Bất cập tồn tại trong pháp luật về Biện pháp bảo đảm trong Hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng (Trang 52 - 57)

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

2.2 Bất cập còn tồn tại trong thực hiện biện pháp bảo đảm và kiến nghị hòa thiện pháp luật về bảo đảm

2.2.1 Bất cập tồn tại trong pháp luật về Biện pháp bảo đảm trong Hợp đồng tín dụng

Bất cập trong các quy định pháp luật về Biện pháp bảo đảm

Các biện pháp bảo đảm đều hướng đến mục tiêu duy nhất đó là bảo đảm tiền vay. Để bảo vệ quyền cho TCTD, các biện pháp bảo đảm phải càng chặt chẽ.

Nhưng hiện tại nhiều quy định còn quá cứng nhắc, ngăn cản quá nhiều quyền của người đi vay.

Ở biện pháp cầm cố thì phải chuyển giao hoàn toàn tài sản cho TCTD khiến cho việc khai thác lợi ích từ tài sản cầm cố bị giới hạn làm suy giảm khả năng trả nợ của bên vay vốn.

Đối với vấn đề đất đai hình thành trước năm 1993, do cơ chế hoàn thiện pháp luật về đất đai qua nhiều thời kỳ tại Việt Nam còn nhiều thiếu sót, tranh chấp về đất đai có thể kéo dài đến hàng chục năm mà chưa được giải quyết hoặc chủ sở hữu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng pháp luật về đất đai lại có quy định bắt buộc rằng đất đai muốn thực hiện thế chấp, cầm cố thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, quyền được sử dụng tài sản để vay vốn tại ngân hàng của chủ sở hữu đã bị xâm phạm nghiêm trọng. Hơn thế nữa, đây là lỗi trong cơ chế quản lý và ban hành pháp luật của chính phủ chứ không phải là lỗi đến từ bản thân người dân.

Đối với biện pháp bảo đảm bằng bảo lãnh. Pháp luật đối với biện pháp này còn quá đơn giản, thực chất bảo lãnh là biện pháp bảo đảm có tính chất phức tạp nhất so với hai biện pháp còn lại. Những quy định về pháp luật hiện nay còn quá chung chưa thể đáp ứng nhu cầu thực tế trong áp dụng cũng như giải quyết tranh chấp có liên quan của biện pháp bảo đảm bằng bảo lãnh.

Đối với biện pháp bảo đảm bằng thế chấp. Đặc trưng của biện pháp này phụ thuộc rất nhiều vào quyền của bên bảo đảm với TCTD, điều này tuy bảo vệ được cho quyền của TCTD nhưng lại vô tình hạn chế phạm vi các đối tượng được thế chấp. Khiến khả năng huy động vốn của các cá nhân tổ chức bị hạn chế rất nhiều.

Cần có sự cải tiến về mặt pháp luật đối với các biện pháp bảo đảm bằng thế chấp.

48

Đăng ký biện pháp bảo đảm là một hành vi pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động tín dụng. Việc pháp luật rút ngắn thời gian xem xét chấp nhận biện pháp bảo đảm là vô cùng cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong HĐTD. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, khi thời gian này càng nhỏ thì sức ép dành cho các cơ quan nhà nước là khá lớn trong việc xác định các yếu tố của tài sản. Từ đó không tránh khỏi xảy ra sai sót không đáng có.

Mặt khác, hoạt động của cơ quan nhà nước liên quan đến tài sản đảm bảo còn mang tính đóng quá lớn, cá nhân người dân khó mà tiếp cận đến nguồn thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của mình.

Trong giải quyết tranh chấp trong hợp đồng tín dụng tại tòa án

Điều 301 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: “Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này. Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.

Do vậy kể từ ngày 01/01/2017, TCTD khi xử lý tài sản bảo đảm không được thực hiện thu giữ tài sản mà phải yêu cầu Tòa án giải quyết. Với cơ sở pháp lý như trên, nếu không có cơ chế đồng bộ về thủ tục tố tụng rút gọn, quy định này sẽ tạo ra rào cản đối với hoạt động xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, các vụ việc giải quyết quan hệ tín dụng sẽ phải thông qua con đường Tòa án trong khi hệ thống Tòa án đang quá tải, thủ tục kéo dài và chưa thực sự hiệu quả. Thực tế, phải mất 2 – 3 năm mới có thể giải quyết được một vụ án tranh chấp về hợp đồng tín dụng.34

Khi một hợp đồng tín dụng xảy ra tranh chấp, các tranh chấp đó có thể là tranh chấp về xử lý tài sản đảm bảo, tranh chấp về phạm vi bảo lãnh, tranh chấp quyền đối với tài sản bảo.

