Thực trạng áp dụng pháp luật về biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng (Trang 40 - 46)

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

2.1 Thực trạng của Biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng

2.1.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng

Các hợp đồng tín dụng có bảo đảm gia tăng về số lượng

Thực tiễn cho thấy, trong hoạt động cấp tín dụng đặc biệt là nghiệp vụ cho vay của các tổ chức tín dụng luôn gắn liền với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán của khách hàng. Bởi, bất kỳ một ngân hàng nào cũng cần duy trì một mức an toàn cho hoạt động tín dụng của mình.

Biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng mang ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm an toàn cho các bên khi xác lập giao dịch liên quan đến tài sản. Biện pháp bảo đảm góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, đầu tư vốn để phát triển sản xuất hoặc cho vay.

Ngoài các yếu tố chứng minh phương án xử dụng vốn vay khách hàng phải lựa chọn một trong các hình thức bảo đảm để thực hiện hợp đồng. Đây chính là tiền đề để các tổ chức tín dụng xét duyệt cho vay.

Hiện nay, xuất hiện khá nhiều tổ chức tín dụng cho vay với hình thức tín chấp không có bảo đảm. Thực tiễn cho thấy một sự thật không thể chối cãi rằng, hình thức trên đem lại rủi ro nhiều hơn là lợi nhuận. Lãi suất của hợp đồng vay theo dạng này khá cao. Thậm chí, khi không thu hồi được nợ, các tổ chức tín dụng cho vay không bảo đảm còn nhờ đến sự giúp đỡ của dịch vụ đòi nợ thuê nhiều trường hợp dẫn đến mất trật tự, cân bằng trong xã hội.

Hoạt động cho vay của ngân hàng mang lại nhiều rủi ro nếu không có biện pháp thắt chặt tuân thủ quy định về các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng.

Ngân hàng nhà nước trong suốt những năm qua đã luôn nhận định nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng đó là phát triển tín dụng theo hướng hạn chế nợ xấu mới phát sinh, hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu còn tồn đọng.

36

“Mục tiêu của NHNN là định hướng để kiểm soát chất lượng tín dụng theo hướng an toàn. Quan trọng là phải bảo đảm cho vay ra nền kinh tế nhưng hạn chế nợ xấu mới phát sinh”. Bà Nguyễn Thị Hồng, phó Thống đốc ngân hàng nhà nước cho biết.29

Để thực hiện theo đúng những đường lối mà mình đã đặt ra, ngân hàng nhà nước phải phối hợp cùng các tổ chức tín dụng đẩy mạnh việc cho vay theo hướng an toàn. Từ những thực tiễn như trên, ngân hàng nhà nước cùng với quyền lực của mình đã đặt trọng tâm cho vay một cách an toàn, khả năng thu hồi cao, từ đó mà số lượng các hợp đồng tín dụng có bảo đảm dần tăng lên về số lượng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong tổng dư nợ của toàn nền kinh tế có 72%

dư nợ có tài sản bảo đảm, trong đó 66% là bất động sản, trong 4,9% nợ xấu theo báo cáo của các ngân hàng có trên 80% nợ xấu này có tài sản bảo đảm và trong số này có 57% là bất động sản. 30

Vậy, giải pháp nào cho bài toán nợ xấu, tài sản bảo đảm khó xử lý?

VAMC được biết đến với tên gọi công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ra đời và hoạt động dựa trên nghị định 53/2013/nđ-cp nghị định về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

VAMC là giải pháp nhằm xử lý các khoản nợ xấu, bằng hoạt động của mình VAMC mua nợ xấu của các tô chức tín dụng, thu hồi đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản đảm bảo. Ra đời từ năm 2013, sau bốn năm hoạt động, VNMC, Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, với số vốn điều lệ 500 tỉ đồng, đã phải đối mặt với một khối nợ xấu khổng lồ, theo các ước tính lên đến 600.000 tỉ đồng. Hầu hết khoản nợ xấu VAMC mua từ các tổ chức tín dụng đều có tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tài sản hình thành từ vốn vay, kể cả bất động sản, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, dự án, trái phiếu doanh nghiệp.31

