Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
2.2 Bất cập còn tồn tại trong thực hiện biện pháp bảo đảm và kiến nghị hòa thiện pháp luật về bảo đảm
2.2.2 Kiến nghị hoàn thiện
Khó có thể chối bỏ rằng Việt Nam hiện đang có nền pháp luật khá hoàn thiện kể cả về hình thức lẫn nội dung. Ra đời muộn hơn các hệ thống pháp luật phát triển như Common Law, Civil Law chúng ta đã kế thừa được rất nhiều quy định vô cùng hay và thiết thực.
Bộ Luật Dân sự 2015 hiện là luật dân sự mới nhất của Việt Nam, có thể nói các quy định về biện pháp bảo đảm trong BLDS 2015 đã hoàn thiện hơn rất nhiều cùng với đó, nó có cả một hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành từ Chính phủ. Giúp cho việc tiếp cận pháp luật vô cùng dễ dàng.
Thêm vào đó, quan hệ pháp luật ngân hàng đã xuất hiện từ lâu nên cơ cấu pháp luật của nó đã có nền tảng vững vàng. Việt Nam cần phát huy dựa trên nề tảng đó áp dụng với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay.
Mặt khác, phải kể đến yếu tố về con người. Hiện nay, thẩm phán Việt Nam có trình độ chuyên môn cao, được rèn luyện tư chất, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, trách nhiệm tốt. Đã góp một phần to lớn đem lại công bằng, dân chủ, văn minh. Cần có sự phát huy những thế mạnh hiện có để hoàn thiện hơn cơ chế bảo đảm trong hợp đồng tín dụng.
Tuy nhiên bên cạnh những tích cực cũng có tiêu cực. Hiện con số nợ xấu theo công bố của NHNN rơi vào khoản 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ).
Điều này không chỉ chứng minh rằng các tổ chức tín dụng hoạt động không những kém hiệu quả mà còn dấu hiệu cố tình che giấu nợ xấu.36
Mà một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu chủ yếu là do biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Vì vậy theo tác giả pháp luật về biện pháp bảo đảm cần phải được hoàn thiện hơn nữa. Thông qua một vài kiến nghị sau.
Hoàn thiện các quy định pháp luật của biện pháp bảo đảm
36 Theo Luật sư Trần Minh Hải, Hiểu nghề giữ nghiệp, tr.207
53
Từ thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại còn nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý và áp dụng pháp luật, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường bảo vệ quyền lợi cho các bên, cụ thể:
Thứ nhất, sửa đổi các quy định về cầm cố tài sản. Điều 10 của Luật Nhà ở năm 2014 cần được sửa đổi, theo hướng mở rộng cả quyền cầm cố nhà ở cho chủ sở hữu, đồng thời quy định chi tiết về cầm cố nhà ở. Tương tự, tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 cũng cần sửa đổi theo bằng việc cho phép các chủ thể có quyền sử dụng đất làm tài sản cầm cố.
Ngoài ra, các loại tài sản đặc biệt như tàu bay, tàu biển cần thống nhất trong việc áp dụng biện pháp cầm cố hay thế chấp. Nếu những thay đổi này được tiến hành, sẽ kích thích hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại hơn nữa.
Trong Bộ luật Dân sự 2015 cần bổ sung Điều luật liên quan đến quyền tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Theo đó, tại các văn bản hướng dẫn cần có quy định cụ thể các biện pháp đảm bảo đối với quyền tài sản theo hướng cụ thế hóa quyền tài sản có thể được đảm bảo dưới hình thức cầm cố, thế chấp hay biện pháp khác khi áp dụng vào thực tiễn các cán bộ ngân hàng thực hiện thống nhất và có cơ sở.
Thứ hai, về định giá tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản. Cần thống nhất cơ sở xác định giá bất động sản theo hướng hình thành những căn cứ nhất định, chứ không để xác định một cách “tràn lan”.
