Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng tín dụng về áp dụng biện pháp bảo đảm, xử lý tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Pháp luật về biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng (Trang 46 - 52)

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

2.1 Thực trạng của Biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng

2.1.2 Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng tín dụng về áp dụng biện pháp bảo đảm, xử lý tài sản đảm bảo

Khái niệm tranh chấp hợp đồng tín dụng

Trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm lên thực tiễn dẫn đến tranh chấp là một xu thế tất yếu. Thậm chí, tranh chấp hợp đồng tín dụng còn là một trong những dạng tranh chấp phổ biến hiện nay. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân, giữ gìn an ninh cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng.

Căn cứ vào thực tế xử lý nợ xấu, các tổ chức tín dụng thường không ưa thích việc khởi kiện các khách hàng ra Tòa án để thu hồi nợ. Bởi lẽ, các vụ kiện thường tiêu tốn thời gian dài, chi phí lớn nhưng lại bộc lộ rõ những yếu kém trong cơ chế hoạt động hiện tại của các ngân hàng.

Năm năm trở lại đây, số lượng vụ án kinh doanh thương mại nhất là tranh chấp hợp đồng tín dụng được đưa ra giải quyết tại Tòa án gia tăng và có chiều hướng ngày càng phức tạp, gây khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp này ở Tòa án.

Có thể định nghĩa rằng, “tranh chấp HĐTD là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong HĐTD giữa tổ chức tín dụng và bên vay.

Phân loại tranh chấp hợp đồng tín dụng

Có nhiều dạng tranh chấp HĐTD như tranh chấp về hành vi vi phạm nghĩa vụ của một hoặc các bên trong hợp đồng; tranh chấp về việc thực hiện biện pháp bảo đảm đối với HĐTD có bảo đảm bằng tài sản; tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng; tranh chấp về định giá, xử lý tài sản bảo đảm đối với những HĐTD có bảo đảm bằng tài sản và tranh chấp về pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTD.

42

Nếu phân loại, dựa vào chủ thể và mục đích vay thì tranh chấp hợp đồng tín dụng sẽ được chia làm hai loại: một là tranh chấp dân sự khi bên vay vốn là hộ gia đình, cá nhân hay tổ chức không có đăng ký kinh doanh và không có mục đích lợi nhuận; hai là Tranh chấp kinh doanh - thương mại khi bên vay vốn là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận. Tùy vào từng loại mà phương thức giải quyết tranh chấp sẽ có khác biệt.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Tại Việt Nam hiện có bốn phương thức giải quyết tranh chấp: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.

Phương thức thương lượng và hòa giải được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch dân sự khi mà sự thỏa thuận của các bên được xem là nền tảng cho mọi hoạt động của tố tụng về dân sự. Tuy nhiên hai biện pháp này lại không giải quyết được những tranh chấp xuất hiện trong quan hệ về tín dụng. Bởi, đối với các dạng quan hệ này, những tranh chấp này là những mâu thuẫn sâu sắc, phức tạp nên không thể giải quyết thông qua hòa giải hay thương lượng.

Một phương thức được sử dụng khá phổ biến đó là giải quyết thông qua trọng tài thương mại. Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại khắc phục được những yếu điểm của giải quyết tại tòa án. Giải quyết thông qua trọng tài thương mại là phương thức giúp tiết kiệm thời gian, cũng như đảm bảo tính bảo mật cho các tranh chấp giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường. Tuy nhiên đây không phải là phương thức tối ưu nhất cho các tranh chấp phát sinh trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Bởi những phán quyết của trọng tài tuy có tính chung thẩm, nhưng thi hành lại vô cùng khó bởi Trọng tài thương mại không mang tính quyền lực nhà nước, không thể đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của bên được thi hành án.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án là hình thức phổ biến nhất mà các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định.

Những ưu điểm nổi bật khi giải quyết tranh chấp về tín dụng tại Tòa án:

Đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết

43

buộc các bên có nghĩa vụ thi hành. Vì vậy, quyết định của Tòa án có tính cưỡng chế cao, quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án. Mặt khác, chi phí giải quyết tranh chấp bằng Tòa án ít hơn nhiều so với chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

Tuy vậy, việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD bằng con đường Tòa án cũng có những nhược điểm nhất định so với các hình thức khác như: Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án thường dài hơn so với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại; nguyên tắc xét xử công khai tại Tòa án có thể làm sụt giảm uy tín của các bên trên thương trường… Đặc biệt, bản án của Tòa án không giống như phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm theo đó, bản án xét xử xong chưa được thi hành ngay mà các bên có quyền kháng cáo hoặc có thể bị kháng nghị nên thời gian kéo dài ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các bên.

TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp phát sinh từ HĐTDNH mà không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, hay cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, tức là tranh chấp phát sinh từ không có yếu tố nước ngoài.

TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, hay cần uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Việt Nam ở nước ngoài, tức là tranh chấp phát sinh từ HĐTDNH có yếu tố nước ngoài.

Thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTD tại tòa án gồm giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án, hoà giải và chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm.

Theo thống kê, số lượng tranh chấp giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn hiện nay còn khá cao so với các loại tranh chấp hợp đồng khác được giải quyết tại tòa án. Từ năm 2013 đến tháng 6/2016, tổng số thụ lý tranh chấp HĐTD trên tổng số án kinh doanh, thương mại là 420/862 chiếm 48,7%, tổng số giải quyết án tranh chấp HĐTD trên tổng số tranh chấp kinh doanh thương mại là 308/736 chiếm 41,8%.

44

Trong số các tranh chấp kinh doanh thương mại, tranh chấp phát sinh từ HĐTD chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vụ án đã thụ lý và giải quyết. Sự gia tăng này một mặt phản ánh đúng thực trạng tranh chấp hiện nay.

Vụ án Kinh doanh thương mại tranh chấp hợp đồng tín dụng căn cứ bản án số 03/2018 KDTM-ST; biện pháp bảo đảm bằng thế chấp32

Trong ngày 17 tháng 10 năm 2018 tại trụ sở tòa án nhân dân huyện Long Hồ, tĩnh Vĩnh Long xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 09/2018/TLST- KDTM ngày 31 tháng 7 năm 2018 về tranh chấp Hợp đồng tín dụng theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 231/2018/QĐXX-ST ngày 28 tháng 9 năm 2018 giữa các đương sự.

Nội dung vụ án như sau:

Nguyên đơn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khởi kiện bị đơn bà Nguyễn Thị Yến C vi phạm nghĩa vụ đối với hợp đồng tín dụng 304-LAV20160736. Hợp đồng tín dụng trên được ký kết vào ngày 28 tháng 10 năm 2016 với mục đích sử dụng nguồn vốn là mua bán phụ liệu ngành tóc và mỹ phẩm, với thời hạn vay là 12 tháng. Về lãi suất, lãi suất trong hợp đồng tín dụng trên được xác định theo từng thời điểm nhận nợ: lãi suất 9,5%/năm và 14,25%/năm đối với lãi suất quá hạn.

Đối với biện pháp bảo đảm tiền vay: hợp đồng tín dụng trên được bảo đảm bởi hình thức bảo đảm là thế chấp Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và ông Trương Quang H, bà Nguyễn Thị Yến C đã ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 7304-LCL-201604266. Theo hợp đồng trên tài sản bảo đảm gồm: quyền sử dụng đất số BI 36926, diện tích 620,5m2, thửa đất số 2018 tờ bản đồ số 5 loại đất ở nông thôn cùng tài sản gắn với đất là căn nhà cấp 4- diện tích 346,4m2, diện tích xây dựng 173,3m2, 2 tầng tại địa chỉ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Đức huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.

Ngân hàng đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu bà C thực hiện đúng nghĩa vụ của mình khi hợp đồng tín dụng đến hạn thanh toán. Nhưng, ông H và bà C không thực hiện việc trả nợ gốc và lãi. Tính đến ngày 21/6/2018 tổng dư nợ của bà C tạm

32 https://congbobanan.toaan.gov.vn/0t15at1cvn1/Tra-cu-ban-an

45

tính như sau: gốc 2,7 tỷ, nợ trong hạn: 303.525.000 đồng và nợ lãi quá hạn:

86.212.500 đồng.

Khởi kiện tại tòa án, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Long Hồ, Vĩnh Long đã yêu cầu Bà Nguyễn Thị Yến C và ông Trương Quang H có trách nhiệm trả Ngân hàng số tiền: gốc 2,7 tỷ đồng, nợ trong hạn 303.525.000đ và nợ lãi quá han: 86.212.500đ. Tiếp tục tính lãi phát sinh theo mức thỏa thuận lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngày 28/10/2016, kể từ ngày tiếp theo của ngày tòa án quyết định cho đến ngày thực tế bà C và ông H trả hết nợ gốc.