29 Nguyễn Thị Hồng, “Biện pháp bảo đảm còn nhiều hạn chế”, Nguồn: https://dantri.com.vn/ba-nguyen-thi- hong.tag, bài viết https://dantri.com.vn/kinh-doanh/nhan-dien-5-ngan-hang-tai-co-cau-trong-nam-2017- 20170104104205169.htm

30 Phùng Minh Huy, Tạp chí tài chính, bài viết “Tài sản bảo đảm, nút thắt nền kinh tế”, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nut-that-tai-san-bao-dam-47979.html

31 Lê Thanh, “Toàn cảnh mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC”, Tuổi trẻ online, Nguồn: https://tuoitre.vn/toan- canh-mua-ban-xu-ly-no-xau-cua-vamc-20171004104741913.htm

37

Theo số liệu báo cáo tại hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2018 của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, năm 2018, VAMC đặt kế hoạch xử lý 140.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua, chiếm hơn 45%

tổng dư nợ gốc nội bảng (307.932 tỷ đồng). Việc mua nợ xấu theo giá trị thị trường tối thiểu 6.600 tỷ đồng.

Kể từ khi thành lập tháng 10/2013 - 31/12/2017, công ty đã mua 26.221 khoản nợ của 16.269 khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ gốc nội bảng tính đến hết năm 2017 là 307.932 tỷ đồng, giá mua nợ là 277.755 tỷ đồng.

Năm 2017, VAMC đã mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) với giá mua là 31.831 tỷ đồng. Thu hồi 30.700 tỷ đồng. Về mua nợ theo giá thị trường trong năm 2017, VAMC đã mua nợ là 3.142 tỷ đồng.

Hình 3.1 Biểu nợ xấu được mua bởi VAMC

Nguồn: Lê Thành – Báo Tuổi Trẻ

38

Có thể nói VAMC là một công cụ cứu trợ mới của các tổ chức tín dụng, nó đóng một vai trò quan trọng.

VAMC là công cụ đặc biệt của Nhà nước trong xử lý nợ xấu và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các TCTD. Hoạt động của VAMC không vì mục tiêu lợi nhuận. Theo đó, VAMC có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phối hợp với TCTD duy trì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ở mức an toàn, bền vững (dưới 3% tổng dư nợ) theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; phối hợp với TCTD để triển khai các biện pháp xử lý nợ trong khuôn khổ các quy định pháp luật hiện hành như cơ cấu nợ, bán nợ, bán TSBĐ... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

VAMC giữ vai trò là trung tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường nợ, khi đã có nền tảng pháp lý cơ bản để thúc đẩy hoạt động mua, bán nợ theo giá trị thị trường. Theo đó, công ty sẽ kinh doanh dịch vụ mua bán nợ/tài sản bảo đảm; môi giới, tư vấn mua bán nợ, tài sản; là trung tâm cung cấp thông tin về nợ xấu của Việt Nam; quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản liên quan đến nợ xấu.

Tuy nhiên, VAMC cũng chỉ dừng lại ở việc giải quyết những hậu quả. Và sẽ có những hậu quả không thể khắc phục và dù có khắc phục cũng không triệt để lại tiêu tốn nhiều thời gian, công sức. Vì thế mà, bên cạnh việc phát huy những thuận lợi mà VAMC đem lại thì cũng cần có các giải pháp phòng ngừa nợ xấu ngay

Hình 3.2 Tình hình xử lý nợ của VMAC từ 2015 - 2017

Nguồn: VAMC

39

từ ban đầu. Nâng cao chất lượng pháp luật về biện pháp là một trong số những giải pháp thiết thực nhất.

Đăng ký giao dịch bảo đảm, thước đo giá trị hiệu lực

Đăng ký giao dịch bảo đảm là một trong những nội dung quan trọng của nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng. Nó hàm chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt, là một bộ phận không thể thiếu trong bảo đảm tiền vay.