Xác định giá cho bất động sản nên theo “khung giá do Nhà nước quy định”
làm tiêu chí đầu tiên, sau đó mới xét các tiêu chí khác. Đó là thước đo để các ngân hàng áp dụng tránh trường hợp duy ý chí, gây thiệt hại cho các bên làm ảnh hưởng đến tiến độ giao kết hợp đồng tín dụng.
Thứ ba, cần xây dựng Luật đăng ký giao dịch bảo đảm thống nhất. Việc xây dựng và ban hành Luật đăng ký giao dịch đảm bảo là cần thiết nhằm đạt các mục tiêu sau: Thống nhất pháp luật trong lĩnh vực đăng ký giao dịch đảm bảo. Hủy bỏ những quy định không còn phù hợp và đã hết hiệu lực trong pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Bổ sung những quy định cần thiết, phù hợp với thực tiễn khách
54
quan của đời sống kinh tế, xã hội. Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, do các quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm được thể hiện ở các văn bản pháp luật khác nhau thuộc các ngành luật khác nhau, do đó việc xuất hiện Luật đăng ký giao dịch bảo đảm thống nhất là cần thiết.
Mặt khác, Luật đăng ký giao dịch bảo đảm cần quy định rõ ràng về hình thức và thủ tục đăng ký tránh phiền hà cho khách hàng đi đăng ký, tránh mất nhiều thời gian. Hiện nay, thời gian đăng ký nhanh, nhưng hủ tục hồ sơ còn quá rườm rà.
Cần cải thiện hơn nửa.37
Cần phải xây dựng được hành lang pháp lý chặt chẽ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD thực hiện các quyền lợi chính đáng của mình trong việc xử lý tài sản bảo đảm, ngoài việc kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật có liên quan.
Pháp luật cần có quy định cụ thể hơn đối với trường hợp TCTD nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ, với điều kiện cho phép TCTD được hạch toán giảm trừ nghĩa vụ nợ ngay tại thời điểm nhận gán nợ để đảm bảo thống nhất cơ chế xử lý tài sản bảo đảm đối với phương thức này.
Năm 1996, Thống đốc ngân hàng nhà nước ra Quyết định 217. Tuy hình thành khá sớm, từ năm 1996 nhưng quyết định này đã thể hiện được một cái nhìn bao quát, đầy đủ chi tiết về các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng gồm cầm cố, thế chấp và bảo lãnh. Các quy định pháp luật kế thừa lại lược bỏ là một điều khá khó hiểu. Trong tương lai, cần phải có sự kế thừa văn bản này để hoàn thiện hơn về mặt nội dung của pháp luật về biện pháp bảo đảm.
Đặc biệt, hoàn thiện pháp luật trong giải quyết tranh chấp tại tòa án Một là, cần có cơ chế xử lý mạnh tay đối với tài sản bảo đảm khi đã có quyết định, bản án thi hành án đối với những biện pháp bảo đảm này. Nhất là, cơ chế phối hợp giữa những cơ quan chức năng vẫn còn quá lỏng khiến cho quyền lợi của ngân hàng không được đảm bảo. Cụ thể là phải quy định rõ ràng, cụ thể về tính chất “bắt buộc”, cách thức tham gia của UBND cấp xã và cơ quan Công an trong
37 Vnexpress, LS Kiều Anh Vũ, “Tài sản nào cần đăng ký Giao dịch bảo đảm”, https://vnexpress.net/phap- luat/nhung-tai-san-nao-phai-dang-ky-giao-dich-dam-bao-3489319.html
55
trường hợp TCTD thu giữ tài sản bảo đảm và bên bảo đảm có hành vi chống đối, tránh tình trạng TCTD có văn bản đề nghị nhưng cơ quan chức năng từ chối không tham gia hoặc chỉ đóng vai trò chứng kiến như hiện nay.
Cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng hiệu quả hơn và thời gian được rút gọn một các tối đa hơn.
Quan trọng nhất, cần phải có một cơ chế phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tòa án, TCTD và các cơ quan đoàn thể liên quan để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng như xử lý tài sản đảm bảo một cách hoàn thiện nhất.
Hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật về Biện pháp bảo đảm trên thực tế
Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi TCTD xử lý TSBĐ theo thỏa thuận tại Hợp đồng bảo đảm;
đồng thời hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng đất khi TCTD xử lý TSBĐ.
NHNN cần ban hành hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, hạch toán trong trường hợp TCTD nhận gán nợ, cho phép các TCTD không bắt buộc phải đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản cho TCTD và được áp dụng Điều 132 Luật Các TCTD về việc nắm giữ bất động sản 03 năm để xử lý tài sản.
NHNN kiến nghị Chính phủ, Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đối với trường hợp chuyển nợ thành vốn góp không áp dụng theo quy định tại Điều 103, 129 Luật các TCTD.38
NHNN làm việc với Bộ Tư pháp và Tòa án tối cao để thống nhất hướng dẫn về việc TCTD được bán đấu giá TSBĐ, không bắt buộc bên nhận bảo đảm phải thực hiện xong thủ tục nhận bàn giao tài sản. Sau khi bán đấu giá, trường hợp bên bảo đảm không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm/TCTD hoặc người trúng đấu giá có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết việc giao tài sản bởi việc bán đấu giá
38 Tạp Chí tòa án, Đoàn Văn Ninh, “Giao dịch bảo đảm”, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/giao- di%25cc%25a3ch-ba%25cc%2589o-da%25cc%2589m-trong-ho%25cc%25a3p-dong-tin-du%25cc%25a3ng- phan-2
56
tài sản đã được tiến hành công khai, chặt chẽ tuân theo thủ tục do pháp luật quy định.39
39 Thông tin Pháp luật Dân sự, Thu Thảo Trần, “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại: Một số nhận định từ góc độ Pháp lý đến thực tiễn”,
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2011/01/19/bi%E1%BB%87n-php-b%E1%BA%A3o-
d%E1%BA%A3m-th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-nghia-v%E1%BB%A5-trong-ho%E1%BA%A1t- d%E1%BB%99ng-tn-d%E1%BB%A5ng-c%E1%BB%A7a-cc-ngn-hng-th/
57 KẾT LUẬN
Tín dụng đã ra đời từ lâu, kinh tế phát triển, tín dụng cũng theo đó mà phát triển mạnh mẽ. Xác lập hợp đồng tín dụng cùng với đó là sự xác lập các nội dung quan trọng. Biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng là bộ phận không thể thiếu trong hợp đồng tín dụng.
BLDS 2015 quy định chín biện pháp bảo đảm trong thực hiện nghĩa vụ, nhưng trong hoạt động cho vay của ngân hàng chỉ sử dụng ba biện pháp bảo đảm.
Hợp đồng bảo đảm phải được lập thành văn bản trong một số trường hợp.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của hợp đồng bảo đảm.
Bởi nếu không có hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu, khoản nợ giữa các bên sẽ được xem như một khoản nợ không có bảo đảm. Ngân hàng không thu hồi được nợ là tiền đề quan trọng dẫn đến tình trạng nợ xấu, kinh doanh của ngân hàng trở nên không có hiệu quả.
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản của bên vay hoặc của bên thứ ba. Đối với giao dịch bảo đảm trong hoạt động ngân hàng phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Thời điểm các bên đăng ký giao dịch bảo đảm cũng được tính là thời điểm có hiệu lực của giáo dịch, thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm cũng chính là thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
Xử lý tài sản bảo đảm là một quy trình được quy định vô cùng chặt chẽ, bởi xử lý tài sản bảo đảm là hậu quả pháp lý mà các bên không mong muốn. Mặt khác để bảo đảm cho quyền và lợi ích của các bên thì tài sản bảo đảm phải được xử lý theo một quy trình hợp lý tuân thủ quy định pháp luật. Thứ tự thanh toán tài sản bảo đảm khi xử lý cũng là hậu tố khiến việc đăng ký giao dịch bảo đảm trở nên cần thiết.
Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ là ba biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng.