Đối với tranh chấp tài sản bảo đảm tùy từng biện pháp mà cách thức xử lý tài sản đảm bảo cũng khác nhau, nhưng chung quy ngân hàng phải cầm giữ được tài sản đó thì mới tiến hành xử lý được. Biện pháp bảo đảm bằng thế chấp thường là chủ thể chính dẫn đến các tranh chấp về xử lý tài sản đảm bảo nhất là thế chấp bằng

34 Tạp chí Công Thương, Đỗ Thị Hồng Hạnh, "Giải quyết tranh chấp về Hợp đồng tín dụng”

http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-quyet-cac-tranh-chap-ve-hop-dong-tin-dung-50049.htm

49

bất động sản. Bên cầm giữ tài sản thường cố tình gây khó dễ cho ngân hàng. Từ đó dẫn đến việc ngân hàng phải tiến hành khởi kiện tại tòa án để thực hiện quyền của mình.

Đối với các tranh chấp về phạm vi bảo lãnh thường bắt nguồn từ việc các bên không xác định phạm vi bảo lãnh ngay từ ban đầu, hoặc phạm vi bảo lãnh đã xác định nhưng bị tuyên vô hiệu, hoặc xác định sai phạm vi bảo lãnh. Đây là loại tranh chấp vô cùng phức tạp bởi thời điểm các bên giao kết hợp đồng bảo đảm bằng bảo lãnh đã lâu, tòa án khó mà xác định ý chí từ ban đầu của các bên. Thêm vào đó, đây là quan hệ giữa nhiều chủ thể nên việc giải quyết phải tốn nhiều thời gian.

Theo pháp luật về dân sự, tài sản không chỉ là sở hữu riêng mà còn có thể là tài sản sở hữu chung. Sở hữu chung thì còn chia thành sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hợp nhất. Ngoài ra tài sản còn có thể là tài sản hình thành từ thừa kế, từ quan hệ tặng cho tài sản, quan hệ mua bán, tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được phân chia khi ly hôn. Như vậy, quan hệ về tài sản là dạng quan hệ pháp luật vô cùng phức tạp. Thực tế cũng cho thấy rằng việc xác định quan hệ sở hữu khi giải quyết tranh chấp có liên quan đến tài sản đảm bảo là vô cùng khó khăn. Trong nhiều trường hợp, hợp đồng bảo đảm có thể bị tuyên vô hiệu, như vậy các khoản vay tín dụng được nó bảo đảm sẽ trở thành khoản vay không có bảo đảm. Từ đó, khả năng ngân hàng thu hồi được khoản nợ trên là vô cùng khó khăn.35

Mặt khác, bản thân các hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập. Chẳng hạn thời hạn giải quyết tranh chấp thường kéo dài rất lâu, làm ảnh hưởng rất nhiều tới quyền và lợi ích chính đáng của các bên.

Bất cập trong việc áp dụng pháp luật

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 NĐ 163, TCTD có quyền thu giữ TSBĐ trong trường hợp bên giữ TSBĐ không giao tài sản theo thông báo của TCTD. Ngoài ra, NĐ 163 và TTLT 16 cũng quy định trong trường hợp bên giữ TSBĐ có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng thì TCTD có quyền yêu cầu UBND cấp xã và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ TSBĐ phối hợp, hỗ trợ trong quá trình tiến hành thu giữ.

35 Tạp chí Công Thương, Đỗ Thị Hồng Hạnh, "Giải quyết tranh chấp về Hợp đồng tín dụng”

http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-quyet-cac-tranh-chap-ve-hop-dong-tin-dung-50049.htm

50

Thực tế, hầu như các trường hợp TCTD thực hiện quyền thu giữ TSBĐ đều gặp phải sự cản trở, chống đối từ bên giữ tài sản, bởi lẽ nếu có thiện chí thì bên giữ tài sản đã phối hợp với TCTD để xử lý TSBĐ hoặc giao tài sản khi nhận được thông báo của TCTD. Trong khi đó, mặc dù theo quy định của pháp luật thì UBND cấp xã và cơ quan Công an có trách nhiệm bảo đảm cho TCTD thực hiện quyền thu giữ TSBĐ trong trường hợp bên giữ tài sản cản trở, chống đối nhưng sự tham gia của các cơ quan này chưa thực sự phát huy hiệu quả, luôn chỉ mang tính chất chứng kiến. Vì vậy, để thực hiện được quyền thu giữ TSBĐ theo quy định của pháp luật, TCTD vẫn phải phụ thuộc và trông chờ vào sự hợp tác, ý chí chủ quan của bên giữ tài sản do không có bất kỳ một cơ chế, chế tài nào để xử lý trong trường hợp bên giữ tài sản có hành vi cản trở, chống đối.