Thực tế giải quyết tranh chấp, tòa án xem xét nhiều khía cạnh, nhưng để xác định thời điểm có hiệu lực của biện pháp bảo đảm cũng như hiệu lực đối kháng với người thứ ba, cơ sở đầy đủ nhất chính là hợp đồng bảo đảm và thời điểm các bên đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền.

Khi nhận tài sản làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, Ngân hàng luôn phải xác định, đối với những tài sản bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm, cần tiến hành các thủ tục để đăng ký giao dịch bảo đảm ngay lập tức, hiện tại việc đăng ký giao dịch bảo đảm đang được thực hiện bởi văn phòng đăng ký tại Sở tài nguyên môi trường của các tỉnh, thành phố trên cả nước đối với tài sản là bất động sản, còn đăng ký thế chấp đối với tài sản là động sản thì thường là đăng ký tại Cục đăng ký giao dịch bảo đảm.

Xử lý tài sản bảo đảm được xác lập dựa trên thỏa thuận trong hợp đồng, quan trọng nhất nó chính là quyền dân sự của ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

Vì thế, mặc dù pháp luật cho phép bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo giao dịch bảo đảm đã giao kết, nhưng khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm phải phụ thuộc nhiều vào ý chí của chủ sở hữu, gây khó khăn cho bên nhận bảo đảm trong quá trình xử lý.

Chúng ta đã biết, ngân hàng áp dụng các biện pháp bảo đảm để đảm bảo khách hàng có đủ khả năng thanh toán nghĩa vụ khi đến hạn, nếu không ngân hàng có toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ. Nhưng thực tiễn lại cho thấy rằng với cơ chế pháp luật như hiện nay, xử lý tài sản bảo đảm không hề dễ dàng với các ngân hàng.

40

Bảo đảm bằng thế chấp bất động sản, chưa thật sự chặt chẽ

Từ các quy định pháp luật tới thực tiễn, gặp phải những khó khăn vướng mắc nhất định. Những khó khăn này phần lớn xoay quanh các vấn đề về thế chấp tài sản là bất động sản. Trên thực tế để một bất động sản trở thành tài sản đảm bảo tiền vay phải đáp ứng những điều kiện tại điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:

Một là, phải giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Hai là, phải là đất không có tranh chấp;

Ba là, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

Cuối cùng là, phải trong thời hạn sử dụng đất.

Bên cạnh đó còn có các quy định về hình thức, như quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 là hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được công chứng và chứng thực. Đặc biệt biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai thì mới có hiệu lực và hiệu lực được tính từ thời điểm biện pháp được ghi vào sổ địa chính.

Thêm vào đó, các quy định về tài sản riêng, tài sản chung còn quá ít. Khiến các thẩm phán gặp nhiều khó khăn khi phải giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tài sản chung hợp nhất của hộ gia đình, tài sản chung theo phần trong thừa kế khi các tài sản dạng này được sử dụng làm tài sản bảo đảm. Đối với pháp luật về dân sự mà nói, hàng ngày có rất nhiều vấn đề “chưa được chạm mặt, đặt tên” xuất hiện. Nếu không nhanh chóng có giải pháp hoàn thiện cơ cấu pháp lý sẽ còn gây nhiều khó khăn, cản trở nền tư pháp nước nhà.

Như vậy, điều kiện của một bất động sản cụ thể là quyền sử dụng đất được trở thành tài sản bảo đảm cũng như hiệu lực của một giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất là vô cùng nghiêm ngặt. Điều này đã gây hạn chế rất nhiều trong quá trình vay vốn của các tổ chức, cá nhân. Bởi, pháp luật về đất đai tại Việt Nam mới phát triển những năm gần đây. Có những quy định vẫn chưa thật sự hoàn thiện, chưa giải quyết được các vấn đề đất đai mang tính lịch sử với hai lần quốc hữu hóa đất đai còn nhiều vấn đề vẫn còn đang bỏ ngỏ. Nhiều trường hợp, có quyền sử dụng đất, nhưng không đáp ứng được điều kiện trở thành tài sản bảo đảm. Như vậy, hiện

41

tại vẫn còn nhiều bất cập xoay quanh thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp bảo đảm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)