Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý môi trường ở tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện (Trang 32 - 55)

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành theo các quy luật của thị trường, lấy tín hiệu giá cả là thông số truyền đạt thôn tin cho việc phân phối sản phẩm trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, giá cả không phản ánh đầy đủ các chi phí, lợi ích của người sản xuất hay tiêu dùng. Đó là do sự tồn tại của các ngoại ứng và các hàng hoá công cộng. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây ra sự suy thoái và ô nhiễm môi trường.

* Ngoại ứng

Ngoại ứng là tác động của hoạt động sản xuất và tiêu dùng không được phản ánh trên thị trường. Ngoại ứng có thể xuất hiện giữa những người sản xuất với nhau, giữa những khách hàng với nhau, hay giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Ngoại ứng tồn tại dưới hai dạng: ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực. Ngoại ứng tiêu cực xuất hiện khi một bên áp đặt những chi phí cho bên khác

không được phản ánh vào giá cả sản phẩm. Ngoại ứng tích cực xuất hiện khi một bên làm lợi cho bên khác.

Đa phần các hoạt động sản xuất đều gây ra ngoại ứng tiêu cực và có ảnh hưởng xấu đến môi trường, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường. Giả sử một xí nghiệp sản xuất chôn các chất thải rắn và chất thải nguy hại làm ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư khuvực lân cận nhưng nhà máy không chịu trách nhiệm về các chi phí ngoại ứng mà nó áp đặt cho cộng đồng dân cư khi đề ra các quy định sản xuất của mình. Trong trường hợp này xí nghiệp gây ra một ngoại ứng tiêu cực.

* Hàng hoá công cộng

Hàng hoá công cộng thuần tuý có hai đặc điểm: chúng là không kình địch (phi cạnh tranh) và không chuyên hữu (phi loại trừ). Tính không kình địch thể hiện ở chỗ, ở bất kỳ mức sản xuất nào, chi phí cận biên để có thêm một người sử dụng bằng 0. Điều này đối lập với hàng hoá tư nhân, khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm thì chi phí cận biên lớn hơn 0. Tính không chuyên hữu thể hiện ở chỗ, nếu như có một hàng hoá công cộng được sản xuất thì mọi người đều có quyền sử dụng nó. Do đó, thật khó hoặc không thể đòi người ta phải trả giá để sử dụng các sản phẩm không chuyên hữu.

Trên thực tế tồn tại một số hàng hoá công cộng là không chuyên hữu nhưng có tính kình địch. Ví dụ một đại dương hay một hồ lớn là không chuyên hữu, nhưng việc đánh bắt thuỷ sản là kình địch vì việc này áp đặt cái giá phải trả cho những người khác, càng nhiều người đánh bắt thì càng giảm lượng cá cho những người khác.

Một số hàng hoá công cộng là chuyên hữu nhưng không kình địch. Ví dụ, tín hiệu vô tuyến, khi tín hiệu đã được phát đi, chi phí biên để cho thêm một

người sử dụng bằng 0. Nhưng tín hiệu phát đi là chuyên hữu, bởi lẽ bằng cách thay đổi tần số tín hiệu và định ra một mã hiệu để người khác không thể thu trộm các chương trình phát truyền hình rồi thu tiền sử dụng mã hiệu ấy, một công ty vô tuyến truyền hình cóthể loại trừ một số người sử dụng.

Có những hàng hoá công cộng vừa mang tính chuyên hữu vừa mang tính kình địch, giống như một hàng hoá tư nhân. Chúng ta xem xét việc quản lý một công viên quốc gia. Công chúng có thể không dạo chơi trong công viên khi các chi phí vào cửa tăng. Việc sử dụng công viên cũng có tính kình địch, vì trong điều kiện tụ họp đông đảo, một chiếc ô tô đi vào công viên cũng có thể làm giảm hứng thú của mọi người.