Tòa đã tuyên bản án với những nội dung như sau: Tuyên chấp nhận yêu cầu khỏi kiện của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Buộc ông H bà C phải có trách nhiệm trả cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn số tiền tổng cộng là 3.134.100.000đ. Trong trường hợp ông H và bà C không trả cho ngân hàng số tiền trên thì cơ quan chức năng được quyền phát mãi tài sản thế chấp.

Hợp đồng tín dụng trên, dù là hợp đồng giữa ngân hàng và các nhân nhưng mục đích của hợp đồng lại hướng tới lợi nhuận nên nhìn chung nó vẫn được xếp làm tranh chấp kinh doanh thương mại. Ngoài ra, vụ án trên còn thể hiện các vấn đề rất đặc trưng, cơ bản của một vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng. Cụ thể là:

Thứ nhất, hợp đồng tín dụng trên ngày từ đầu đã xác định mục đích sử dụng vốn vay cũng như thời hạn vay. Có thể thấy rằng đây là những nội dung quan trọng trong hợp đồng tín dụng

Thứ hai, vấn đề về lãi suất trong hợp đồng tín dụng.

Theo BLDS 2015 các thỏa thuận về lãi suất trong hợp đồng tín dụng không được vượt quá 20%, tức là mức cao nhất chỉ có thể là 20%/năm và xấp xỉ 1,7%/tháng. Nếu lãi suất được quy định trong hợp đồng cao hơn mức trần được quy định thì mức vượt quá không có hiệu lực.

Trong hành chính, cho vay lãi cao vượt quá quy định của pháp luật có thể là hành vi dẫn đến việc bị xử phạt hành chính với số tiền phạt lên đến mười lăm triệu đồng.33

33 Điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình

46

Trong hình sự, theo khoản 1 Điều 201 Bộ Luật Hình sự 2015 được hoàn thiện bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017, nếu một giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ Luật Dân sự sẽ chịu hình phạt và hình phạt nặng nhất có thể lên đến 03 năm cải tạo không giam giữ. Có thể thấy rằng, lãi suất trong hợp đồng tín dụng cũng có thể là yếu tố dẫn đến trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, như đã phân tích ở chương 1, biện pháp bảo đảm có thể được thể hiện trong hợp đồng hoặc được lập thành một hợp đồng riêng biệt. Trong vụ án trên, rõ ràng đã có sự xuất hiện của một hợp đồng bảo đảm riêng với biện pháp bảo đảm là thế chấp bất động sản.

Thứ tư, theo như bản án đã tuyên, bà C có nghĩa vụ trả gốc và lãi cho ngân hàng, nếu không tài sản thế chấp sẽ bị phát mãi để thay thế cho nghĩa vụ trên.

Từ thực tiễn của vụ án trên có thể nhận thấy nhiều yếu kém trong cơ chế thực thi pháp luật về hợp đồng tín dụng. Bắt nguồn từ việc người dân có kiến thức về pháp luật quá kém dẫn đến việc họ không thể bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp cho chính bản thân mình đó là yếu tố chủ quan. Yếu tố khách quan thể hiện ở việc, trong quá trình giải quyết tranh chấp, do việc nghiên cứu tài liệu, chứng cứ không đầy đủ, rõ ràng, đánh giá chứng cứ không đúng với sự thật khách quan…

dẫn đến nhiều phiên toà vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và kết quả là bản án được tuyên bị huỷ vì vi phạm thủ tục tố tụng; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Toà án còn nhiều hạn chế…

Những khuyết điểm, tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó về nguyên nhân khách quan do số lượng các vụ án ngày càng tăng, tính chất ngày càng phức tạp, trong khi một số quy định của pháp luật còn nhiều bất cập nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc chậm được hướng dẫn áp dụng.

Trên thực tế để bảo đảm cho một hợp đồng tín dụng, các bên có thể thỏa thuận sử dụng nhiều hơn một biện pháp bảo đảm. Hiện nay vẫn còn một số những vướng mắc đối với các ngân hàng thương mại trong việc xác định các biện pháp bảo đảm phù hợp nhằm thực thi quyền đòi nợ của mình đối với khách hàng trong quan hệ vay vốn.

47

Một phần của tài liệu Pháp luật về biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)