Nếu cầm cố là việc bên cầm cố chuyển tài sản của mình cho bên nhận bảo đảm để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ, thế chấp tài sản lại là biện pháp bảo
58
đảm không có sự chuyển giao tài sản dù đang trong thời gian bảo đảm nhưng bên thế chấp vẫn có quyền sử dụng tài sản trong phạm vi nhất định.
Khác với hai biện pháp trên, bảo lãnh là một hình thức bảo đảm đặc biệt bởi bên bảo lãnh có thể có hoặc không dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nếu sử dụng tài sản để bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng thì các bên có thể thỏa thuận bảo lãnh theo hình thức cầm cố hay thế chấp.
Dù là biện pháp bảo đảm nào thì đối với quan hệ tín dụng, tài sản đảm bảo vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.
Từ thực tiễn áp dụng có thể thấy rằng còn nhiều vướng mắc, bất cập trong pháp luật về biện pháp bảo đảm. Đó là những bất cập trong cơ chế đăng ký biện pháp bảo đảm, bất cập trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án, bất cập trong quy trình xử lý tài sản đảm bảo.
Bên cạnh phát huy những thế mạnh hiện có. Thực tế cũng đặc ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết của biện pháp bảo đảm trong tương lai. Trên cơ sở cân bằng lợi ích của các bên, tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện những bất cập trong hoạt động áp dụng pháp luật của biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng.
Các giải pháp đưa ra chủ yếu xoay quanh những vấn đề về đổi mới trình tự thủ tục, về quy trình cũng như cách thức áp dụng các biện pháp bảo trong hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, cần có những cải tiến về mặt nhận thức cho các chủ thể trong hợp đồng tín dụng, đặc biệt đối với những đối tượng là cá nhân. Vì hiểu biết đối với pháp luật còn kém sẽ dẫn đến làm ảnh hưởng đến Quyền lợi chính đáng của TCTD và của cả chính họ.
Cần phải có cơ chế kiểm sát đối với các hoạt động, loại hình cho vay tự phát mới, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cả hai bên mà nhất là bên đi vay.
Cuối cùng, như đã khẳng định nhiều lần, biện pháp bảo đảm là một bộ phận không thể tách rời và là một cánh tay đắc lực cho hợp đồng tín dụng. Hiện nay, cơ chế pháp luật dành cho chế định này còn khá chung. Vì thế tác giả đề xuất cần thiết phải có một luật chuyên ngành quy định cụ thể từ bước định giá tài sản đảm bảo, đến việc đăng ký cũng như lựa chọn loại hình bảo đảm cho phù hợp nhất với khả năng của bên bảo đảm, đến quy trình xử lý tài san bảo đảm một cách nghiêm ngặt.
59
Bên cạnh đó, còn phải có các quy định về Bồi thường thiệt hại trong quá trình cầm giữ, sử dụng tài sản đang được bảo đảm tại ngân hàng.
60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các văn quy phạm pháp luật:
1. Bộ Tư Pháp (2018), Thông tư 08/2018/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, ban hành ngày 5/10/2018
2. Chính Phủ (2006), Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm, ban hành ngày 29/12/2006
3. Chính Phủ (2012), Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, ban hành ngày 22/01/2012
4. Chính Phủ (2017), Nghị định 102/2017/NĐ-CP về Đăng ký biện pháp bảo đảm, ban hành ngày 01/09/2017
5. Công bố bản án (2018), Bản án số 03/2018/KDTM-ST về tranh chấp hợp đồng tín dụng, Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta191397t1cvn/chi-tiet- ban-an
6. Công bố bản án (2018), Bản án số 08/2018/KDTM-ST, Tranh chấp hợp đồng tín dụng, thế chấp. Nguồn:https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta219462t1cvn/chi- tiet-ban-an
7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 20/11/2014
8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2018), Chỉ thị 05/CT-NHNN năm 2018 về tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 17/09/2018
9. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật số 46/2010/QH13 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật số 45/2013/QH13 Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật số 65/2014/QH13 Luật nhà ở 2014 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật số 66/2014/QH13 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.