* Ô nhiễm như là một ngoại ứng

Xét về mặt kinh tế, ô nhiễm môi trường phụ thuộc vào tác động của chất thải. Đó là hiệu ứng vật lý đối với sinh vật như thay đổi giống loài, giảm sút năng suất sinh học, hay là phản ứng của con người đối với tác động đó như không hài lòng, buồn phiền, lo lắng. Ví dụ, khi một nhà máy giấy hoạt động tạo ra các khí thải như SO2, CO2, H2S… và nước thải có lẫn axit HCl làm ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước khu vực lân cận. Ngoài ra còn có các chất thải rắn như bùn, vôi, sợi… làm ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng xấu đến các sinh vật và sức khoẻ của con người.

Như vậy, các ngoại ứng thể hiện ảnh hưởng của một hoạt động xảy ra bên trong một hệ sản xuất lên các yếu tố khác ngoài hệ sản xuất đó.

Các ngoại ứng tiêu cực gây tổn thất phúc lợi đối với các tác nhân khác, mà tổn thất phúc lợi đó không được đền bù thì chính nó đã gây ra chi phí bên ngoài (chi phí không phải trả tiền). Hoạt động sản xuất gây ra ngoại ứng tiêu cực và làmhn, nhưng không nhất thiết phải loại bỏ ngoại ứng tiêu cực đó, bởi lẽ sản xuất

là tất yếu của quá trình phát triển. Vấn đề đặt ra ở đây là ngoại ứng đến mức nào thì xã hội có thể chấp nhận được.

* Ngoại ứng tối ưu

Để xem xét ngoại ứng tối ưu, ta đi xem xét mối quan hệ giữ mức sản xuất Q (Q có thể coi là sản lượng của hoạt động sản xuất) và lợi nhuận biên cá nhân của hoạt động sản xuất bằng đồ thị sau:

Trên đồ thị, đường MNPB biểu thị lợi nhuận ròng, biên, cánhân, tức là lợi nhuận thu được khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Nó được xác định bằng hiệu số giữa doanh thu biên (MR) và chi phí biên (MC) cá nhân.

Trong mô hình thị trường cạnh tranh, doanh thu tăng thêm do cung ứng thêm một đơn vị sản phẩm đúng bằng giá bán đơn vị sản phẩm đó và do vậy

Hình 1.2 Xác định mức sản lượng tối ưu Lợi nhuận

Chi phí A

O Q* QP

E

B MEC

MNPB

Sản lượng Q Mức ô nhiễm

W* WP

MNPB = P - MC

Đường MNPB có dạng dốc xuống từ trái qua phải biểu thị lợi nhuận ròng, biên, cá nhân giảm dần khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Đường MNPB có thể được xác lập như sau:

Đường MEC biểu thị chi phí ngoại ứng cận biên (chi phí bên ngoài). Khi mức sản xuất Q tăng lên, chi phí này tăng lên theo tỷ lệ thuận, đường MEC dốc lên từ trái qua phải.

Giá cả

MC

MR = P

Sản lượng a

O QP

QP

O

MNPB

Sản

l

Giá cả Hình 1.3 Cách xác

lập đường MNPB

Các cá nhân trong thị trường sẽ hoạt động vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và sản xuất tại mức sản lượng Qp. Tại mức sản lượng này MNPB = 0, các cá nhân thoả mãn điều kiện để đạt lợi nhuận tối đa, tức MC = P (trong trị trường cạnh tranh hoàn hảo). Và tổng lợi nhuận (Π) là phần diện tích được giới hạn bởi trục tung, trục hoành và đường MNPB, diện tích OAQP có thể được xác định bằng công thức:

Nhưng khi các cá nhân thu được phần lợi nhuận tối đa này thì đồng thời đã áp đặt một tổng chi phí bên ngoài rất lớn, bằng diện tích hình OBQP.

Mục tiêu của xã hội là tối đa hoá hiệu số giữa tổng tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất chi phí bên ngoài (TEC), hay tối đa hoá lợi ích ròng của xã hội (NSB).