Theo quy định về xử lý tài sản đảm bảo thì ngoài có quyền đấu giá tài sản thì tổ chức tín dụng có thể bán tài sản đảm hoặc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, đối với chủ thể là chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì việc sở hữu tài sản ở Việt Nam là một nhiệm vụ bất khả thi.

Vì vậy mà các tổ chức tín dụng là chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ có thể xử lý tài sản đảm bảo theo hình thức đấu giá. Pháp luật cho họ ba quyền nhưng lại không có cơ chế đảm bảo quyền đó cho họ. Điều này có thể lý giải lý do vì sao thị trường tài chính Việt Nam là một thì trường đầy tiềm năng nhưng các nhà kinh doanh tiền tệ nước ngoài còn e ngại khi tiếp cận. Chúng ta cần có một cơ chế khắc phục những yếu điểm này.

Trong xử lý tài sản bảo đảm

Một là, khi thu giữ tài sản để xử lý. Tại Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ- CP quy định bên nhận bảo đảm có quyền thu giữ tài sản bảo đảm khi bên giữ tài sản không chịu giao tài sản bảo đảm nếu quá thời hạn bàn giao trong thông báo về xử lý tài sản bảo đảm.

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, nếu không có sự hợp tác, sự tự nguyện của bên bảo đảm trong việc bàn giao tài sản thì mọi nổ lực tiếp theo của bên nhận bảo đảm đều không thể thực hiện được. Lý do là bên nhận bảo đảm không có quyền cưỡng chế, tịch thu hay kê biên tài sản.

51

Mặt khác, cho dù pháp luật về giao dịch bảo đảm có quy định rằng bên nhận bảo đảm có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền và công an đảm bảo công tác xử lý tài sản bảo đảm nhưng không thực sự được áp dụng hiệu quả trên thực tế vì các đơn vị này cũng chỉ thực hiện các công việc có tính chất “hỗ trợ” chứ không có tính quyết định để buộc bên bảo đảm phải bàn giao tài sản cho TCTD.

Hai là, khi thực hiện xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, TCTD không thể tự thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì họ không có quyền sở hữu.

Ba là, đối với hình thức gán nợ ngân hàng và hình thức chuyển nợ thành vốn góp. Trong thực tiễn, khi thực hiện phương thức gán nợ cho TCTD, bên bảo đảm yêu cầu TCTD phải quyết toán khoản nợ ngay. Tuy nhiên, ngân hàng nhà nước lại hướng dẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản cho TCTD thì mới hoàn tất thủ tục gán nợ, dẫn đến TCTD không thể xử lý nhanh khoản nợ. Ngoài ra, các TCTD bị hạn chế, giới hạn cả về lĩnh vực và tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần. Điều này ảnh hưởng lớn tới khả năng xử lý nợ bằng giải pháp chuyển nợ thành vốn góp. Mặc dù, trên thực tế, đây là một công cụ hữu hiệu để các TCTD có thể xử lý nợ một cách hiệu quả.

Bốn là, bất cập trong phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Hiện nay phương thức bán đấu giá khi xử lý tài sản bảo đảm đã được quy định rõ và theo trình tự, thủ tục công khai. Tuy nhiên, công khai như thế nào thì pháp luật vẫn chưa đề cập đến và nếu không công khai, công bằng thì ai là người chịu trách nhiệm, chế tài như thế nào vẫn còn là vướng mắc cho đến hiện tại. Ngoài ra, việc bán đấu giá tài sản để xử lý nợ còn hạn chế do bên bảo đảm bên giữ tài sản bảo đảm không bàn giao tài sản để bán đấu giá.

Năm là, càng có nhiều quy định chồng chéo trong xử lý tài sản bảo đảm lại gây ra nhiều tranh chấp liên quan. Trường hợp tài sản được bán đấu giá trước khi bàn giao, hoặc đã bàn giao về thủ tục pháp lý nhưng không thể bàn giao thực tế dù trúng đấu giá vẫn chỉ trên lý thuyết, còn thực tế thì chưa được thực thi. Cũng chưa có cơ chế bảo vệ quyền cho người đất giá thành công.

Chẳng hạn, sau khi bán đấu giá, bên thế chấp kiện yêu cầu hủy Hợp đồng bán đấu giá, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cấp cho người mua; Bên trúng đấu giá khởi kiện vì không thể

52

bàn giao nhà đã làm thủ tục bán đấu giá phát sinh tranh chấp kéo dài, không có cơ chế buộc Bên thế chấp Bên giữ tài sản bảo đảm giao tài sản cho bên mua.

Một phần của tài liệu Pháp luật về biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)