tẩu tán tài sản cũng như duy trì hiện trạng của tài sản cho đến khi có kết quả của quá trình tố tụng.

Trước khi LTTTM 2010 ra đời, thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được trao cho Tòa án, Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền về vấn đề này. Đến khi LTTTM 2010 được ban hành thì đã có những thay đổi đáng kể, cụ thể theo khoản 1 Điều 48 LTTTM 2010 quy định “Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Như vậy, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài can thiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý vế sau là “trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”, điều này có nghĩa là các bên có thể tự do thỏa thuận thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho các tranh chấp phát sinh, hoặc mở rộng phạm vi các biện pháp được áp dụng, thậm chí là các bên có thể loại trừ thẩm quyền của Tòa án hay Hội đồng trọng tài…Do đó, khi xem xét đơn yêu cầu, Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài cần phải xem xét kỹ phạm vi loại trừ của thỏa thuận giữa các bên.

a) Thời điểm yêu cầu Tòa án áp dụng

53 Tham khảo khoản 3 Điều 11 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.

37

Theo quy định cũ, Điều 33 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 (PLTTTM 2003), các bên chỉ có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi Hội đồng trọng tài đang trong quá trình giải quyết tranh chấp. Điều này có nghĩa là nếu các bên muốn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, họ phải chờ đến khi Hội đồng trọng tài được thành lập. Điều này là không hợp lý, vì trong quá trình chờ đợi, một bên có thể tiêu hủy chứng cứ hoặc tẩu tán tài sản, gây bất lợi cho bên còn lại. Chính vì lẽ đó, LTTTM 2010 đã có thay đổi, cụ thể tại khoản 1 Điều 53 LTTTM 2010 quy định “Sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP cũng nêu rõ “một hoặc các bên tranh chấp có quyền làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi nộp đơn khởi kiện tại Trọng tài (khi thời điểm tố tụng trọng tài đã bắt đầu) mà không phân biệt Hội đồng trọng tài đã được thành lập hay chưa, Hội đồng trọng tài đã giải quyết tranh chấp hay chưa”. Như vậy, các bên có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi nộp đơn khởi kiện.

b) Tòa án có thẩm quyền

Điểm đ khoản 2 Điều 7 LTTTM 2010 quy định “đối với yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng”, quy định này được áp dụng khi các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án. Trong trường hợp các bên đã lựa chọn Tòa án thì Tòa án có thẩm quyền sẽ là Tòa án do các bên lựa chọn.

Về thẩm quyền theo cấp, khoản 3 Điều 7 LTTTM 2010 quy định “Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Ở đây, ta cần lưu ý hai vấn đề: thứ nhất, Tòa án có thẩm quyền là Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thứ hai, các bên không có quyền lựa chọn Tòa án có thẩm quyền theo cấp mặc dù các bên có quyền lựa chọn thẩm quyền theo lãnh thổ. Như vậy, cấp Tòa án được mặc định là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c) Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng

38

Theo khoản 1 Điều 53 LTTTM 2010 quy định “sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Điều luật này không nêu rõ những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào mà Tòa án có quyền ban hành. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 49 LTTTM 2010 quy định những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Hội đồng trọng tài được ban hành quyết định áp dụng. Và tại khoản 3 Điều 49 LTTTM 2010 cũng quy định

“trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối”. Như vậy, ta có thể ngầm hiểu Tòa án có thẩm quyền áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Hội đồng trọng tài ban hành. Nghị quyết 01/2014 cũng đã làm rõ vấn đề này thông qua quy định “một hoặc các bên có quyền đề nghị Tòa án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật TTTM, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

Một điểm đáng lưu ý, theo Điều 49 LTTTM 2010 thì Hội đồng trọng tài chỉ được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp, không có thẩm quyền đối với bên thứ ba. Điều này hoàn toàn khác so với thẩm quyền của Tòa án, Tòa án ngoài có thẩm quyền đối với các bên tranh chấp, còn có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với bên thứ ba nếu xét thấy cần thiết và có đủ căn cứ theo quy định pháp luật.

d) Trình tự thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo khoản 4 Điều 53 LTTTM 2010 quy định “trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”. Như vậy, để áp dụng thủ tục liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời, ta dựa vào những quy định của BLTTDS 2015 để áp dụng.

39

Tuy nhiên, LTTTM 2010 cũng có quy định về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cụ thể là “Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết”.54 Như vậy, có sự tồn tại của những quy định khác nhau về vấn đề này, nếu có xung đột pháp luật xảy ra thì theo nguyên tắc “ưu tiên pháp luật chuyên ngành”, ta sẽ ưu tên áp dụng LTTTM 2010.

Như vậy, đối với yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ta sẽ ưu tiên áp dụng LTTTM 2010 nếu có xung đột pháp luật xảy ra. Còn đối với việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì vẫn thực hiện theo quy định của BLTTDS 2015 do LTTTM 2010 không có quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bổ trợ tư pháp trong tố tụng trọng tài thương mại (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)