Đối với ngoại ứng tiêu cực, tổng lợi ích xã hội (TSB) bằng tổng doanh thu (TR). Nhưng tổng chi phí xã hội không đơn thuần là chi phí cá nhân cho hoạt động sản xuất (TC) mà còn bao gồm các chi phí bên ngoài (chi phí ngoại ứng) do hoạt động sản xuất đó gây ra (TEC), hay nói cách khác, chi phí của hoạt động sản xuất bao gồm cả chi phí bên trong và chi phí bên ngoài.

TSC = TC + TEC

Như vậy lợi ích ròng của xã hội bằng hiệu số giữa tổng lợi ích xã hội và tổng chi phí xã hội

NSB = TSB - TSC NSB = TSB - (TC + TEC)

NSB = TR - (TC + TEC) (vì TSB = TR) NSB = TR - TC - TEC

QP QP QP

QP

TC TR dQ MC P

MNPBdQ= − = −

=

Π ∫ ∫ ( )

0 0

) (

NSB = Π - TEC

NSB → max  dNSB/dQ = 0

 dNSB/dQ = dTR/dQ - dTC/dQ - dTEC/dQ = 0 tức là MR - MC- MEC = 0 hay MR = MC + MEC

 P = MC + MEC (CTHH) (1.1)

 P = MSC

Mặt khác, P - MC = MEC  MNPB = MEC (1.2) Trong đó: P là giá cả đơn vị sản phẩm (trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả không thay đổi khi sản lượng thay đổi)

MC: chi phí cận biên của cá nhân, là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm

MR: doanh thu biên, là doanh thu tăng thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm

MSC: là chi phí biên của xã hội khi hoạt động gây ra ngoại ứng.

Từ (1.1) và (1.2) ta có một số nhận xét sau:

1, Giá cả sản phẩm phải được lượng hoá không đơn thuần chỉ bao gồm những chi phí bên trong, hay chi phí tạo ra sản phẩm mà phải bao gồm cả những chi phí bên ngoài do hoạt động sản xuất ấy gây ra, tức phải nội hoá các chi phí ngoại ứng vào chi phí sản xuất trong quá trình định giá, để giá cả sản phẩm phản ánh đúng chi phí xã hội của quá trình sản xuất

2, Mức sản xuất tối ưu của xã hội(thoả mãn NSB max) được xác định tại Q* (trên đồ thị), tại giao điểm của đường MNPB và đường MEC, hay MNPBQ* = MECQ* . Tại Q*, lợi ích xã hội đạt được là lớn nhất, bằng diện tích hình OAE trên đồ thị. Và ngoại ứng tại mức sản lượng này gọi là ngoại ứng tối ưu hay mức ô nhiễm tối ưu. Với mọi mức sản lượng lớn hơn hay nhỏ hơn Q* đều là không

hiệu quả và gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Xã hội luôn phải chấp nhận một mức ô nhiễm bằng mức ô nhiễm tối ưu để hài hoà giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vàbảo vệ môi trường.

3, Rõ ràng đối với ngoại ứng tiêu cực, các cá nhân luôn có xu hướng sản xuất ở mức sản lượng lớn hơn mức sản lượng tối ưu của xã hội, làm xuất hiện ngoại ứng và gây ra ô nhiễm môi trường. Xã hội muốn tối đa hoá lợi ích phải sử dụng các biện pháp buộc các cá nhân phải cắt giảm sản lượng xuống đến mức sản lượng tối ưu của xã hội. Bằng cách nào đó, các cá nhân phải nội hoá toàn bộ chi phí bên ngoài và mục tiêu lợi nhuận là động cơ cuối cùng khiến họ thay đổi hành vi.

Nói tóm lại, xã hội mong muốn và bằng biện pháp điều chỉnh mức sản lượng được sản xuất tại Q*, đồng thời tạo ra ô nhiễm tối ưu tại W*.

1.3.2 Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế

* Nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" (nguyên tắc PPP)

Công cụ chính của cơ chế giá cả thị trường là báo hiệu cho những người tiêu thụ về chi phí của việc sản xuất một sản phẩm và báo hiệu cho những người sản xuất về sự đánh giá tương ứng của người tiêu thụ.

Bên cạnh việc sử dụng phương pháp điều tiết trực tiếp "chỉ huy và kiểm soát" (phương pháp sử dụng các công cụ pháp lý, phương pháp CAC: Command anh Control), để quản lý môi trường có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường cần sử dụng phương pháp khuyến khích kinh tế dựa vào thị trường.

Các nhà kinh tế lập luận rằng, phương pháp dựa vào thị trường là có hiệu quả hơn phương pháp Chỉ huy và Kiểm soát với hai lý do cơ bản:

1, Phương pháp Chỉ huy và Kiểm soát đòi hỏi người điều tiết thu thập những thông tin mà người gây ô nhiễm đã có

2, Những người gây ô nhiễm thay đổi cách ứng xử tương ứng với phương tiện mà họ sẽ dùng để chống ô nhiễm. Nói cách khác, Chi phí kiểm soát của họ khác nhau. Đặc điểm chủ yếu của phương pháp CAC là kiểm soát không tập trung ở những nơi mà người ta thấy chi phí chống ô nhiễm là rẻ nhất.

Tuy nhiên các hệ thống kiểm soát ô nhiễm hiện nay đang hoạt động tại các nước công nghiệp hoá đã bị thống trị bởi cách kiểm soát trực tiếp bằng luật lệ.

Sử dụng các công cụ kinh tế giúp người gây ô nhiễm lựa chọn cách làm thế nào để điều chỉnh cho phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Những người gây ô nhiễm với chi phí chống ô nhiễm cao sẽ lựa chọn cách trả lệ phí.

Những người gây ô nhiễm với chi phí chống ô nhiễm thấp sẽ thích sử dụng thiết bị chống ô nhiễm

Nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" được tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) soạn thảo và chấp nhận năm 1972 xuất phát từ thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng và ngày càng gia tăng ở các nền kinh tế công nghiệp.

Nguyên lý căn bản của nguyên tắc này là: giá cả một hàng hoá hay dịch vụ phải phản ánh đầy đủ chi phí để sản xuất ra nó, bao gồm chi phí của tất cả các tài nguyên được sử dụng. Tình trạng thiếu giá cả đúng mức cho tài nguyên môi trường, và đặc tính ai cũng được sử dụng đối với nhiều tài nguyên môi trường có nghĩa rằng đang có một nguy cơ nghiêm trọng về việc khai thác quá mức và tất sẽ dẫn đến việc huỷ hoại hoàn toàn nguồn tài nguyên đó.

Trên quy mô quốc tế, nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" đã trở thành một nguyên tắc của việc không trợ cấp cho những người gây ô nhiễm. Sự trợ cấp tài chính đối với một khu vực ô nhiễm chỉ có thể thực hiện trong một thời gian cố định với một chương trình được hoạch định rõ ràng và phải tránh sự biến dạng trong mậu dịch quốc tế.

Nguyên tắc này đòi hỏi những người gây ô nhiễm trả tiền cho việc kiểm soát làm giảm lượng chất thải xuống một mức chấp nhận được, chứ không phải cho sự tổn hại môi trường gây ra bởi lượng chất thải chấp nhận được đó. Vì vậy, nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" cho phép những người gây ô nhiễm quyền xả thải một lượng chất thải ở mức chấp nhận được mà không phải trả lệ phí.

1.3.2.1 Thuế môi trường và thuế ô nhiễm tối ưu

Thuế môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá cả sản phẩm theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền". Thuế môi trường nhằm hai mục đích chủ yếu: khuyến khích người gây ô nhiễm giảm mức xả thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thuế ô nhiễm là thuế đánh vào các xí nghiệp đang phát thải chất ô nhiễm và thuế này được xác định dựa vào tác hại mà ô nhiễm của xí nghiệp đó gây ra cho môi trường. Ý tưởng về thuế ô nhiễm tối ưu đầu tiên do Pigou, một nhà kinh tế người Anh đưa ra vào năm 1920. Ông đã đề nghị rằng những người gây ô nhiễm phải trả một khoản thuế căn cứ vào tác hại ước tính do việc phát thải ô nhiễm gây ra. Thuế ô nhiễm tối ưu khuyến khích người gây ô nhiễm cắt giảm sản lượng xuống đến mức sản lượng tối ưu của xã hội, tại Q* và tạo ra ô nhiễm tối ưu tại W*. Mức thuế ô nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí bên ngoài (chi phí ngoại ứng) do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức hoạt động tối ưu Q*, hay t* = MECQ* . Trong trường hợp các cá nhân gây ra ngoại ứng và không phải mất chi phí gì thì mức sản xuất đạt lợi nhuận tối đa được xác định tại mức sản lượng Qp, khi đó MNPB = 0. Tại mức sản lượng này, chi phí ngoại ứng là quá lớn và xã hội phải gánh chịu để khắc phục các vấn

đề môi trường do ngoại ứng. Thuế ô nhiễm sẽ khiến nhà sản xuất phải cắt giảm sản lượng xuống đến mức sản lượng tối ưu của xã hội như trong đồ thị hình 1.4

Thật vậy, với mọi mức sản lượng lớn hơn Q*, mức thuế mà các cá nhân phải nộp sẽ lớn hơn lợi nhuận do đơn vị sản phẩm đó đem lại và việc cắt giảm sản lượng sẽ là khôn ngoan. Ngược lại, với mọi mức sản xuất nhỏ hơn Q*, thì lợi nhuận do tăng thêm một đơn vị sản phẩm vẫn lớn hơn khoản thuế phải nộp cho

Mức thuế Lợi nhuận, chi phí

MEC

t*

MNPB Sản

Q*

MNPB - t*

0 Qp

Hình 1.4 Thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou)

đơn vị sản phẩm đó và các nhà sản xuất sẽ quyết địnhtăng sản lượng để tăng lợi nhuận.

Rõ ràng, các cá nhân sẽ sản xuất tại Q* khi chấp nhận một mức thuế t*/ đơn vị sản phẩm và điểm hiệu quả của xã hội đã được thiết lập.

Thuế Pigou lý tưởng có hiệu quả cao phải phán ánh chính xác chi phí ngoại ứng của ô nhiễm tại mức sản xuất tối ưu của xã hội (tại Q*). Tuy nhiên, việc xác định một mức thuế ô nhiễm chính xác thường rất khó khăn, do việc xác định chi phí thiệt hại do ô nhiễm rất phức tạp và rất tốn kém. Vì vậy, một số giải pháp thay thế thuế Pigou thường được chấp nhận, chẳng hạn như tiêu chuẩn (chuẩn mức thải), cô ta ô nhiễm hoặc trợ cấp giảm ô nhiễm …

Thuế ô nhiễm có nhiều ưu điểm so với phương pháp quy định truyền thống của Anh là xác định lượng ô nhiễm tiêu chuẩn (chuẩn thải) đi kèm với phạt tài chính nếu không thực hiện chuẩn mức thải. Trong trường hợp mức phạt quá thấp, người sản xuất sẵn sàng chịu phạt để sản xuất ở mức cao hơn mức tối ưu, miễn là lợi nhuận thu được trên một đơn vị sản phẩm khi đó vẫn cao hơn mức phạt.

Ngoài ra, thuế ô nhiễm còn có một số ưu điểm khác so với chuẩn mức thải đang được áp dụng hiện nay ở Anh. Trước hết, vì thuế ô nhiễm được quản lý thông qua khung thuế hiện nay nên ít có rủi ro về thất thu hơn so với các chuẩn mức thải cố định được giám sát thông qua các cuộc kiểm tra bất thường tại khu vực sản xuất. Hai là, khi một chuẩn mức thải được thiết lập thì các cá nhân không có động cơ giảm mức thải xuống dưới mức này. Điều này không đúng với thuế ô nhiễm, vì nó luôn luôn thúc đẩy người sản xuất giảm nhiều hơn nữa mức thải, vì giảm số lượng phát thải có nghĩa là giảm lượng thuế mà họ phải trả. Ba là, thuế tạo cho xí nghiệp một động lực khuyến khích sử dụng quỹ cho việc

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý môi trường ở tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện (Trang 32 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)